Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. NẾP SỐNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1. Đối với các thành viên trong gia đình
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước cộng đồng.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: “kính trên, nhường dưới”; “lá lành đùm lá rách”; “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”...
- Hòa thuận, thương yêu, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau.
- Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
- Không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại.
- Phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Đối với vợ chồng
- Bình đẳng, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chấp hành đúng quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
3. Đối với cha, mẹ
- Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con.
- Chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
4. Đối với con, cháu
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của ông, bà, cha, mẹ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ, người cao tuổi.
- Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm ông, bà, cha, mẹ.
II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ
1. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng
- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.
- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.
- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,
- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.
- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.
2. Trật tự đô thị
- Bán hàng trong nhà; sắp xếp phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy) theo phân định. Không bày, bán hàng, căng bạt, che ô, để biển quảng cáo, xe máy, xe đạp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và nơi công cộng.
- Tập kết vật liệu xây dựng, đổ phế thải xây dựng đúng nơi quy định.
- Thi công xây dựng công trình khi đã được cấp phép xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép; tự giác tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm
- Bảo vệ, giữ gìn tài sản công cộng, các công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử.
- Không lấn chiếm, xâm hại công trình hạ tầng đô thị (xây dựng bậc dắt xe từ lòng đường lên vỉa hè, xây dựng trên rãnh thoát nước thải…) và các công trình công cộng.
- Không lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích.
- Không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ tại các công viên, khuôn viên.
- Không treo, đặt, để các vật dụng, phơi quần áo, chăn màn…nơi công cộng, phía mặt tiền đường phố, gây mất mỹ quan đô thị.
- Không sơn, kẻ, bôi, vẽ, dán lên tường, cột điện, ghế ngồi, rải tờ rơi, tờ gấp rao vặt, treo quảng cáo tại các khuôn viên, công viên, điểm di tích văn hóa, đường phố, gốc cây, điểm chờ xe buýt, các công trình công cộng khác.
- Không hát rong, quảng cáo, rao bán hàng hóa bằng loa, đài lưu động trên đường phố, trong khu dân cư, nơi công cộng.
- Không mở thiết bị âm thanh gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
3. Trật tự an toàn giao thông
3.1. Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông, hướng dẫn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Chủ động, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
3.2. Đối với người tham gia giao thông
- Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường.
- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định về xử lý khi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Đi đúng làn đường, phần đường, tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
- Không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; không đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự an toàn giao thông;
3.3. Đối với người dân sinh sống ven đường giao thông
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trât tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
4. Trật tự vệ sinh môi trường
- Hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm và khu dân cư với mục tiêu “sạch đường, sạch nhà, sạch công sở”.
- Mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị có thùng đựng rác thải; thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và đóng phí vệ sinh đầy đủ.
- Tham gia trồng và bảo vệ cây trên đường phố và các nơi công cộng.
- Không xả chất độc hại, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; không khai thác cát, sỏi, đốt rừng trái phép.
- Không đổ rác thải, nước thải sinh hoạt ra đường, vỉa hè, ngõ, xóm.
- Không chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm trong khu dân cư; không thả rông động vật nuôi nơi công cộng.
III. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
1. Việc cưới
- Thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.
- Tổ chức tiệc cưới trong một ngày, số lượng khách mời theo quy định.
- Khuyến khích hình thức báo hỷ thay cho lời mời dự lễ cưới; tổ chức lễ cưới tại nhà hàng, khách sạn, nhà văn hóa…
- Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
- Không để xảy ta tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không hát, mở nhạc to làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh.
2. Việc tang
- Thực hiện thủ tục khai tử theo quy định.
- Sử dụng vòng hoa luân chuyển đối với đám tang có nhiều khách đến thăm viếng.
- Không sử dụng loa nén, chỉ sử dụng loa thùng với công suất vừa đủ trong khu vực tổ chức lễ tang.
- Không khóc thuê, khóc mướn, giới thiệu khách đến viếng dài dòng.
- Không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm.
- Không rắc tiền, vàng trên đường đưa tang.
- Không làm cơm mời khách đến thăm, viếng.
- Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
3. Lễ hội
- Tổ chức Lễ hội trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm đảm bảo tính giáo dục truyền thống.
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động Lễ hội.
- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ tại Lễ hội.
- Trang phục dự lễ hội phù hợp, gọn gàng, lịch sự; không chen lấn, xô đẩy, gây gổ, xô xát trong Lễ hội.
- Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức Lễ hội. Không tham gia hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc dưới mọi hình thức, lợi dụng giao lưu văn nghệ xin tiền tại Lễ hội.
IV. NẾP SỐNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật, kỷ cương hành chính cơ quan, đơn vị.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trang phục đúng quy định, gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường công tác. Cán bộ, công chức, viên chức ở những đơn vị có trang phục riêng thì thực hiện theo đúng quy định.
- Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Đối với đồng chí, đồng nghiệp: Tôn trọng, trung thực, rõ ràng, dân chủ, nhiệt tình, hợp tác, đóng góp ý kiến.
- Đối với nhân dân: Tôn trọng, lịch sự, hòa nhã, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo.
- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải đeo thẻ công chức; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm
- Quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, công dân.
- Vụ lợi trong hoạt động cưới hỏi, tang ma, mừng thọ, tân gia, thăng chức.
- Sử dụng tài sản, phương tiện công vì mục đích cá nhân.
- Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa ngày làm việc.
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, gây bè phái mất đoàn kết.
- Tham gia cờ bạc dưới mọi hình thức; chơi trò chơi điện tử, truy cập các website không lành mạnh và không phục vụ công việc trong giờ làm việc.
- Lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc.
V. NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của nhà trường và quy định chuyên môn.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết xây dựng nề nếp trong nhà trường.
- Tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc được giao.Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp với môi trường sư phạm.
- Chân thành, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp vì sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà trường.
- Ứng xử thân thiện, gần gũi, nhẹ nhàng, biết chia sẻ và đồng cảm, yêu thương học sinh.
- Tôn trọng, lắng nghe, và tiếp thu ý kiến đóng góp, hướng dẫn giải thích tận tình, chu đáo những thắc mắc, yêu cầu chính đáng của người dân, phụ huynh và học sinh.
- Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét học sinh; động viên, khuyến khích, trân trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Không né tránh và đùn đẩy công việc, trách nhiệm công việc của mình cho người khác.
- Không gây bè phái, làm mất đoàn kết trong nhà trường
- Không có hành vi trù dập, quát nạt, chê bai, miệt thị, xúc phạm thân thể và tinh thần học sinh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong trong trường học và nơi không được phép.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
2. Đối với học sinh
- Nghiêm túc chấp hành tốt quy định Pháp luật, nội quy trường, lớp và nơi công cộng.
- Tích cực rèn luyện, học tập, hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào; xây dựng nhà trường, bảo vệ cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Quan tâm, giúp đỡ người khác, đặc biệt người già, phụ nữ, trẻ em, người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở nhà trường.
- Lễ phép, kính trọng và vâng lời thầy, cô giáo, người lớn tuổi.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn.
- Tôn trọng, hòa nhã, thân thiện trong giao tiếp với bạn bè
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai trái, không đúng.
- Không được vô lễ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bạn.
- Không nói dối, nói tục, chửi thề; không ghen tị, đố kị, gây hiềm khích, tự cao, tự đại.
- Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Không đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; không tham gia cờ bạc, trộm cắp, tệ nạn xã hội; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại.
- Không mua bán, sử dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, hung khí, chất gây nổ...
- Không chơi trò chơi điện tử quá giờ quy định ảnh hưởng đến việc học tập.
VI. NẾP SỐNG VĂN MINH THƯƠNG MẠI
1. Đối với người kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, đo lường, tem nhãn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ do mình cung cấp.
- Công khai niêm yết giá các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh và bán theo đúng giá niêm yết.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các thông tin về thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
- Không sản xuất, kinh doanh, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Không quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm gây nhầm lẫn, làm thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Không chèo kéo, đeo bám, ép giá khách hàng.
- Không rả rác bừa bãi khu vực bán hàng và môi trường xung quanh.
2. Đối với người tiêu dùng
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp văn minh trong việc mua, bán, lựa chọn hàng hóa, sản phẩm.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Nói không đối với những sản phẩm kém chất lượng, những nhà cung cấp không có uy tín.
- Báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp , không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
1. Nhu cầu nghị luận
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
II. Luyện tập
Câu 1:
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
+ Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
+ Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
+ Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Câu 4:
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
a) Mở bài
- Dẫn dắt, nêu vấn đề: vai trò của tình bạn.
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là tình bạn?
- Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta.
- Tình bạn là tình cảm khăng khít giữa hai con người và nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống
* Bàn luận
- Biểu hiện của tình bạn đẹp:
+ Bạn cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng
+ Bạn cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tối tăm
+ Luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc.
+ Động viên, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập lẫn cuộc sống.
+ Thẳng thắn góp ý, khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ.
+ Đối xử với nhau chân thành, tin tưởng, không màng vật chất
+ Không lừa dối, lợi dụng tình cảm, địa vị của nhau.
(Đưa ra dẫn chứng minh họa: Tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kì, Bác Hồ và bác Tôn,...)
- Ý nghĩa của tình bạn :
+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.
+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống
+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.
- Phản đề:
+ Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững.
+ Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.
- Để duy trì được tình bạn tốt đẹp lâu dài:
+ Cần biết chọn bạn để chơi
+ Học cách yêu thương, quan tâm, bao dung những lỗi lầm, sai sót của nhau
+ Sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau.
+ Luôn cho đi và không bao giờ ích kỉ trong tình bạn
c) Kết bài
- Khẳng định lại vị trí quan trọng của tình bạn.
- Rút ra bài học cho bản thân.
phạm duy tốn lấy nhan đề là sống chết mặc bay do:
-gây nên sự hấp dẫn,chú ý cho người đọc,buộc người đọc theo dõi câu chuyện từ đầu đến hết
-phù hợp với hoàn cảnh,nội dung câu chuyện
-nhằm bóc trần thái độ vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu
Phạm Duy Tốn lấy câu Sống chết mặc bây làm nhan đề cho bài văn ngắn của mình vì ông muốn thể hiện một xã hội phong kiến đương thời:trong người dân đang lam lũ kiệt sức để chống lũ bão tránh cho đê vỡ thì vua quan lại đi hộ bài trong khi đang làm nhiệm vụ , mặc dân sống chết với đê.Khi có người chạy vào báo tin đê vỡ thì quan quát mắng cho người đuổi cổ ra ngoài còn đòi cách cổ chúng mày đòi bỏ tù chúng mày.Lòng lang dạ thú của quan được thể hiện qua các từ ngữ trong bài
I. Mở bài Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II. Thân bài
1. Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2. Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
=> Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3.Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Kết bài
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
.Học tốt.
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy ! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rát lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
Học tốt
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Còn bao ngày, mùa gặt sắp qua
Lũ ác quá tràn về cướp hết…
Em lội nước, ngâm mình trong giá rét
Vớt lúa non chìm dưới đáy sâu
Đôi môi run, lòng thắt quặn đau
Thương cây lúa nặng tình, nặng nghĩa…