K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

Đề 1:    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đên như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”

                                                                                (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Câu 6 :Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật  của văn bản em vừa tìm được.

Đề 2:   Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

…….Những dòng sông rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

…..Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau 

 

                                                                               (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 23)

Câu 1:Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 3:Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng:

Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

Câu 4: Hình ảnh “Dòng sộng rộng hơn ngàn thước” gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?

Câu 5: Tìm, xác định kiểusắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên

Câu 6 : Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên.

ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung qunh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối”

                                                 (Ngữ văn 6- tập 2,  trang 18)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ văn bản đó.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3: Liệt kê một số chi tiết có liên quan đến màu xanh trong đoạn văn trên.

 Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng  các biện pháp tu từ nào?

Câu 5 : Những chi tiết liên quan đến màu xanh của vùng sông nước Cà Mau đem đến cho em những cảm nhận gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

 

2
28 tháng 2 2021

giúp mình với

1 tháng 3 2021

Đề 1 :

Câu 1 : 

Câu 1, 

-Đoạn văn trên được trích từ văn bản"Sông nước Cà Mau"

-Trích trong tác phẩm "Đất rừng Phương Nam"-Tác giả:Đoàn Giỏi

Câu 2,

-Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả

Câu 3, 

Biện pháp tu từ: so sánh .

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. ( lần 3 )

=> Tác dụng : Miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn mênh mông ,bao la. Qua đó làm cho cảnh dòng sông thêm hấp dẫn, thu hút người đọc

Câu 4 : Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.

- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 5 : 

 Kiểu so sánh ngang bằng : Tổ quốc tôi như một con tàu

- Vế A: Tổ quốc

- Từ ngữ so sánh : như

- Vế B : một con tàu

Câu 6 : 

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đề 2 : 

Câu 1 : 

- Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản SÔng nước Cà Mau, được trích từ tập Đất rùng phương Nam

- Thể loại truyện dài

Câu 2 : PTBĐ: miêu tảCâu 3 : 

BPTT: Nhân hóa: ôm

=> tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sự vật hiện tượng sinh động hơn

Câu 4 : 

Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông Năm Căn ở Cà Mau.

- Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả là dòng sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 5 và Câu 6 như bên trên nhé

Đề 3: 

Câu 1 :

-Đoạn trích trên trích từ văn bản sông nước cà mau 

-Văn bản thuộc tác phẩm đất rừng phương nam

Câu 2 : 

-Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả

Câu 3: những chi tiết có màu xanh là:

+ trên thì trời xanh

+ dưới thì nước xanh

+ chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá

Câu 4 : 

-Những hình ảnh so sánh đó là: 

+ Càng đổ dần về hướng mũi cà mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

=>Tác dụng: giúp cho câu văn thêm sinh động và hấp dẫn hơn

Câu 5 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

 

 

Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."(Ngữ văn 6-...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dòng sông Nam Căn mênh mông, nước ầm ầm đỏ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận."

(Ngữ văn 6- tập 2, trang 19)

Câu 1: Đoạn văn trích trọng văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Đoạn văn trên có sử dụng một biện pháp tu từ, cho biết đó là biện pháp tu từ nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ này mấy lần, liệt kê từng lần? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4: Đoạn văn trên miêu tả đối tượng nào? Đối tượng ấy được miêu tả thông qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 5: Em rút ra bài học gì từ văn bản chứa đoạn văn nói trên?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nêu nội dung, nghệ thuật của ban bản mà em vừa tìm được ở phần I: Đọc - hiểu

Câu 2: Tả lại cảnh bão lụt khủng khiếp ở quê em hoặc em được xem trên truyền hình.

0
bài tập 1.Đọc trích và tra lời các câu hỏi dưới đây :      Thuyền chúng tôi chào thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ,...
Đọc tiếp

bài tập 1.Đọc trích và tra lời các câu hỏi dưới đây :

      Thuyền chúng tôi chào thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu , màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

câu 1 (2 điểm)

a. Đoạn trích trên từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Xuất xứ của văn bản là gì ?

c. Hãy trình bày phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

câu 2.(1 điểm) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

câu 3.(2 điểm) Ghi lại một câu văn trong đoạn trích có sử dụng hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh đó.

 

      

4
29 tháng 3 2020

Câu 1:

a. Đoạn trích từ văn bản : Sông nước Cà Mau, tác giả:  Đoàn Giỏi

b. Xuất xứ: từ tác phẩm Đất rừng Phương Nam

c. PTBĐ : tự sự; miêu tả

Câu 2:

Nội dung: Miêu tả dòng sông Năm Căn

Câu 3:

-Câu so sánh: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

-Tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.

30 tháng 3 2020

Câu 1:

a) Đoạn trích từ văn bản : Sông nước Cà Mau, tác giả:  Đoàn Giỏi

b) Xuất xứ: từ tác phẩm Đất rừng Phương Nam

c) PTBĐ : tự sự; miêu tả

Câu 2: Nội dung: Miêu tả dòng sông Năm Căn. 

Câu 3:

-Câu so sánh: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

-Tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động hơn.

16 tháng 3 2020

a. Em không có nhận xét gì

b. Em không biết

17 tháng 3 2020

a. Các động từ(hoặc cụm động từ) trên đều chỉ một hoạt động của con thuyền( tác giả đang nói về con thuyền của mình đi từ phía trong ra biển, từ con kênh nhỏ ra sông Cửa Lớn và tiến về Năm Căn theo chiều nước chảy). Đây là một cách dùng từ chính xác, tinh tế, có chọn lọc.

b. "....trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận." Biện pháp so sánh được áp dụng nhằm làm nổi bật đặc điểm của rừng đước, khiến cho hình ảnh một rừng đước rộng lớn, cao ngất như hiện ra trước mắt người đọc.

Học tốt nha bạn ^^

16 tháng 3 2020

a. Các động từ, cụm động từ được gạch chân đều có đi kèm phó từ.

b. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác => Sức mạnh của dòng nước ở sông Năm Căn.

14 tháng 8 2020

Bài 1:

Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

 Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:
 
+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm” 

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân) 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Bài 2:

-Các phép so sánh trong đoạn trích là:

→Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

*Tác dụng: làm cho hình ảnh dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với, sự hùng vĩ của dòng nước khi được so sánh với thác.

→Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

*Tác dụng: làm cho những con cá trở nên sinh động hơn, các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như là người bơi.

→Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

*Tác dụng: giúp sự miêu tả về con sông nơi Cà Mau khá là rộng và dài.

→Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

*Tác dụng: phép so sánh được sử dụng hằm giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật là một khu rừng đước. Giúp cho hình ảnh rừng đước rộng lớn và hùng vĩ hơn.

Bài 3:

a. Các phép so sánh được sử dụng trong bài : - "Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.” - “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” - “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ." - "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước." b. Phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất vì chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

Mọi người giúp mình với:Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xỉnh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếọ...
Đọc tiếp

Mọi người giúp mình với:

Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xỉnh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếọ đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mói, bừng sáng lung linh những ước mơ.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên

Câu 2. Xác định phó từ trong câu đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ đó

Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn đầu và nêu cấu tạo của vị ngữ trong câu văn đó

Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong trong câu văn sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó:

Những bông hoa cúc xỉnh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 5 và 6

Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Câu 5. Đoạn trích trên tíc từ văn bản nào? Tác giả là ai

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên

Mọi Người Ơi Giúp Mình Với Mình Đang Cần Gấp. Cám Ơn Mọi Người Trước

P/S: Ai Làm Đúng Và Đủ Nhất Mình Sẽ Tick Cho Người Ấy

4
24 tháng 3 2020

2aqqqqqh4t

25 tháng 3 2020

Bài 1:

1. Miêu tả

2. Phó từ: cũng -> diễn tả ý nghĩa tương tự.

3. Mùa thu,/ vạt hoa cúc dại / cũng nở bung hai bên đường.

        TN                     CN                          VN

-> Câu đơn.

4. So sánh -> Miêu tả vẻ đẹp lung linh, đầy sức sống của những bông hoa cúc.

Bài 2:

5. Sông nước Cà Mau - Thu Bồn

6. Biện pháp so sánh ở câu 1,2 -> Miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Năm Căn.

31 tháng 7 2020

Bài làm :

a, - Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác 

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng .

b, Việc miêu tả bằng phép tu từ so sánh trên sẽ làm cho cảnh vật được miêu tả tinh tế và độc đáo ,  hình ảnh trở nên sinh động và hấp dẫn người đọc , người nghe .

c, Những việc làm bảo vệ môi trường như là :

- Vứt rác đúng nơi quy định .

- Hạn chế sử dụng túi nilon .

- Tích cực trồng cây xanh .

- Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .

- ..v.v.....

Chúc bạn học tốt

31 tháng 7 2020

- Phần A:
+ Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+ Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Phần B:

Trong đoạn văn có 2 hình ảnh so sánh : 

- 1*Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- 2*Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

+ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú. Mục đích: để tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Phần C:

+ Cách bảo vệ môi trường là: Trồng và giữ gìn cây xanh; Giảm sử dụng hoặc có thể không sử dụng túi nilông; Không xả rác ra đường, nhất là biển, nơi tạo ra khoảng gần 0,49%

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

1
5 tháng 8 2020

c2

nước ầm ầm......sóng trắng

tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diễn đạt

không phá rừng 

không săn bắn động thực vật quý hiếm

không mua bán lâm sản trái phép

c3

mình sợ hơi dài

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

1
5 tháng 8 2020

Câu 1 :              

                                               Anh đội viên nhìn Bác 

                                               Bác nhìn ngọn lửa hồng

                                               Lòng vui sướng mênh mông 

                                               Anh thức luôn cùng Bác . 

                                                Đêm nay Bác ngồi đó 

                                                Đêm nay Bác không ngủ 

                                                Vì một lẽ thường tình 

                                                Bác là Hồ Chí Minh . 

Câu 2 : 

a) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

( Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi)

1) Trong đoạn văn trên tác giả muốn giới thiệu với người đọc điều gì?

2) Em hiểu từ “trường thành” là gì? Đặt câu có sử dụng từ đó?

3) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

4) Viết đoạn văn từ 5-7 câu miêu tả dòng sông Năm Căn có sử dụng biện pháp so sánh.

3
23 tháng 3 2020

1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?

Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.

2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.

3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?

Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.

4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.

 Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh : 

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.

Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.

Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.

*Cụ thể hơn :

- Li ti : Từ láy.

- Cũng : Phó từ.

Chúc bn hok tốt :)

23 tháng 3 2020

Ukmm, hình như bn hơi lạc đề