Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nấm độc tán trắng.
Nấm độc tán trắng (Amanita verna) thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính cao.
4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam
PGS.TS Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc - Học viện Quân y, cho biết ở Việt Nam có khoảng 50 - 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.
PGS.TS Hoàng Công Minh đưa ra khuyến cáo về 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam.
Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Nấm độc tán trắng.
Nấm độc tán trắng (Amanita verna) thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu. Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính cao.
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Nấm độc trắng hình nón.
Cây nấm có hình dạng gần giống nấm độc tán trắng, mang đặc điểm phân bố và độc tố tương tự. Mũ nấm trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4-10 cm. Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu.
Đây là 2 loại nấm:
Hình 1 là nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Hình 2 là nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
theo mk là:
Những loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
- 6 loài động vật nguy hiểm đe dọa nước Mỹ
Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong.
Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác. Ảnh: H.Krisp/License.
Nấm đôi cánh thiên thần (Angel Wing), tên khoa học Pleurocybella porrigens, thường mọc ở Bắc bán cầu. Từng có thời gian nấm đôi cánh thiên thần được xem là thực phẩm, nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2004, khi gần 60 người Nhật Bản bị ngộ độc vì ăn chúng, trong đó 17 người đã chết trong vòng 6 tuần sau đó.
Các nhà khoa học hiện chưa thể xác định hết các độc chất của nấm đôi cánh thiên thần. Một loại axit amin có trong nấm tiêu diệt tế bào não động vật khi tiến hành thí nghiệm. Nhiều khả năng nấm cũng chứa nồng độ xyanua ở mức cao. Ảnh: Planet Deadly.
Nấm Deadly Dapperling, thuộc họ Lepiota, thường mọc trong các khu rừng thông ở châu Âu và Bắc Mỹ. Loại nấm này chứa amatoxin, độc tố gây ra 80-90% ca tử vong do ngộ độc nấm.
Tỷ lệ tử vong khi ăn phải amatoxin lên tới 50% nếu không được điều trị, và 10% nếu được điều trị kịp thời. Các triệu chứng ban đầu gồm đau bụng và rối loạn tiêu hóa, sau đó bệnh nhân bị suy gan dẫn đến tử vong. Ảnh: Planet Deadly.
Nấm Podostroma Cornu-damae có hình dáng giống bàn tay người. Độc tố chính trong loại nấm này là trichothecene mycotoxin, hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến tử vong sau vài ngày. Chất độc ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não, làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân bị lột da mặt, rụng tóc giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu. Ảnh: Kouchan/License.
Nấm Conocybe Filaris thường mọc trên các bãi cỏ và có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương, phía Tây Bắc nước Mỹ. Loại nấm này chứa độc tố amatoxin đặc biệt nguy hiểm, nếu ăn phải sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa trị. Ảnh: 414n/License.
Nấm Webcap, tên khoa học Cortinarius rubellus, là loại nấm vô cùng độc, chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng đủ gây chết người. Nếu may mắn thoát chết, người trúng độc phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận. Trong nấm Webcap chứa orellanine, độc tố rất mạnh đến nay chưa có thuốc giải độc hiệu quả. Ảnh: Danny Steven S./License.
Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap), tên khoa học Galerina marginata, thường mọc trên những thân cây đã chết ở khắp nơi trên thế giới. Giống như nhiều loại nấm độc khác, nấm mũ đầu lâu trông giống một loại nấm vô hại, khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Trong nấm có chứa chất độc amatoxin, gây ra tổn thương gan vĩnh viễn, dẫn tới những cái chết đau đớn. Ảnh: Lebrac/License.
Nấm False Morel, tên khoa học Gyromitra esculenta, có hình dáng giống não người. Đây là một trong những món ăn khá phổ biến ở bán đảo Scandinavia và vùng Đông Âu. Nấm False Morel khá đặc biệt. Nếu ăn sống nó, bạn sẽ tử vong. Nhưng nếu được nấu chín đúng cách, loại nấm này có hương vị vô cùng tuyệt vời.
Chất độc có trong nấm là gyromitrin, khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành monomethylhydrazine (MMH). Độc tố nói trên ảnh hưởng chủ yếu đến gan, đôi khi tác động đến hệ thần kinh và thận. Người bị trúng độc có triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu. Trong trường hợp xấu nhất, người trúng độc sẽ hôn mê sâu và chết sau một tuần. Ảnh: Planet Deadly.
Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels) là loại nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể người với độc tố amatoxin. Các triệu chứng ban đầu sau khi ăn phải nấm bao gồm: chuột rút, mê sảng, co giật, nôn mửa và tiêu chảy. Độc tố amatoxin gây ra những thương tổn vĩnh viễn cho thận và mô gan. Biện pháp duy nhất để cứu người bị trúng độc là ghép gan. Ảnh: Stefan Holm.
Nấm mũ tử thần (Death Cap), tên khoa học Amanita phalloides, thủ phạm trong phần lớn các trường hợp tử vong do ăn nấm tình cờ hoặc đầu độc có chủ đích. Loại nấm này có liên quan đến cái chết của hoàng đế La Mã Claudius, một giáo hoàng và sa hoàng Nga. Nấm mũ tử thần có nguồn gốc ở châu Âu, thường mọc bên dưới những cây sồi trong rừng. Nó trông giống nhiều loài nấm ăn được, gây ra nhầm lẫn.
Tác nhân gây độc của nấm là α-amanitin (amatoxin), làm tổn thương gan và thận đến mức không thể phục hồi. Theo ước tính, chỉ cần 30 g chất độc amatoxin (tương đương một nửa cây nấm) là đủ để giết chết một người trưởng thành. Độc tính của nấm mũ tử thần không thay đổi, ngay cả khi bị nấu chín, sấy khô hoặc làm đông lạnh. Ảnh: Planet Deadly.
Hình 1 là cây dương xỉ, họ Quyết => Học Sinh học lớp 6.
Hình 2 là cây cau lùn, có kiểu gân song song (bài Lá) => Lớp 6.
Câu 1:
Chuông A có cốc nước vôi còn chuông B thì không có, dung dịch này để hấp thụ hết khí cacbônic trong chông.
Câu 2:
- Cây trong chuông A không thể chế tạo được tinh bột vì khi sử dụng dung dịch iốt lá không có màu xanh tím.
Đây là " nấm độc tán đỏ ". Không ăn được,.
Đây là nấm tán bay, là một trong 10 loài nấm độc nhất thế giới.
Nấm tán bay tuy có vẻ bề ngoài giống những cây nấm trong chuyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Nếu người hoặc động vật ăn phải sẽ bị trúng độc và có thể sẽ gây tử vong.
CHÚC BẠN HỌC TỐT