K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2015

Nồng độ của A là: a, nồng độ của B là: b.

Số mol của A: x = a.VA; số mol B: y = b.VB.

H2SO4 = 2H+ + SO42-; NaOH = Na+ + OH-

x             2x                   y                    y

Phản ứng trung hòa giữa A và B: H+ + OH- = H2O

                                                2x      y

Trường hợp 1: Trộn A và B theo tỉ lệ 3:2, tức là VA = 1,5VB. Do đó: x = 1,5a.VB; y = b.VB. Dung dịch X thu được trong trường hợp này có thể tích là: VA + VB = 2,5VB (lít).

Số mol H+ còn dư trong dung dịch X là: 2x - y = (3a - b).VB (mol). Nếu tính trong 1 lít dd X thì số mol H+ dư là: (3a - b).VB/2,5VB = (3a-b)/2,5 mol.

Khi trung hòa 1 lít X bằng 40g KOH 28% (0,2 mol) thì số mol H+ dư trong X phải bằng số mol OH- của KOH do đó: (3a-b)/2,5 = 0,2. Suy ra: 3a - b = 0,5 (1).

Trường hợp 2: Làm tương tự như trường hợp 1, chỉ khác là đổi lại tỉ lệ, sau cùng ta thu được: 1,5b - 2a = 0,5 (2).

Giải hệ (1) và (2) thu được kết quả: a = 0,9 (M); b = 2,2 (M).