K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2017

chịu cjHoàng Thị Ánh

7 tháng 5 2017

PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM
TRƯỜNG THCS TRẦN KHÁNH DƯ

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2014 -2015
Môn: Địa lí lớp 7
(Thời gian làm bài: 45 phút)

ĐỀ BÀI

Câu 1 : (3,0 điểm)

Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ?

Câu 2: (3,5 điểm)

Tại sao ở châu Đại Dương: các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa nhưng đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn?

Câu 3: (3,5 điểm)

Dựa vào 2 biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa sau: So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa giữa khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7

Câu 1 : (3,0 điểm)

  • Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. (0,75đ)
  • Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. (0,75đ)
  • Các ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. (0,75đ)
  • Hoa Kì là nước có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn: sản xuât máy móc tự động, điện tử, hàng không, vũ trụ…được chú trọng phát triển. (0,75đ)

Câu 2: (3,5 điểm)

  • Ở các đảo và quần đảo: khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vì:
    • Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. (0,5đ)
    • Nằm ở vị trí xích đạo và nhiệt đới ẩm. (0,5đ)
    • Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóng Bắc và Nam xích đạo. (0,5đ)
  • Ở phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn vì:
    • Có nhiều hoang mạc, sa mạc. (0,5đ)
    • Nằm trong vùng áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa. (0,5đ)
    • Núi cao ở phía đông chắn gió từ biển thổi vào. (0,5đ)
    • Phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-lia. (0,5đ)

Câu 3: (3,5 điểm)

Ôn đới lục địa

Ôn đới hải dương

Nhận xét

Nhiệt độ

- Tháng nóng nhất 200 C

- Tháng lạnh nhất - 120 C

- Tháng nóng nhất 180 C

- Tháng lạnh nhất 80 C

Khí hậu ôn đới đại dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa

Lượng mưa

- Tổng lượng mưa 443 mm.

- Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10)

- Mùa mưa ít (tháng 11-tháng 4 năm sau).

-Tổng lượng mưa 820 mm.

- Mùa mưa (tháng 10 - tháng 1)

- Mùa mưa ít (tháng 2-tháng 9).

Khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa

Mỗi ý đúng đạt 0,25đ. Riêng nhận xét đạt 0,5đ.

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời như đáp án hoặc có ý như đáp án nhưng không cần phải giống nguyên văn cũng đạt điểm tối đa. Nếu học sinh trả lời chưa đủ ý tuỳ vào mức độ đạt GV cho điểm phù hợp.

Chị em thi trúng đề này nên chị cứ thử làm nhé!

Đề mạng đấy!

8 tháng 4 2018
Nội dung Trạm A Trạm B Trạm C
1.Nhiệt độ
Nhiệt độ tb tháng 1 -6oC 8oC 16oC
Nhiệt độ tb tháng 7 18oC 20oC 15oC

Nhận xét chung về chế độ

nhiệt

nhiệt độ thay đổi thất thường, biên độ nhiệt lớn khoảng 24oC nhiệt độ tb, biên độ nhiệt tb, khoảng 12oC nhiệt độ tb, biên độ nhiệt nhỏ, khoảng 9oC
2.Lượng mưa
Các tháng mưa nhiều 6,7,8 9,10,11,12 10,11,12,1
Các tháng mưa ít 1,2,11,12 2,6,7,8 6,7
Nhận xét chung về chế độ mưa mưa quanh năm mưa nhiều, mưa theo mùa mưa quanh năm,mưa nhiều
3.Kiểu khí hậu ôn đới lục địa ôn đới địa trung hải ôn đới hải dương

3 tháng 5 2017

Câu 1:a) Môi trường ôn đới hải dương.

– Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Pháp, Ai–len,

– Khí hậu: Ấm và ẩm hơn các nước cùng vĩ độ: Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1.000mm/năm).

– Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

– Thực vật: Rừng lá rộng (sồi, dẻ,) rất phát triển. b) Môi trường ôn đới lục địa.

– Phân bố: khu vực các nước Đông Âu.

– Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi. Mưa vào mùa hạ.

– Sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân và mùa hạ, đóng băng vào mùa đông.

– Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

c) Môi trường Địa Trung Hải.

– Phân bố: Các nước Nam Âu và ven Địa Trung Hải

. – Khí hậu: Mùa thu – đông không lạnh và có mưa, mùa hạ nóng và khô.

– Sông ngòi ngắn và dốc, nhiều nước vào thu – đông, mùa hạ ít nước.

– Thực vật thích nghi khí hậu khô hạn, chủ yến là rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm.

d) Môi trường núi cao.

– Phân bố: Miền núi trẻ phía Nam, điển hình là dãy An – pơ.

– Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây.

– Thực vật cũng thay đổi theo độ cao.

3 tháng 5 2017

Cảm ơn bạn nha !

Mong bạn giúp mk những câu còn lạihahayeuthanghoa

4 tháng 3 2017

Phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon vì:
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Vó nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Việc khai thác rừng Amazon đem lại nhiều lợi ích chung cũng làm cho môi trường rừng Amazon bị hủy hoại nhiều, ảnh hường tới khí hậu khu vực và toàn cầu.

4 tháng 3 2017

- A-ma-dôn là khu vực giàu có về tài nguyên, lá phổi của cả thế giói, là vùng dự trữ sinh học quý giá.

- Việc khai thác rừng A-ma-dôn quá mức, thiếu quy hoạch, khoa học sẽ làm cho tài nguyên của vùng cạn kiệt, môi trường bị huỷ hoại, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khí hậu của vùng và toàn cầu

3 tháng 5 2017

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo nhiều kinh tuyến: hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, đồng bằng ở giữa và miền sơn nguyên, núi già ở phía đông

3 tháng 5 2017
Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:
+ Phía tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).
+ Phía đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.
3 tháng 4 2017

THỰC HÀNH:

VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô-XTRÂY - LI -A

1. Đặc điểm địa hình:

- Địa hình có thể chia thành 5 khu vực.

+ Một đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây.

+ Cao nguyên Tây Ô - Xtrây - li - a : Khá bằng phẳng với độ cao khoảng 700 - 800m.

+ Đồng bằng trung tâm: nhiều sông, hồ cao trung bình khoảng 200m.

+ Núi cao phía Đông: độ cao trung bình khoảng 1000m.

+ Một đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Đông.

- Đỉnh núi cao nhất: Rao - đơ Mao cao khoảng 1500m.

2. Đặc điểm khí hậu:

Các khu vực

Đặc điểm khí hậu Giải thích
Miền Đông - Lượng mưa lớn 1500mm/năm.

-> Ảnh hưởng dòng biển nóng.

- Gió Tín Phong thổi thường xuyên.

Miền Trung

- Lượng mưa 274mm/ năm

- Sự chênh lệch nhiệt độ các mùa trong năm rõ rệt.

- Nằm sâu trong nội địa, xa biển, ảnh hưởng chí truyến Nam.

- Địa hình thấp, núi cao xung quanh.

Miền Tây

- Lượng mưa 883mm/ năm.

- Nhiệt độ thấp hơn Miền Đông.

-> Ảnh hưởng dòng biển lạnh, gió Tây Ôn Đới.

- Khí hậu khô hạn.



Nhận xét:

- Lượng mưa phía Đông cao hơn phía Tây.

- Nhiệt độ phía Đông cao hơn phía Tây.

* Sự phân bố hoang mạc:

- Hoang mạc phân bố ở phía Tây lúc địa nơi có lượng mưa giảm dần từ biển vào.

- Sự phân bố hoang mạc phụ thuộc vào vị trí, địa hình và ảnh hưởng thường xuyên của dòng biển lạnh và hướng gió thổi thường xuyên.

P/s: Tiếc gì 1 lời cảm ơn ~~

12 tháng 4 2017

cám ơn bạn nhayeuyeuyeu

  • Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia.
  • Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
  • Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.
  • Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
  • Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
8 tháng 2 2017

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 40 : Thực hành tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp | Học trực tuyến

10 tháng 2 2017

1. Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì - Tên các đô thị lớn: + Đô thị trên 10 triệu dân: Niu I-oóc + Đô thị từ 5 - 10 triệu dân: Oa-sin-tơn, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Bô-xtơn + Đô thị từ 3 - 5 triệu dân: Ban-ti-mo, Phi-la-đen-phia, Cli-vơ-len, Xin-xi-na-ti. - Tên các ngành công nghiệp chính ở đây: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, ô tô, đóng tàu, dệt. - Các ngành công nghiệp truyền thông vùng Đông Bắc có thời kì bị sa sút, do: + Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 - 1973, 1980 - 1982). + Thị trường bị thu hẹp do sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới. + Giá cả nguyên, nhiên liệu, lao động tăng cao khiến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh 2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới - Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì: từ khu Đông Bắc xuống vành đai công nghiệp mới ở phía tây và phía nam của Hoa Kì. - Nguyên nhân của sự di chuyển vốn, lao động: vành đai công nghiệp mới phía nam và tây nam có nhiều lợi thế phát triển (lao động, nguyên liệu, thị trường và công nghệ kĩ thuật mới), đồng thời trong giai đoạn hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. - Vị trí của vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" có thuận lợi: + Phía nam kề với vùng nguyên, nhiên liệu và thị trường của các nước Trung và Nam Mĩ. + Phía tây thuận lợi cho việc mở rộng xuất, nhập khẩu với thị trường các nước Châu Á - Thái Bình Dương.