K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Ca dao dân ca về lao động sản xuất là nơi gửi gắm tâm tư tình cảm của người dân lao động trong lúc lao động mệt nhọc. Trong những câu ca dao khuyên nhủ con người biết nhớ đến công lao người lao động tôi thích nhất câu ca dao:

       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

    Quả thật, câu ca dao là bài học quý giá về lòng biết ơn của con người mà cha mẹ, ông bà vẫn luôn dạy bảo chúng ta. Vậy cần hiểu nghĩa câu ca dao là gì? Hạt cơm là thứ được làm chín bằng cách nấu từ hạt gạo của cây lúa. Hạt gạo, hạt cơm còn được ví như hạt vàng, hạt ngọc của con người. . Khi bưng bát cơm lên ăn, người ăn cần nhớ đến sự khó khăn, vất vả, cực nhọc của người nông dân mà trân trọng, nâng niu từng hạt cơm cũng như trân trọng sức lao động của con người khi làm ra hạt cơm đấy. Câu ca dao vừa ca ngợi đức tính cần cù của người dân Việt Nam vừa khẳng định, đề cao giá trị của bông lúa hạt gạo.

    Vậy tại sao cần trân trọng, nâng niu hạt cơm và sức lao động con người? Tại sao cần biết ơn họ? Hạt gạo nuôi sống tất cả chúng ta. Và ai là người có công làm ra hạt gạo ấy? Không ai khác đó là người nông dân lao động cần cù, một nắng hai sương, chịu thương chịu khó. Để làm thành một bát cơm người nông dân mất bao công sức. Đầu tiên là cày bừa, làm đất, đắp bờ, cắt cỏ, tưới nước. Sau đó người noonh dân lại mất công gieo mạ, cấy, chăm bón cho cây lúa để nó trưởng thành và thu hoạch. Thu hoạch về lại mất thêm công phơi, giã, xay, giần, sàng… để cho ra hạt gạo. Từ hạt gạo đó mới có thể nấu thành cơm. Nếu thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt người nông dân mới có thể an lòng. Gặp năm trời hạn hán hay mưa lụt là mất mùa, việc làm ra hạt gạo lại khó khăn gấp bội phần. Vì vậy việc biết ơn những người làm ra hạt gạo là cần thiết, trân trọng từng hạt cơm là điều đáng quý.

    Tuy nhiên, hiện nay có một số người còn có cách ăn uống lãng phí… Nấu cơm thừa nhiều thì đổ đi, ăn cơm bỏ bữa… Có người ăn cơm quán vì sĩ diện mà lúc nào cũng bớt lại một phần mà không ăn, cũng không bọc gói mang về. Đó là biểu hiện của việc không biết trân trọng lao động, không biết trân quý hạt cơm. Bản thân tôi cũng từng bỏ bữa hoặc đổ cơm thừa vào thúng rác. Tôi nhận ra đó là lãng phí, là vô ơn với những người lao động. Từ nay tôi sẽ khác, nếu có cơm thừa tôi dành phần đó cho con gà, con lợn trong nhà cũng là ý tưởng hay chứ sao. Có như vậy mỗi bông lúa, hạt gạo, hạt cơm được làm ra mới thực sự ý nghĩa.

    Bên cạnh đó cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác cũng đề cao giá trị của lòng biết ơn như” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

    Tóm lại, qua câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” mỗi chúng ta lại thêm thấm thía về ý nghĩa của lao động và sự sống. bài học về biết ơn lại càng được khắc sâu trong lòng mỗi người.

21 tháng 5 2019

Trong những câu dân gian nói về lao động, em thích nhất câu ca dao:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ chứa chan tình nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vẫn hàng nhắc nhở chúng ta.

Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta được gọi là hạt ngọc, hạt vàng. Bát cơm dẻo thơm ta ăn hằng ngày, các loại bánh như bánh cốm, bánh chưng, bánh giầy, bánh phở... những món ăn ngon đều được chế biến từ hạt gạo. Cốm Vòng dẻo thơm bọc trong lá sen xanh, ai đã được một lần thưởng thức cái thức dâng của Trời, cái ngọt ngon của đồng quê nội cỏ nước Nam.

Ai đã làm ra hạt gạo để mọi người được bưng những bát cơm đầy dẻo thơm, được no ấm? Chính là người dân cày Việt Nam đã một nắng hai sương, quanh năm vất vả cày bừa, cấy hái, làm cỏ, tát nước, bón phân, bắt sâu mới làm nên những mùa vàng. Trời mưa gió, lúc bão táp mưa sa, lúc nắng hạn, đồng khô nứt nẻ, làm ra bát cơm ngon lành, dẻo thơm, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi vật lộn với lo âu vất vả, nếm trải "đắng cay muôn phần".

Câu ca dao đã ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó và tinh thần sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Họ là động lực, là nguồn sống của xã hội. Nhờ họ mà mọi người, mọi nhà được no ấm. Nhờ họ, mà đất nước ta có nhiều triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhờ họ mà quê hương ta ngày một giàu có, thịnh vượng.

Câu ca dao còn ca ngợi và khẳng định giá trị của bông lúa, hạt gạo. Nó nhắc nhở mọi người khắc sâu trong trái tim mình lòng biết ơn người dân cày Việt Nam.

Từ câu ca dao, em nghĩ về đất nước, tự hào về nền văn minh sông Hồng, nền văn minh trồng lúa nước. Em nghĩ về nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển, hiện đại hóa. Điện và máy móc (máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước,...) đã đến với đồng quê. Mỗi năm đất nước ta sẽ sản xuất được 50 triệu, 100 triệu tấn lúa... là mơ ước của cả dân tộc.

Học câu ca dao: "Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần", bài học "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" càng trở nên sâu sắc, thấm thía.



 

27 tháng 10 2021

Thông điệp: Phải biết quý trọng thành quả mà mình được hưởng vì để có được thành quả đó, mọi người phải vất vả và chịu nhiều khó khăn. 

15 tháng 11 2021

1. Bán anh em ....xa..., mua láng giềng gần.

2. Ăn .....cháo....., đá bát.

3. Có công mài sắt, có ..ngày............ nên kim.

4. Ai ơi bưng bát ...cơm....... đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay.......muôn...... phần.

5. Anh đi anh nhớ ......quê........ nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

6. Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

7. Công cha ....như....... núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ....kính...... cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

8. Dạy con từ ..thuở...... còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

9. Anh em như thể ......tay... chân.

10. Ăn ngay nói thật, ......mọi...... tật mọi lành.

11. Dĩ hòa ....vi..... quí.

15 tháng 11 2021

ai trả lời hết đc mà ko coi mạng tui cho giải thưởng là tick nhé!Đừng coi mạngvì bạn lớn rồi,trung thực lên

24 tháng 4 2020

Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

10 tháng 11 2017

Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ . "Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.  Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm  nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.  Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao? Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”. Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm  thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ. Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp.  Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

 

10 tháng 11 2017

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều luôn luôn cố gắng để trau dồi vốn tri thức cho bản thân, giống như Lê Nin đã từng nói: học học nữa học mãi, học tập là quá trình luôn luôn diễn ra, nó không bao giờ ngừng nghỉ, và quá trình học tập cũng diễn ra vô cùng phức tạp, đúng giống như có câu nói: học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Học tập là một quá trình gian nan và vất vả đó được xem như một chùm rễ đắng cay, nó được rèn rũa trong những tháng ngày, nhưng rồi hoa quả của nó lại vô cùng ngọt ngào, quả ngọt biểu tượng cho một điều gì đó dễ dàng và nó sâu lắng hơn trong mỗi con người, chúng ta đều thấy được điều đó trong những cảm nhận và biết được một điều sâu sắc nhất. Học tập luôn luôn là một quá trình nó là một quá trình lâu dài và liên tục, như chúng ta đều thấy, mỗi người đều phải học tập từ những cấp nhỏ nhất đến cấp lớn, nó cung cấp cho chúng ta những gốc rễ và nền tảng, khi bắt đầu chập chững đến lớp, chúng ta mới bắt quen với những con chữ, học cách đánh vần, học cách tính toán, cộng trừ nhân chia, đấy là một quá trình, làm quen với con chứ.

Không chỉ dừng lại ở đó nó còn đưa chúng ta đến nhiều điều khác hơn, chúng ta có thể học hỏi được những kiến thức to lớn từ sách vở, những điều đó không chỉ giúp chúng ta phát triển thêm vốn tri thức cho chính bản thân mình, mà còn giúp chúng ta kiên trì hơn trong con đường đi tìm tri thức. câu nói đó đã thể hiện đúng đắn được quá trình mà con người luôn luôn phải trải qua, học tập là quá trình gian nan, không hề dễ dàng, nhưng kết quả khi chúng ta nhận được thì nó sẽ là vô cùng mạnh mẽ và to lớn.

Câu nói trên không chỉ nhắc nhở chúng ta nên kiên trì và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm đó mới chính là những điều hữu ích mà giúp chúng ta rất nhiều cho cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có thể tiếp thu và học hỏi nó, qua kinh nghiệm và những bài học trong cuộc đời, nó được tích lũy ra để dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta, một sự thật rằng chúng ta phải trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống để từ đó làm nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống và tạo dựng được rất nhiều bài học từ cuộc đời này.

Học vấn đó còn là sự hiểu biết, những tri thức mà cuộc sống này ban tặng cho con người, nhưng để học được những điều đó con người cần phải luôn luôn rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, đó là điều tốt nhất, giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời này, giá trị của nó không chỉ để chúng ta vươn lên để trở thành một người thành công, mà còn để chúng ta mở rộng thêm nguồn hiểu biết cho chính cuộc sống của mình.

4 tháng 11 2018

Viết mở bài:

Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -1945, với các tác phẩm chủ yếu nói về người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội cũ. Các sáng tác của ông phản ánh chân thực, sâu sắc tình cảnh của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao xây dựng nhiều hình tượng độc đáo mang giá trị nhân đạo sâu sắc của ông, Trong đó lão Hạc là một trong những nhân vật có sức sống bền chặt trong lòng độc giả. Một ông lão nhà nông hiền lành, vị tha lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của nghèo đói đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân.

11 tháng 4 2020

* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

  + Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

  + Thời gian: hoàng hôn

=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn

=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.

-  Biện pháp tu từ nhân hóa:

  + Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”  gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.

  + Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».

- “Lại”:

  + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

  + Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.

-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

  + Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

  + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.

11 tháng 4 2020

Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.

- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.

+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.

+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.

b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.

- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.

- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.