Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau:
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?
Câu 3 (1.5 điểm). Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Em có đồng tình với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 – 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4 (1.0 điểm). Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?
Câu 5 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

1.tự sự. nhan đề là : có công mài sắt có ngày nên kim
2.từ láy là:nguệch ngoạc , mải miết , ôn tồn ,
3.trạng ngữ là thành phần phụ của câu , có nhiệm vụ làm dấu hiệu nhận biết ,xác định thời gian ,nguyên nhân ,nơi chốn,mục đích của 1 sự vật hiện tượng.Trạng ngữ xuất hiện trong câu để trả lời cho câu hỏi như:ở đâu?khi nào?tại sao?bằng cách nào?để làm gì?trạng ngữ trong đoạn văn là : Một hôm trong lúc đi chơi
4.liên tưởng đến câu thành ngữ : siêng học siêng làm // có chí thì nên
5. cuộc sống vốn có nhiều khó khăn trở ngại,nhưng chỉ cần có lòng kiên trì,nhẫn nại,bền bỉ,biết đầu tư công sức thì sẽ vượt qua tất cả .bởi ko có việc gì khó khăn,chỉ sợ ta ko có ý chí.công việc dù gian nan đeens đâu chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công,sẽ đạt đc ước mơ.
6. câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim như trên . thay cậu bé,cậu=tôi hoặc thay bà cụ=tôi (chú ý: những lời thoại ko đc thay mà để yên như thế. nếu đóng vai cậu bé thì đoạn đầu ko" ngày xưa ..." nữa mà thay vào đấy là:"tôi là 1 cậu bé ko có lòng kiên trì , làm việc gì cũng mau chán . mỗi ......."rồi tự thay vào)

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)
Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

- Từ xuân trong đoạn thơ (1) chính là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bởi vì bé đã bắt gặp mùa xuân trong vòng tay yêu thương của mẹ.
- Từ xuân trong đoạn (2) chính là dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi bé lớn.
CẢM NHẬN
Đề 1:
Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc với bà, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng từ những kỷ niệm tuổi thơ bình dị, như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng.
Câu 5: Em đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta. Vì tình yêu đất nước không chỉ đến từ những điều lớn lao mà bắt đầu từ tình yêu thương bà, yêu mái nhà, tiếng gà, xóm làng quen thuộc. Những điều giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày chính là nền tảng để hình thành tình cảm sâu nặng với quê hương, Tổ quốc. Qua đoạn thơ, chính tiếng gà trưa – một âm thanh rất đời thường – đã khơi dậy trong người cháu cảm xúc yêu thương, là động lực để chiến đấu vì đất nước.
Đề 2:
Câu 1: Thể loại: thơ trữ tình. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
Câu 2: Theo người cha, khi con lớn khôn, con sẽ không còn cảm nhận thế giới bằng trí tưởng tượng phong phú như khi còn nhỏ. Những điều kỳ diệu như “chim biết nói”, “đại bàng về đậu trên cành khế” sẽ trở thành kỷ niệm, là chuyện ngày xưa. Con sẽ đối mặt với hiện thực cuộc sống, nơi “cây chỉ còn là cây”.
Câu 3: Từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ” có nghĩa là trôi qua, vượt qua. Nó thể hiện sự chuyển đổi từ tuổi thơ sang thời trưởng thành, là dấu mốc thay đổi trong nhận thức và cuộc sống của con.
Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nhắn nhủ rằng khi lớn lên, con sẽ đối mặt với những thực tế không còn lung linh như thuở nhỏ. Hạnh phúc không dễ dàng có được, mà con phải nỗ lực và tự mình giành lấy bằng đôi bàn tay. Tuổi thơ đẹp và nhiệm màu, nhưng trưởng thành là hành trình cần sự cố gắng và kiên cường.
Câu 5: Thông điệp ý nghĩa là tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần đối diện với thực tế, vượt qua khó khăn bằng sự cố gắng và bản lĩnh của chính mình. Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.
Đề 1:
- Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình yêu thương sâu sắc, nhớ nhung da diết đối với người bà và tuổi thơ ấu êm đềm. Tiếng gà trưa không chỉ làm người cháu xao động, đỡ mỏi mệt trên đường hành quân mà còn gợi về những kỷ niệm hạnh phúc, bình dị bên bà với "ổ trứng hồng tuổi thơ". Tình cảm đó đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc.
- Câu 5: em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên vì, tình yêu đất nước thực sự có cội nguồn sâu xa từ tình cảm gia đình và những điều bình dị, thân thuộc xung quanh ta. Lý do là vì gia đình chính là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách và cảm xúc của mỗi con người. Tình yêu thương, sự gắn bó với ông bà, cha mẹ, với mái ấm gia đình chính là những hạt giống ban đầu của lòng biết ơn và sự trân trọng. Từ những mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng ấy, tình cảm của chúng ta dần được mở rộng ra: từ yêu thương gia đình đến yêu mến xóm làng, yêu từng con đường, góc phố, yêu những kỷ niệm tuổi thơ bình dị như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng, và cuối cùng là yêu mảnh đất hình chữ S – Tổ quốc Việt Nam. Chính những điều nhỏ bé, quen thuộc ấy đã tạo nên một phần ký ức, tâm hồn và bản sắc của mỗi người. Khi những điều bình dị được nâng niu, chúng ta sẽ cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với quê hương, từ đó nảy sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước. Tình yêu Tổ quốc không phải là một khái niệm trừu tượng xa vời, mà nó được nuôi dưỡng và bồi đắp từ chính những xúc cảm chân thành, gần gũi nhất trong cuộc sống hằng ngày.
Đề 2:
- Câu 1:
+ Thể loại: Thơ tự do
+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
- Câu 2: Theo người cha, khi "Mai rồi con lớn khôn", những điều thay đổi là:
+ Sự mất đi của trí tưởng tượng và thế giới thần tiên
+ Chuyện cổ tích chỉ còn là quá khứ
- Câu 3: Từ đi trong câu Đi qua thời ấu thơ có nghĩa là trải qua, vượt qua một giai đoạn, một quãng thời gian trong cuộc đời. Nó thể hiện sự chuyển tiếp, kết thúc một giai đoạn (thời thơ ấu) để bước sang một giai đoạn mới (khi lớn khôn, trưởng thành).
- Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con những điều sau khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu:
+ Con sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng của tuổi thơ nữa
+ Con sẽ đối mặt với cuộc sống thực tế, khó khăn hơn
+ Con phải tự mình giành lấy hạnh phúc
- Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài thơ là: Tuổi thơ là một giai đoạn quý giá với những điều kỳ diệu và hồn nhiên, nhưng trưởng thành là một hành trình tất yếu mà mỗi người phải trải qua. Khi lớn lên, chúng ta cần chấp nhận đối mặt với hiện thực cuộc sống, tự lực cánh sinh, dùng chính đôi tay mình để tạo dựng hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta trân trọng những giá trị của tuổi thơ nhưng đồng thời chuẩn bị tinh thần để vững vàng bước vào tương lai.