K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2018

đâu ko phải phát minh của người tối cổ

a.biết chế tạo ra cung tên để săn bắn

b. ghè 2 mảnh đá với nhau để lấy lữa

c. ghè 1 mặt của mảnh đá cho sắc nhọn

d.biết dựng lều bằng cành cây hay da thú

6 tháng 11 2018

Đâu ko phải phát minh của người tối cổ

a. biết chế tạo cung tên để săn bắn

5 tháng 11 2018

1. công cụ lao động bằng kim loại nào sử dụng sớm nhất trong buổi đầu của thời đại kim khí ?

a. công cụ bằng đồng đỏ b.công cụ bằng sắt

c công cụ bằng đồng thau d.công cụ bằng thiếc

2. vì sao gọi thời đá mới là một cuộc cách mạnh đá mới?

a thời đá mới con người đã biết chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi

b.chỉ trong lượm những cái có sẵn trong tự nhiên

c.sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ

d. biết sinh sản theo yêu cầu của giống nòi

6 tháng 11 2018

1. b

2. c

18 tháng 10 2020

+ Nguồn gốc của loài người : do quá trình tiến hoá của sinh giới.

+ Thời gian tồn tại : khoảng 6 đến 15 triệu năm trước

+ Đặc điểm : đứng và đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm, nắm ; ăn hoa quả, củ và cả động vật nhỏ (mô tả theo kênh hình).

+ Địa điểm tìm thấy hoá thạch : Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á (xác định trên lược đồ)..

- Người tối cổ :

+ Thời gian tồn tại : từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước.

+ Đặc điểm : đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não... tuy nhiên dáng đi còn lom khom, trán thấp và bợt ra sau, u mày cao... (miêu tả theo kênh hình).

+ Biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa.

+ Nơi tìm thấy di cốt : Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu... (sử dụng lược đồ để giới thiệu).

Người tinh khôn và óc sáng tạo :

+ Thời gian xuất hiện : 4 vạn năm trước.

+ Đặc điểm : có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển (miêu tả theo kênh hình, lập bảng so sánh Người tối cổ và Người tinh khôn).

+ Nơi tìm thấy di cốt : ở khắp các châu lục.

- Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người :

+ Do vai trò của quy luật tiến hoá.

+ Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.

30 tháng 1 2020

Câu 1. *Thời Đường là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung quốc, vì:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

* Văn hoá: Thơ Đường phản ánh phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị,… còn đến ngày nay.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

30 tháng 1 2020

Câu 3.

Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị

- Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế "tự cấp, tự túc".

- Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

- Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

- Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

- Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

30 tháng 3 2023

Văn minh Đông Nam Á thời cổ đại và trung đại là một trong những nền văn minh có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử và văn hóa thế giới. Từ những thành phần của nền văn minh này, em có thể rút ra nhận xét sau: Nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại và trung đại sở hữu một di sản văn hóa rất đa dạng và phong phú với nhiều di sản kiến ​​trúc, nghệ thuật, văn học và tôn giáo. Điều này cho thấy sự đa dạng về văn hóa cũng như khả năng sáng tạo của nhân loại. Nền văn minh Đông Nam Á đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của khoa học và kỹ thuật trong lịch sử nhân loại. Ví dụ như, tháp Champa để trưng bày các đồ vật văn hóa, tính áp dụng gió để điều hướng tàu thuyền của người Indonesia, cách chế tạo và sử dụng lò đất và lò nung cho người Đông Sơn ở Việt Nam. Nền văn minh Đông Nam Á trả lại nhiều giá trị đạo đức và tâm linh. Những giá trị này có liên quan đến phong cách sống của người dân, các giá trị tôn giáo, thực hành tôn giáo và các hệ thống truyền thống cổ đại. Nền văn minh Đông Nam Á phát triển trong môi trường địa lý có đặc điểm riêng. Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường địa lý đã cho phép người dân địa phương phát triển cách sống và hóa thần lý riêng, tạo ra sự khác biệt trong nền văn bản. Tóm lại, nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại và trung đại đã có nhiều thành tựu đáng kể trong lịch sử của nhân loại. Từ những thành tựu đó, chúng ta có thể hỏi và rút ra bài học về những giá trị cốt lõi mà nhân loại luôn luôn đi tìm.

31 tháng 3 2023

Văn minh Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu lớn đáng kinh ngạc trong lịch sử thế giới. Từ cuộc cách mạng thương mại, khả năng ứng dụng công nghệ, nghiên cứu sâu sắc về địa lý, thủy văn, lịch sử, đến việc phát triển các nghệ thuật truyền thống và tôn giáo đa dạng. Những thành tựu này sáng tỏ về trí tuệ và năng lực của người Đông Nam Á trong quá khứ.

Trong tác phẩm "Sự tích Dân Gian Việt Nam", nhà văn Ngô Thì Nhậm đã viết rằng "Nhà nước cổ đại Việt Nam, dưới các triều đại Lý - Trần - Lê, đã rất quan tâm đến giáo dục, đã có chúa trị bổn phận, bảo vệ giang sơn Dân Tộc, đã dựng các trường học - Tả truyện, Ban biên soạn, để giúp dân ta am hiểu lịch sử, y đức, chiêm tinh, toán học, văn chương, văn hóa..." Điều này chứng tỏ rằng văn minh Đông Nam Á cũng là một văn minh đáng ngưỡng mộ, giúp cho người dân trong quá khứ nhận thức được những giá trị cao quý và phát triển tư duy với kiến thức trí tuệ được truyền đạt qua hệ thống giáo dục dày đặc.

Từ những thành tựu đó, tôi nhận thấy rằng văn minh Đông Nam Á thời cổ đại, trung đại đã có một sự tiến bộ vượt bậc, đồng thời cũng phát triển và bảo tồn được những giá trị tinh hoa của chính mình. Đó là một văn minh đáng để tự hào và tôn vinh. Tôi rất tự hào và tự tin với nền văn minh này của đất nước mình, và sẽ tiếp tục tìm hiểu, học hỏi và góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của Đông Nam Á cổ đại trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

23 tháng 12 2020

- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.

- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội:

+ Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).

+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng như: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom,…

12 tháng 4 2020

Chính sách của nhà Mạc:

-Thực hiện cải cách và một chính sách hợp lý để cố gắng xây dựng vương triều, xây dựng đất nước và khôn khéo trong ngoại giao. Nhờ đó mà Mạc Đăng Dung và triều đình nhà Mạc đã đưa đất nước tránh được cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc ( Do trong thời gian này, bọn phong kiến nhà Minh ở phương Bắc với chiêu bài hỏi tội nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê cũng lăm le đánh chiếm nước ta một lần nữa),bình ổn tình hình trong nước, thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển.

-Trong một số công việc, nhà Mạc vẫn duy trì giống thời Lê như chế độ nhà nước vẫn sử dụng tư tưởng Tống Nho để quản lý. Song đã nhìn nhận và đúc rút kinh nghiệm từ chế độ thối nát vào giai đoạn cuối thời Lê sơ, do đó nhà Mạc đã có một số chính sách tích cực hơn, cởi mở hơn.

-Về kinh tế, nhà Mạc đã chú trọng tới khẩn hoang, lập làng, đắp đê phòng lụt,có nhiều cải cách : ưu tiên cấp ruộng đất cho nông dân, binh lính; chú trọng khai khẩn ruộng đất, lập làng, đắp đê, làm đường giao thông, cầu cống.... Trong công thương nghiệp, nhà Mạc đều không theo đuổi chính sách trọng nông, ức thương của nhà Lê sơ.Có chính sách cởi mở phát triển các ngành nghề thủ công, nghề gốm, khuyến khích lập chợ, xây dựng hải cảng, mở xưởng đóng tàu thuyền, mở mang giao thương trong nước và với nước ngoài =>Việc buôn bán trong nước được đẩy mạnh các đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến đi vào sự phồn vinh.

-Nhà Mạc rất coi trọng việc phát hiện nhân tài, dù chiến tranh liên miên nhưng các kỳ thi vẫn tổ chức khá đều đặn, đã tổ chức 21 khoa thi hội, tuyển chọn được 460 tiến sĩ và 10 trạng nguyên là những hiền tài, nguyên khí của quốc gia.

-Bên cạnh đó, nghệ thuật thời Mạc cũng đã có những thành tựu phát triển mà tiêu biểu là những ngôi đình làng, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc đình làng và nền văn hoá làng xã trong các thế kỷ tiếp theo. Cho đến nay, sự tồn tại của một số ngôi đình làng thời Mạc cũng là sự tồn tại gần như nguyên vẹn và đầy đủ nhất, duy nhất về bộ mặt kiến trúc thời Mạc...

12 tháng 4 2020

Vai trò của nhà Mạc trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam :

- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

12 tháng 1 2022

Mọi người ơi giúp tui với ạ 

 

 

12 tháng 1 2022

tk 

) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (nông lịch, có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).

- Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Mục b

b) Chữ viết

- Người ta cần ghi chép và lưu trữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

- Ban đầu là chữ tượng hình (hình vẽ những gì mà họ muốn nói), sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng.

- Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

+ Người Ai Cập: viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút.

+ Người Su-me ở Lưỡng Hà: dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

+ Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

Chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại

Chữ viết trên mai rùa

Mục c

c) Toán học

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,...

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

Mục d

d) Kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.

- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...

- Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Kim tự Tháp - Ai Cập

Thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà (ảnh phục dựng)

ND chính

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông: Lịch pháp và Thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc,...

Sơ đồ tư duy các quốc gia cổ đai phương Đông