K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1

1. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước, khối lượng của cơ thể sinh vật thông qua sự phân chia và phát triển của các tế bào. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng bao gồm: a. Tăng kích thước và khối lượng cơ thể: Sinh trưởng thể hiện rõ qua việc tăng trưởng chiều cao, trọng lượng và kích thước cơ thể. Khi cơ thể sinh vật tăng trưởng, các tế bào chia đôi và tăng kích thước. Ví dụ: Một cây con ban đầu có chiều cao rất thấp, sau một thời gian sinh trưởng sẽ phát triển cao lên và cành nhánh xum xuê. Tương tự, một đứa trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành sẽ có sự gia tăng rõ rệt về chiều cao và cân nặng. b. Tăng số lượng tế bào: Sinh trưởng có sự gia tăng về số lượng tế bào trong cơ thể thông qua quá trình phân chia tế bào (mitosis). Khi số lượng tế bào gia tăng, cơ thể sinh vật cũng sẽ lớn lên. Ví dụ: Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể con người sẽ tăng cường số lượng tế bào cơ bắp và các mô, dẫn đến sự phát triển thể chất rõ rệt. c. Tăng trưởng trong các bộ phận cơ thể: Sinh vật có thể tăng trưởng đặc biệt ở một bộ phận nào đó trong cơ thể, chẳng hạn như sự phát triển của các chi, bộ phận sinh dục, hoặc các cơ quan như não, tim, gan. Ví dụ: Cây lúa sau khi gieo sẽ phát triển mạnh mẽ từ một hạt nhỏ, các bộ phận như rễ, thân, lá và bông lúa đều gia tăng kích thước trong quá trình sinh trưởng. 2. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật Phát triển là quá trình thay đổi về chất lượng và hình thái của cơ thể sinh vật qua các giai đoạn, từ giai đoạn sinh trưởng cho đến trưởng thành và sinh sản. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển bao gồm: a. Thay đổi hình thái: Phát triển thể hiện qua sự thay đổi hình thái trong suốt vòng đời của sinh vật. Những thay đổi này có thể là sự hình thành các bộ phận mới, sự chuyển biến từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: Trong vòng đời của một con bướm, từ trứng, sâu bướm, nhộng rồi chuyển hóa thành bướm trưởng thành. Mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi rõ rệt về hình thái cơ thể. b. Biến đổi về chức năng: Phát triển cũng biểu hiện qua sự thay đổi về chức năng của cơ thể sinh vật, bao gồm sự hình thành và hoàn thiện các cơ quan, hệ thống cơ thể. Các cơ quan sẽ phát triển và hoàn thiện để thực hiện chức năng đặc biệt. Ví dụ: Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể con người phát triển và hoàn thiện các cơ quan sinh dục, dẫn đến khả năng sinh sản. Các cô gái bắt đầu có kinh nguyệt, các chàng trai có khả năng sản xuất tinh trùng. c. Sự trưởng thành sinh lý: Sự phát triển còn thể hiện qua sự trưởng thành sinh lý, khi cơ thể đạt đến khả năng sinh sản và phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp. Ví dụ: Ở các loài động vật, sự phát triển về sinh lý và tình dục rõ rệt khi chúng bắt đầu có khả năng sinh sản, chẳng hạn như một con gà mái khi đạt độ tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ trứng. d. Biến đổi về tâm lý (ở loài có hệ thần kinh phát triển): Phát triển không chỉ bao gồm sự thay đổi về hình thái và chức năng mà còn bao gồm sự phát triển về tâm lý và nhận thức. Ví dụ: Một đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành sẽ trải qua sự phát triển về nhận thức, khả năng tư duy và cảm xúc. Trẻ em học cách giao tiếp, tương tác xã hội và phát triển khả năng tư duy trừu tượng. Ví dụ minh họa về sinh trưởng và phát triển 1. Sinh trưởng ở cây trồng: Cây lúa, khi gieo hạt xuống đất, qua quá trình sinh trưởng sẽ phát triển thành cây con với rễ, thân, lá và cuối cùng là bông lúa. Sinh trưởng ở cây lúa là sự tăng trưởng về kích thước của cây, đặc biệt là thân và lá trong suốt mùa sinh trưởng. 2. Phát triển ở con người: Trẻ em khi sinh ra sẽ trải qua một quá trình phát triển dài, từ giai đoạn sơ sinh, học bò, học đi, học nói đến khi trưởng thành về thể chất và tâm lý. Phát triển ở trẻ em không chỉ bao gồm sự thay đổi về thể chất (chiều cao, cân nặng) mà còn là sự phát triển về trí tuệ, khả năng ngôn ngữ và cảm xúc. Chẳng hạn, một đứa trẻ 5 tuổi bắt đầu nhận thức được các mối quan hệ xã hội và có thể tham gia vào các trò chơi nhóm, khác biệt rõ rệt so với giai đoạn sơ sinh. Kết luận Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự tiến hóa và tồn tại của sinh vật. Sinh trưởng chủ yếu liên quan đến sự tăng trưởng về kích thước và số lượng tế bào, trong khi phát triển liên quan đến sự thay đổi về chất lượng, hình thái, chức năng, và khả năng sinh sản của cơ thể. Các ví dụ cụ thể về sinh trưởng và phát triển ở các loài sinh vật, từ thực vật đến động vật, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa trong tự nhiên.

Tham khảo!

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:

- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.

- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật:

+ Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.

+ Sự tăng khối lượng của con người: Sau một năm, bạn An tăng lên 2 kg.

- Ví dụ về phát triển:

+ Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.

+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.

+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.

Dấu hiệu nào sau đây không phải đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?

A. Vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ.

B. Xen kẽ thế hệ.

C. Hình thành cơ thể mới.

D. Điều hòa sinh sản.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Dấu hiệu đặc trưng

Sinh sản ở dâu tây

Sinh sản ở người

Hình thành cơ thể mới

Cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ thể mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Vật chất di truyền và truyền đạt vật chất di truyền

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân. Do đó, tế bào ở cơ thể mới mang bộ nhiễm sắc thể giống hệt bộ nhiễm sắc thể ở tế bào cơ thể mẹ.

Sinh sản hữu tính dựa trên cơ sở quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Do đó, cơ thể mới có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ, tạo nên nhiều tổ hợp gene đa dạng.

Điều hòa sinh sản

 

Quá trình sinh sản vô tính được điều hòa chủ yếu thông qua cơ chế kiểm soát chu kì tế bào.

Quá trình sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu thông qua điều hòa quá trình phát sinh giao tử dưới sự tác động của các hormone.

26 tháng 9 2016

sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc đặc điểm của loài : bn tham khảo link này nhé : http://sinhhoc247.com/anh-huong-cua-cac-nhan-to-sinh-thai-len-doi-song-sinh-vat-a1255.html

chứng minh sự sinh trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng : bn tham khảo link này nhé : http://123doc.org//document/65069-cac-yeu-to-anh-huong-den-su-phat-trien-co-the.htm

2 tháng 1 2017

ok

11 tháng 10 2016

help me

Tham khảo!

Ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở gia súc:

- Chế độ dinh dưỡng: Nếu chế độ ăn của gia súc thiếu protein thì vật nuôi sẽ chậm lớn và gầy yếu.

- Điều kiện môi trường: Khi trời lạnh, nếu trâu, bò không được bổ sung thêm thức ăn thì sự sinh trưởng của chúng sẽ giảm, do chúng mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Tác nhân gây bệnh: Ở trâu, vi khuẩn Pasteurella multocida type B gây ra bệnh tụ huyết trùng. Trâu bị bệnh có triệu chứng sốt, chảy dịch mũi, nước dãi, ho,… Làm giảm sự sinh trưởng của trâu, thậm chí là chết.

Tham khảo!

Ví dụ ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn:

- Thiết lập nhiệt độ thích hợp, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng đèn LED (ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh) khi trồng cây rau thủy canh trong nhà kính.

- Sử dụng gibberellin phá ngủ hạt cây đào, cây táo,…

- Khi trồng hoa cúc vụ đông, cần chiếu sáng bổ sung vào lúc \(16-20h\) tối để kéo dài thời gian sinh trưởng sinh trưởng, cây ra hoa đúng vụ Tết.

Tham khảo!

Ví dụ mỗi yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật:

- Nước: Khi bị hạn, chiều cao cây và kích thước lá của cây ngô giống $B73$ giảm so với cây ngô không bị hạn.

- Nhiệt độ: Tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt táo Berber giảm trong khoảng nhiệt độ từ \(15-25^oC\); tỉ lệ nảy mầm tăng khi nhiệt độ tăng từ \(35-40^oC\)

- Ánh sáng: Hạt rau diếp khi được chiếu một phần ánh sáng đỏ nảy mầm nhanh hơn khi ở trong tối hoàn toàn.

- Dinh dưỡng khoáng: Khi trồng cà chua, nếu thiếu calcium, lá thường mỏng, ngắn, bị rũ xuống và bắt đầu chết từ đỉnh lan vào; nửa quả phía dưới bị héo khô.

20 tháng 5 2017

- Một số ví dụ về thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao:

    + Lai lợn Ỉ với lợn ngoại lai tạo ra giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng từ 40 kg (Ỉ thuần) lên 100 kg (Ỉ lai).

    + Bổ sung thêm một gen tăng trưởng từ cá hội Chinook vào hệ gen của cá hồi hoang dã tạo ra loại cá hồi có tốc độ lớn nhanh gấp 2 lần cá hồi hoang dã, chất lượng mùi vị, màu sắc không khác gì cá hồi hoang dã.

    + Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).

- Các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi:

    + Áp dụng phương pháp lai giống kết hợp với kĩ thuật thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.

    + Sử dụng thức ăn nhân tạo chứa đủ chất dinh dưỡng.

    + Cải tạo chuồng trại.

    + Sử dụng chất hoocmôn sinh trưởng hợp lí.