Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Vì giun đất có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa màu sắt nên máu có màu đỏ.
vì có nhiều mạch dày, đặc trên da có tác dụng như lá phổi(và hô hấp bằng da)
Giun hô hấp qua da, mưa nhiều, nước ngập, giun không hô hấp được nên phải chui lên khỏi mặt đất để hô hấp.
Mỗi chúng ta ai sinh ra và lớn lên cũng được cắp sách đến trường. Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều ưu tiên và đưa việc học tập của con cái lên hàng đầu. Điều đó chứng tỏ việc học có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta. Từ ngàn xưa, ông cha ta cũng thường xuyên dạy dỗ con cháu rằng: "Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Từ thuở xa xưa, dù việc học không được phổ biến và đa dạng như bây giờ, nhưng ông cha ta bằng những kinh nghiệm thực tiễn của mình đã nhận thấy vai trò to lớn của việc học đối với đời sống con người. Vậy học là gì?
Loài người của chúng ta đã phát triển qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử. Theo thời gian, loài người đã phát minh, sáng chế và tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Để kế thừa và phát triển những thành quả mà người đi trước để lại, thế hệ sau phải tìm cách tiếp thu những tri thức ấy. Có thể thông qua sách vở ghi chép lại hoặc qua truyền miệng trong dân gian. Quá trình đó gọi là học. Vậy học là quá trình tiếp thu những tinh hoa, kiến thức dưới dạng chữ viết hoặc truyền miệng thông qua nhà trường và xã hội.
Vì sao học lại quan trọng?
Trước hết, ai cũng biết rằng "bất học bất tri lí", tức không học không biết lẽ phải. Thật vậy, khi ta đến trường, ta được thầy cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải. Càng về sau, qua quá trình học tập, ta được rèn luyện, mài giũa tư cách, tác phong để trở thành những người đứng đắn trong xã hội. Mặt khác, với những kiến thức mà ông cha ta để lại, nếu chúng ta biết học tập để kế thừa và phát huy thì sẽ mang lại những thành quả đáng giá cho con người. Kiến thức mà thế hệ đi trước để lại là có cơ sở, là nền tảng để thế hệ đi sau phát triển và sáng tạo ra cái mới. Ví như Edison không phát minh ra đèn điện thì làm sao ngày nay còn người có thể chế tạo ra hàng ngàn, hàng vạn thứ liên quan đến điện như quạt máy, tivi, điều hòa, tủ lạnh...
Xét ở khía cạnh cá nhân, việc học giúp mỗi chúng ta có được một tri thức cơ bản, vững vàng để có thể ứng xử ở đời, đồng thời có thể đảm trách được những công việc ngoài xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng, với cùng một công việc như nhau, người có học thức rộng, kiến thức vững bao giờ cũng có cách giải quyết vấn đề nhanh gọn và chính xác hơn. Chính vì vậy mà trong xã hội, những vị trí cao, những công việc quan trọng bao giờ cũng được giao cho những người có học thức cao, hiểu nhiều biết rộng. Và như thế, những người không học, hoặc học không vững sẽ bị loại trừ ra khỏi những công việc tốt. Họ chỉ có thể làm được những công việc thủ công, đơn giản, tốn nhiều sức lực mà hiệu suất thấp. Và dĩ nhiên, thành quả mà họ được hưởng cũng ít hơn.
Hơn thế nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão hiện nay, nếu chúng ta không nhanh chóng học hỏi, tiếp thu cái mới, chúng ta sẽ bị tụt hậu với xã hội, với thế giới. Do đó, điều quan trọng trước mắt là chúng ta phải học tập, nắm vững lí thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành để có thể ứng dụng vào thực tế xã hội một cách khoa học, hợp lí. Ngược lại, không chịu khó học tập, học không đến nơi đến chốn, kiến thức không vững vàng thì sau này lớn lên ta sẽ chẳng thể nào làm được việc gì có ích cho xã hội.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta nên có thái độ tích cực hơn trong học tập. Mỗi thành viên trong lớp chúng ta hãy ra sức cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện. Mọi sự thành bại sau này đều bắt nguồn từ ngày hôm nay. Muốn có một tòa lâu đài vững chắc, không thể không xây dựng một nền móng vững vàng. Việc học tập của chúng ta từ bây giờ cũng giống như ta xây dựng những viên gạch đầu tiên vững chắc. Việc ăn chơi, cờ bạc...sẽ làm cho tương lai của chúng ta ngày càng tối tăm, mù mịt: "Có học thì như lúa nếp, không học thì như rơm như cỏ".
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
Người ta thường viết & nói bằng kiểu văn bản nghị luận . Vì các vấn đề hay các câu hỏi đó đều đưa ra một khái niệm, một vấn đề lí luận ,..... để mọi người bàn bạc tranh luận
Chúc bx hk tt
Những vấn đề (câu hỏi) trên được nói bằng kiểu văn bản nghị luận giải thích. Vì đây vốn là những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc sống và tương lai mỗi con người. Chúng cần được bàn tán, giải thích cặn kẽ những nguyên nhân vì sao phải như thế này, như thế kia..., giải thích khi thiếu chúng thì cuộc sống của ta sẽ như thế nào. Vì vậy, các vấn đề này thuộc kiểu nghị luận giải thích
cần phải tìm hiểu đề
tìm ý
lập dàn ý
viết
rồi coi lại bài
theo ý kiến của mình :
+ Linh nhắc Nhi như vậy là căn cứ vào các bước để làm được bài bài văn hoàn chỉnh vì Nhi chưa thực hiện các bước đầu đã vội làm bài.
+ Nhi phải làm những bước trước để viết được một bài văn hoàn chỉnh :
- phải tìm hiểu đề và tìm ý
- lập dàn bàn
rồi sau đó mới đến bước làm bài .
- học là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.
- học để có hiểu biết , để có thể phát huy các truyền thống đẹp của dân tộc , để giúp cho đất nước ngày một tươi đẹp và có thể vượt ra ngoài Đông Nam Á.
- thời gian tiếp thu kiến thức nhanh nhất vẫn luôn là thời gian khi còn trẻ .
- phải học một cách tích cực , đúng nghĩa với từ học hành .