K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2017

Đề 2:

Từ xưa đến nay, những tác phẩm văn học có giá trị luôn là món ăn tinh thần bổ dưỡng của mỗi người. Nó giúp chúng ta hướng đến cái đẹp, cái nhân văn, đánh thức trong mỗi người sự rung động sâu xa trước những giá trị thẩm mĩ đích thực. Đồng thời nó cũng giúp người ta biết phân biệt cái xấu, cái ác với cái thật, cái tốt. Nhà văn là những người đã sáng tạo ra tác phẩm văn học. Do vậy, có người đã nhận định rất đúng đắn rằng : "Nhà văn là kĩ sư của tâm hồn".
Nói tâm hồn là nói tới thế giới phong phú bên trong mỗi con người, là cơ sở để con người thực sự trở thành con người. Cái thế giới tinh thần ấy không có sẵn, không tự nhiên sinh ra. Nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, vun xới. Chính vì thế mà xã hội cần có những "kĩ sư tâm hồn".
"Kĩ sư" là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Công việc của họ có thẻ thiết kế, xây dựng các công trình, có thể là phát minh hay sửa chữa các loại máy móc, động cơ... xuất phát từ nghĩa gốc đó từ "kĩ sư" mà người ta gọi là "kĩ sư tâm hồn". Đó là một ẩn dụ đẹp về thiên chức và sứ mệnh của nhà văn : những nhà kĩ sư thiết kế, xây dựng tâm hồn của con người, bồi dưỡng, giáo dục con người theo lí tưởng của cái cao đẹp.
Tâm hồn của con người được tạo dựng từ nhiều nguồn tri thức, thông tin khác nhau: đạo đức, lịch sử, triết học, âm nhạc, hội họa...; từ nhiều phương tiện khác nhau: đài, báo, các phương tiện nghe nhìn.. Văn học không phải là độc quyền trong việc hình thành tâm hồn con người, nhưng trong lĩnh vực này, nó có những lợi thế đặc biệt. Văn học là "chiếc nôi" của mỗi con người. Từ thở ấu thơ, ta đã được bao bọc trong những câu ca dao mẹ ru, trong những truyện cổ tích huyền ảo. Những đạo lí làm người đã ngấm vào ta tự nhiên như khí trời, như cơm ăn, như nước uống. Trong tác phẩm văn học, con người được tái hiện một cách thẩm mĩ với tất cả tính tổng hợp, toàn vẹn và sống động trong các mối quan hệ của đời sống. Trong tác phẩm văn học, ta bắt gặp nhà văn không chỉ với những nhận thức về chân lí đời sống mà còn những rung động, khổ đau, ước mơ, khát vọng. Trong tác phẩm, ta bắt gặp nhân vật với những số phận, suy tư thầm kín... Tác phẩm văn học là không gian ở đó "tâm hồn ta gặp gỡ với những tâm hồn khác", nhờ thế làm phong phú thêm cho tâm hồn của chính mình.
Rõ ràng, bằng tư tưởng, tâm hồn đẹp của hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn- qua tác phẩm văn học- đã góp phần định hướng giá trị cho người đọc. Trước tiên, văn học định hướng con người nhận biết và vươn tới cái chân, cái thiện, cái mĩ. Chỉ có tư tưởng coi trọng con người, thông cảm với nỗi đau khổ của con người. Nguyễn Du mới có sáng tạo nên một "Truyện Kiều" bất hủ. Đọc tán phẩm, ta kính trọng phẩm chất hiếu thảo, giàu lòng vị tha của nàng Kiều- người con gái đã hi sinh tuổi trẻ, tình yêu của mình để cứu cha và em. Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao khiến con người ta cảm động trước cái nhân cách cao đẹp của "Lão Hạc" : rất mực nhân hậu, giàu lòng tự trọng và hết lòng thương yêu con trai mình. Bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh lại giúp ta hiểu biết những giá trị, những vẻ đẹp giản dị mà đầy chất thơ của làng quê, xứ sở... Quả thực, mỗi tác phẩm văn học dù vô danh, dù nhỏ bé đều giúp ta hoàn thiện nhân cách. Đọc một áng ca dao, ta biết yêu thương, kính trọng và biết ơn những người lap động :
"Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".
Ta đã cảm nhận được ở câu ca dao sau vẻ đẹp lung linh của hình tượng, ta thấy được cái hay của một ngôn ngữ đầy nhạc tính và tìm thấy ở đó một cách tỏ tình độc đáo, tế nhị :
"Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi".
Mặt khác, qua tác phẩm văn học, nhà văn còn giúp người đọc nhận ra cái xấu, cái ác, lẽ bất công, điều giả dối. Đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu nhận xét "Vì chưng hay gét cũng là hay thương". Yêu quý, trân trọng phẩm giá của nàng Kiều khiến ta thấy bất bình, căm giận xã hội với gương mặt của Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến đã đẩy người con gái có tài, có nhan sắc ấy vào số phận bi kịch. Chúng ta căm ghét tên "Lí Thông" lừa lọc qua truyện cổ tích "Thạch Sanh". Chúng ta ca rnh giắc trước những điều hiểm độc núp dưới vỏ bọc hiền lành qua câu tục ngữ "Miệng nam mô bụng bồ dao găm". "Bình ngô đại cáo" lại giúp ta căm thù sâu sắc tội ác của kẻ thù :
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ"
Tóm lại sứ mệnh cao cả của nhà văn là xây dựng những tâm hồn cao đẹp, biết căm thù và biết yêu thương, hướng con người vươn tới những giá trị nhân bản.
Khi nói "nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là muốn nói tới vai trò, vị trí của nhà văn trong xã hội, đồng thời cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm của họ trước xã hội.
Bao giờ nhà văn cũng thông qua tác phẩm để gửi gắm, ước mong, những quan điểm của mình đến với độc giả. Ví dụ qua tác phẩm "Tắt Đèn", đặc biệt là qua hình tượng Chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm lành mạnh, đẹp đẽ của người phụ nữ lao động. Mặc dù sống trong cảnh nghèo đói tăm tối, tâm hồn họ vẫn trong sạch và ngát hương. Không dễ gì để có được một phát hiện như thế. Phải có tấm lòng yêu thương, trân trọng, biết cảm thông và trân trọng, thấu hiểu người lao động, nhà văn mới có thể nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ như chị Dậu. Kết tinh trong vẻ đẹp của hình tượng chị Dậu còn là vẻ đẹp của nhà văn, nhân cách của con người cầm bút chân chính.
Điều ấy nói lên rằn, muốn có tác phẩm lớn, nhà văn phải có một tâm hồn, một nhân cách lớn. Đó là điểm tựa để nhà văn đến với cuộc đời, phát hiện những bộn bề cuộc sống, những vẻ đẹo giá trị tâm hồn còn lẩn khuất.
"Nhà văn là kĩ sư của tâm hồn" là danh hiệu của bạn đọc dành cho các nhà văn chân chính với tất cả những kì vọng và trân trọng của mình. Chúng ta cảm ơn các nhà văn và mong muốn họ ngày càng có nhiều tác phẩm hay, góp phần làm giàu thêm cho dời sống tâm hồn tinh thần của xã hội.

27 tháng 3 2017

tick cho mk nha leuleu

29 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

29 tháng 10 2017

thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!

24 tháng 10 2017

Mở bài: Khi cô nàng mùa xuân yểu điệu, thướt tha trên cánh đồng mang huong vị Tết đến cho quê hương, cũng là lúc em được gặp lại 1 loài hoa thân yêu, mỗi năm chỉ nở 1 lần đúng vào dịp Tết. Em yêu biết bao cây đào phai bừng sắc xuân.
Thân bài: Lá của nó có màu xanh lá cây, nhỏ, thân dài, 2 bên mép lá có hình răng cưa. Những bông hoa nở rộ màu hồng nhạt như những nàng tiên mặc áo lụa đào thướt tha đem sắc xuân đến cho mọi nhà. Cánh hoa đào mỏng, mỗi khi rơi nó giống như những vị thần tiên trên trời đang rắc tinh túy của mùa xuân xuống trần gian vậy.
Nhụy hoa đào màu vàng, khi chạm vào ta có thể cảm nhận được 1 lớp phấn mỏng mịn ở phía trên. Cành của cây khẳng khiu, có màu nâu xám, có 1 lớp da sần sùi bao bọc lấy cây. Nhưng từ chính lớp da sần sùi ấy lại mọc ra những chồi non xanh biếc, rồi những nụ hoa đang chúm chím chiếc môi bé nhỏ xinh xinh.
Cây đào phai gợi ra không khí Tết, không khí sum họp của mỗi gia đình. Những cánh hoa đào rung rung trước gió khiến cho người đi xa luôn nhớ về quê hương, lòng người cảm thấy bình yên, vững tâm hơn khi 1 năm vất vả sắp trôi đi để chào đón 1 mùa xuân mới.
Nhất là chiều 28 Tết, dù có bận bịu đến mấy thì mẹ em cũng cố gắng thu xếp công việc để dọn dẹp nhà của và trông nhà. Còn ba bố con em dắt nhau đi chợ hoa để chọn cho nhà mình 1 cây đào chơi Tết. Bố em bảo: " 1 năm làm việc vất vả đã qua đi, dù có nghèo hay giàu thì ai cũng cố mà lo cho gia đình mình 1 cây đào tươm tươm." Em và bố chọn cho nhà mình 1 cây đào phai cho gia đình rồi 3 bố con em cùng nhau về nhà. Về đến nhà, mẹ em nói: " Ba bố con năm nay chọn thật khéo. Cây đào có những chồi non lộc biếc, 1 vài bông hoa mới nở và những nụ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh chắc là sẽ nở vào đúng mùng 1 Tết, trên cành cây thấp thoáng những quả nhỏ li ti". Sau khi bình phẩm về cây đào, cả nhà em cùng nhau bắt tay vào việc trang trí cho cây đào thêm lộng lẫy. Hai chị em em thổi bong bóng buộc lên cành cây, bố mua những dây lấp lánh quấn quanh cây, còn mẹ em thì lấy 1 ít bao lì xì khi sáng mới mua ngoài chợ về và bỏ vào ít " lộc " của gia đình làm ra trong 1 năm qua. Trang trí xong, cây đào như khoác lên mình 1 chiếc áo mới trông thật lộng lẫy làm sao.
Kết bài: Nhờ cây đào phai mà không khí Tết của gia đình em như được tăng thêm. Em yêu biết bao cây đào phai ấy, nó đã đêm đến cho gia đình em 1 mùa xuân tuyệt vời tràn đầy hạnh phúc và niềm yêu thương.

26 tháng 10 2017

bài văn của bạn rất tuyệt nhưng bạn nên chú ý hơn khi làm bài dạng vậy nhé

7 tháng 2 2017

bn vào cái này tham khảo nha:

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/28158.html.

Chúc bạn học tốt!vui

23 tháng 3 2017

1- Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.
- Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp.
2- Thân bài.
- Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau:
* Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người Cụ thể:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới.
+ Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.
* Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. Cụ Thể :
+ Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
+ Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước.
- Đánh giá về bài thơ:
+ Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác.
+ Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người.
3- Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác.
- Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên…

10 tháng 2 2017

Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.

Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.

Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.

Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.

Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!

“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.

12 tháng 5 2017

bn làm j thế

3 tháng 4 2017

Xứ Huế trong tôi là một vùng đất đầy ắp những lời ca, tiếng nhạc. khi nhắc đến Huế, thì luôn luôn phải nghĩ tới nghệ thuật, văn hóa nơi đây. Nghệ thuật nổi bật nhất đó chính là Ca Huế, bởi ca Huế là những điệu lí, hò phong phú, quyến rũ lay động lòng người. Là những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình vô cùng đa dạng, thanh lịch và tao nhã, một sản tinh thần đáng trân trọng. Nhưng không chỉ vậy, văn hóa Huế có một bản sắc riêng biệt, vô cùng độc đáo. Văn hóa Huế mang trong mình sự tinh tế và phong phú, như: văn hóa Tiền sử, Trung cổ, Ấn Hà và Đông Sơn,... khiến cho người ta có một cách nhìn riêng bản sắc văn hóa. Một vùng đất tuyệt diệu, nên thơ.

~ Chucs bạn học tốt~

3 tháng 4 2017

Huế có sông Hương hiền hòa thơ mộng, có núi Ngự thông reo vi vu giữa trời xanh. Huế có Kinh thành, nơi chứng kiến biết bao sự đổi thay quyền cai trị đất nước, lúc thịnh lúc suy. Huế có lăng tẩm đền đài lưu dấu ngàn thu của các bậc Vua chúa. Huế có Từ Đàm, ngôi Phạm Vũ đã chứng tri biết bao biến động thăng trầm hào hùng của lịch sử nước nhà. Huế có Thiên Mụ, ngôi cổ tự hùng thiêng trải qua bao thế hệ. Những hồi chuông Thiên Mụ còn mãi ngân vang từ ngàn xưa cho tới tận ngàn đời sau. Tháp Phước Duyên vời vợi giữa chốn Kinh kỳ, như thâu gọn hồn thiêng của Tổ quốc.Huế nổi tiếng với vẻ đẹp đượm buồn và ấn tượng. Điều đó càng sâu lắng khi bạn đón hoàng hôn trên Phá Tam Giang, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Cái cảm giác thật nhỏ bé, vui sướng khi ngồi thuyền dạo chơi giữa sóng nước mênh mông, thỉnh thoảng đón những cơn gió mát lạnh ào tới. Để rồi theo ánh nắng chiều buông dần phía chân trời, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh đầm phủ một màu tím xẫm. Chính màu tím chiều hoàng hôn hiếm hoi ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác thơ, ca, nhạc, họa, nhiếp ảnh và để lại trong lòng du khách một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.Đến với Huế, lòng bâng khuâng xao xuyến khi nghe ca Huế trên dòng sông Hương. Những lời ca tao nhã vang vọng, nửa như muốn ôm trọn cố đô mộng mơ, nửa như níu kéo ta chẳng muốn rời xa Huế. Sao nỡ xa Huế cho được… Đêm ở Huế yên tĩnh và bình lặng đến lạ kỳ.

1 tháng 10 2017

1. Mở bài:

- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.

- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.

2. Thân bài:

a) Trời chưa sáng hẳn:

- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.

- Làn sương mờ ảo chập chờn.

- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.

b) Mặt trời lên:

- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.

- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.

- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.

- Lá lúa chuyển sang màu úa.

- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.

- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.

- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.

- Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao.

- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.

- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.

- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.

- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.

3. Kết bài:

- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.

- Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.

1 tháng 10 2017

bn làm cho mk cụ thể đi, mk tick cho

25 tháng 1 2017

Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng Ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu:"Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".

Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Tiến sỹ Đặng Văn Lung nói: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".

Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".


Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.

"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.

"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.

Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.