Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) |
Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn- Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22/09/2015
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Nghĩa của từ láy: – Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. – Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,… b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ) – Tác dụng: + Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống. + Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết. |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25 |
2 | Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan | 0,5 |
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu | 0,5 | |
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn
* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…. |
0,5
1 |
|
Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. | 0,5 | |
3
|
a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm. – Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng |
|
b. Yêu cầu cụ thể:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) a) MB: – Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em. b) TB: – Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) – Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) – Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai. c) KB: – Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. – Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) |
0.5
1.5
1.5
1
0.5 |
|
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. – Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. – Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. |
Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ .Chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.
Mùa hè ở Nha Trang
Bài làm:
Mùa hè năm ngoái, em cùng gia đình đi nghỉ mát tại Nha Trang.Vừa đến nơi, nhận khách sạn xong em cùng chị Nghi rủ nhau chạy ra biển. Biển trải dài mênh mông đẹp tuyệt. Nước biển xanh trong từng con sóng cuồn cuộn xô vào bờ tung bọt trắng xóa.Ngoài khơi, những chiếc tàu đánh cá đang di động trên mặt biển trông nó chỉ nhỏ như món đồ chơi của em. Em ngắm nhìn từng đoàn tàu, đàn hải âu bay lượn, cát trắng,từng cơn sóng xô vào bờ mà thích mắt. Sau đó,Hai chị em tha hồ lặn ngụp trong dòng nước mát.Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát. Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát dưới hành dừa vi vu gió thổi nhìn chúng em chơi đùa. Tắm biển xong, cả gia đình em trở về khách sạn.Những ngày nghỉ hè ở Nha Trang thật tuyệt. Em mong được đến Nha Trang lần nữa vào mùa hè sắp tới.
Từ in đậm+ Nghiêng là điệp ngữ
Cả đoạn trên đã có liệt kê nhá (1 loạt việc làm nha)
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
- Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghi ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng làng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vuơn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
Mở bài: Khi cô nàng mùa xuân yểu điệu, thướt tha trên cánh đồng mang huong vị Tết đến cho quê hương, cũng là lúc em được gặp lại 1 loài hoa thân yêu, mỗi năm chỉ nở 1 lần đúng vào dịp Tết. Em yêu biết bao cây đào phai bừng sắc xuân.
Thân bài: Lá của nó có màu xanh lá cây, nhỏ, thân dài, 2 bên mép lá có hình răng cưa. Những bông hoa nở rộ màu hồng nhạt như những nàng tiên mặc áo lụa đào thướt tha đem sắc xuân đến cho mọi nhà. Cánh hoa đào mỏng, mỗi khi rơi nó giống như những vị thần tiên trên trời đang rắc tinh túy của mùa xuân xuống trần gian vậy.
Nhụy hoa đào màu vàng, khi chạm vào ta có thể cảm nhận được 1 lớp phấn mỏng mịn ở phía trên. Cành của cây khẳng khiu, có màu nâu xám, có 1 lớp da sần sùi bao bọc lấy cây. Nhưng từ chính lớp da sần sùi ấy lại mọc ra những chồi non xanh biếc, rồi những nụ hoa đang chúm chím chiếc môi bé nhỏ xinh xinh.
Cây đào phai gợi ra không khí Tết, không khí sum họp của mỗi gia đình. Những cánh hoa đào rung rung trước gió khiến cho người đi xa luôn nhớ về quê hương, lòng người cảm thấy bình yên, vững tâm hơn khi 1 năm vất vả sắp trôi đi để chào đón 1 mùa xuân mới.
Nhất là chiều 28 Tết, dù có bận bịu đến mấy thì mẹ em cũng cố gắng thu xếp công việc để dọn dẹp nhà của và trông nhà. Còn ba bố con em dắt nhau đi chợ hoa để chọn cho nhà mình 1 cây đào chơi Tết. Bố em bảo: " 1 năm làm việc vất vả đã qua đi, dù có nghèo hay giàu thì ai cũng cố mà lo cho gia đình mình 1 cây đào tươm tươm." Em và bố chọn cho nhà mình 1 cây đào phai cho gia đình rồi 3 bố con em cùng nhau về nhà. Về đến nhà, mẹ em nói: " Ba bố con năm nay chọn thật khéo. Cây đào có những chồi non lộc biếc, 1 vài bông hoa mới nở và những nụ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh chắc là sẽ nở vào đúng mùng 1 Tết, trên cành cây thấp thoáng những quả nhỏ li ti". Sau khi bình phẩm về cây đào, cả nhà em cùng nhau bắt tay vào việc trang trí cho cây đào thêm lộng lẫy. Hai chị em em thổi bong bóng buộc lên cành cây, bố mua những dây lấp lánh quấn quanh cây, còn mẹ em thì lấy 1 ít bao lì xì khi sáng mới mua ngoài chợ về và bỏ vào ít " lộc " của gia đình làm ra trong 1 năm qua. Trang trí xong, cây đào như khoác lên mình 1 chiếc áo mới trông thật lộng lẫy làm sao.
Kết bài: Nhờ cây đào phai mà không khí Tết của gia đình em như được tăng thêm. Em yêu biết bao cây đào phai ấy, nó đã đêm đến cho gia đình em 1 mùa xuân tuyệt vời tràn đầy hạnh phúc và niềm yêu thương.
bài văn của bạn rất tuyệt nhưng bạn nên chú ý hơn khi làm bài dạng vậy nhé
Mình chỉ tìm được có 3 ý thui,câu bị động bn tự tìm ha,thông cảm nhá!
-Tại sao con người lại phải học tập?Bởi vì học tập giúp chúng ta tích lũy thêm kiến thức, mở manh tầm mắt, nhìn nhận rộng hơn về thế giới xung quanh.
-Ai trong chúng ta cũng biết rằng vì cơ sở vật chất kém, đơn vị phục vụ trong ngành giáo dục ít nên đa số bố mẹ của mn ở đây đều không được học 1 cách tử tế, đàng hoàng như bh nhg mặc dù có được cơ sở vật chất tốt hơn,trang thiết bị hiện đại,uy tín nhưng vẫn còn nhiều h/s bỏ lơ việc học và tập trung vào những thú vui khác(chơi điện tử,....)
-Vì tuổi h/s là giai đoạn thích hợp nhất để học tập, tích lũy kiến thức, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.
~Thanks bạn nhiều. như thế này cũng đc mk sẽ tự viết thành bài~
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng, nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thứ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay?
Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm tòi ra những kiến thức mới hoặc bổ sung thêm kiến thức mới vào tri thức của ta. Vậy tự học là như thế nào? Trước hết, ta phải hiểu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô trong những bài giảng hoặc từ trong sách vở. Vậy chúng ta biết tự học là tự suy nghĩ, nghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức như, tự mình mày mò tìm hiểu hoặc có sự hướng dẫn của thầy cô...Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học sinh vẫn là quan trọng nhất.
Chúng ta cần phải tự học mới có thể thấy hết ý nghĩa lớn lao của việc tự học. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức mà ta đã học những kiến thức vào cuộc sống một cách hữu ích hơn. Không những thế, việc tự học còn giúp cho con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỉ lại và không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học tuy là một công việc rất dễ, nhưng nó đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc độc lập mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng cho việc tự học là niềm vui, sự hạnh phúc khi ta có được thêm kiến thức. Chúng ta biết có rất nhiều người nhờ tự học mà tên tuổi họ được tạc vào lịch sử. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà rồng, nhờ tự học mà Bác biết nhiều tiếng ngoại ngữ và đã tìm đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc và tự do, độc lập. Macxim-gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học như những người khác nhưng với tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác như: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền...Nhờ tự học mà những tấm gương trên đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh gia đình và quê hương đất nước.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên bản thân mỗi người chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó, bản thân mỗi người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Nói tóm lại, càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học ta càng cố gắng và quyết tâm tự học hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để giúp bản thân hoàn thiện để biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ vậy mà Lê-nin đã đặt ra một phương châm "học, học nữa, học mãi".
Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
- Trong đời sống, khi ta bị nghi ngờ hay hoài nghi điều gì, ta đều có nhu cầu chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng điều ta nói hay viết ra là chính xác, ta phải nêu ra bằng chứng, chứng cứ. Thí dụ muốn chứng minh ta bị bệnh thì đưa ra giấy khám bệnh, muốn chứng minh ta học giỏi thì đưa học bạ hay bài kiểm tra được điểm cao...
=> Vậy văn nghị luận chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ, khẳng định một điều nào đó là sự thật, là chính xác, chân thực; bằng chứng càng nhiều thì sự thuyết phục càng lớn!
1. Các khái niệm
a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.
- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.
- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.
b, Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận
- Chứng minh.
- Giải thích.
- Bình luận.
- Nghị luận hỗn hợp.
c. Các khái niệm
* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.
Ví dụ - Ánh sáng cho phòng học.
- Nước sạch cho đô thị.
- Tình bạn của tuổi thơ.
- v.v...
* Luận điểm là gì?
- Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).
- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói, người viết nêu ra ở trong bài. (Ngữ văn 8, tr.75, tập 2).
- Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.
* Luận cứ là gì?
- Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).
* Luận chứng là gì?
- Sách “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các đã định nghĩa như sau:
+ Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận(Luận chứng đầy đủ và chính xác).
+ Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trên phán đoán đã biết là đúng. (Bản luận chứng).
* Lập luận như thế nào?
- Lập luận là cách trình bày lí lẽ.
- Lí lẽ phải sắc bén; lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn. Có lúc là lời gan ruột, tâm huyết.
2. Bản chất của văn nghị luận
Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.
Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp)
2.
Xã hội ngày càng phát triển, mối quan hệ giữa người với người cũng được mở rộng, kéo theo đó là hình thức giao tiếp qua lại với nhau cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh những lời hay ý đẹp thì vẫn còn tồn tại nhiều lời nói tục, chửi vậy. Đặc biệt ở thế hệ trẻ thì hiện tượng nói tục chửi bậy ngày càng diễn biến phức tạp.
Nói tục chửi bậy là một biểu hiện trong giao tiếp của mỗi con người. Sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa. Có thể đó chỉ là lời nói đối với họ là chuyện bình thường nhưng ở trong mối quan hệ giao tiếp thì nó không phù hợp.
Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay diễn ra rất nhiều, ở nhiều lứa tuổi, nhưng tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Bởi rằng ở lứa tuổi này, lời ăn tiếng nói chưa được rèn giũa, chưa có chừng mực, cách ứng xử chưa được khéo léo dẫn đến nói tục, chửi bậy nhau. Nhiều người xem nói tục chửi bậy chỉ là câu ‘chửi thề” rất bình thường. Những lời nói đó sẽ trở thành thói quen, câu cửa miệng mỗi khi cất tiếng nói. Một khi đã là thói quen thì sẽ rất khó bỏ, ăn sâu vào tiềm thức.
Người ta vẫn nói
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
hay
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
Đó đều là những câu nói khuyên nhủ chúng ta nên lịch sự trong giao tiếp để có thể tạo môi trường lành mạnh, trong sáng nhất.
Nói tục chửi bậy là một “hiện tượng” rất bình thường, diễn ra với mực độ dày đặc và thường xuyên ở một số tầng lớp người.
Khi giao tiếp với nhau, nhất là những bạn nam thanh niên, mức độ nói tục, chửi bậy rất nhiều. Các bạn có thể nói ở mọi lúc, mọi nơi, chửi ở bất cứ lúc nào có thể, và họ coi đó là những từ ngữ giao tiếp quá bình thường để thể hiện cái ‘tôi’ cá nhân. Không chỉ giới hạn ở nam thanh niên mà ở nữ giới cũng diễn ra rất nhiều. Bạn bè tụ tập nhau, trong buổi nói chuyện chỉ toàn chửi thề, văng tục, chửi bậy làm mất cảnh quan và gây ảnh hưởng đến mọi người.
Hơn hết nói tục chửi bậy thời hiện đại đã được chuyển biến sang những dạng từ ngữ khác, mà các bạn trẻ gọi đó là ngôn ngữ thời @. Chúng ta có thể kể đến như “vãi chưởng” “ nhìn bé đó ngon nhỉ”, “đừng có lăn tăn”, “bố tướng”….Mặc dù nó không vi phạm thuần phong mỹ tục nhưng nó lại khiến cho lời nói trở nên thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.
Rất nhiều bạn trẻ về nhà còn mang những từ ngữ đó giao tiếp với bố mẹ, với những người lớn tuổi. Họ sẽ nghĩ bạn như thế nào. Hậu quả ra sao là tự bạn gánh lấy.
Nói tục chửi bậy rất khó sửa nhưng không phải không thể. Chúng ta có thể tham gia vào rất nhiều chương trình, trò chuyện với nhiều người để rèn luyện cho mình lời ăn tiếng nói hằng ngày. Như thế thì bản thân mình mới có thể ứng xử có văn minh trong khi giao tiếp được.
Để là một người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày đó.
Hãy để hiện tượng nói tục chửi bậy thuyên giảm bằng cách ứng xử có văn hóa, lịch sự hơn trong những lần giao tiếp.
Đức Hiếu , Giang Chan biết làm k giúp Nguyễn Chi kìa