Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Nhân vật Đăm Săn nổi bật lên trong toàn bộ cuốn sử thi nói chung và đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói riêng hai khía cạnh. Một mặt, đó là con người hội đủ những phẩm chất cá nhân như trí tuệ, tài năng, nhân cách, khát vọng. Mặt khác, đó còn là sự gắn bó, liên kết với cộng đồng mà chính chàng là tù trưởng. Với cái nhìn ấy, ta thấy nhân vật Đăm Săn đã tự khẳng định mình trong những biến cố, sự kiện ở đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
Xét về tình tiết trong mô hình cốt truyện thì cuộc giao tranh giữa Đăm Săn với các tù trưởng khác không chỉ xảy ra có một lần. Dường như nhu cầu mở rộng lãnh địa, tăng cường lực lượng, khẳng định quyền uy... là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc giao tranh ấy. Nhưng trong các cuộc chiến xảy ra thì cuộc đối mặt giữa Đăm Săn với Mtao Mxây có tính chất điển hình hơn cả.
Đối thủ của Đăm Săn là Mtao Mxây, một đối thủ ngang tầm. Tuy võ nghệ không thuộc hàng cao thủ nhưng Mtao Mxây là một kẻ “túc trí đa mưu”, lấy sự sắc sảo, khôn ngoan làm sức mạnh cho mình. Không tin vào bản thân thì làm sao dám táo tợn cướp vợ của Đăm Săn! Và khi biết Đăm Săn tới để làm gì rồi mà còn khiêu khích “Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta…”.
Thái độ nghênh chiến của Mtao Mxây khá đàng hoàng: “Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần”. Có thể nói, đó là tư thế tự tin. Tự tin nhưng thận trọng. Hai lần Mtao Mxây nhắc Đăm Săn không được đâm mình khi Mtao Mxây đi xuống và lúc đi xuống rồi vẫn còn do dự, đắn đo. Cách ứng xử của Mtao Mxây theo lối “quân tử phòng thân” luôn đề phòng bất trắc.
Bước vào cuộc chiến, Mtao Mxây nhường cho Đăm Săn múa khiên trước với một thái độ khiêm tốn giả vờ. Giả vờ nói rằng võ nghệ của mình kém cỏi: “Ta như gà làng mới mọc cựa, như gà rừng mới mọc cựa êchăm, chưa ai giẫm phải mà đã gãy mất cánh”. Võ nghệ ấy là chắp vá: “Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng”. Nhưng từ sự giả vờ ấy đã lộ ra một câu nói thật: “Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quên đi xéo nát đất đai thiên hạ hay sao?”. Không phải vô tình mà câu kể khan của người dẫn truyện ngay từ đầu đã phác ra cái vẻ sang trọng, tôn nghiêm, bề thế của Mtao Mxây, một tù trưởng giàu mạnh trong vùng. Cái cách giả vờ ấy phải chăng làm cho đối thủ chủ quan, khinh suất?
Mặc cho Đăm Săn khinh bỉ, mặc cho mình múa khiên không đẹp (múa “kêu lạch xạch như quả mướp khô”), tốc độ lại chậm chạp, nặng nề (“bước cao bước thấp”) nhưng Mtao Mxây không nản lòng. Y rắp tâm chờ cơ hội. Và khi cơ hội đến, hành động của Mtao Mxây nhanh hơn một chớp mắt: đâm lén Đăm Săn. Khi Mtao Mxây “chém phập một cái”, chắc chắn Đăm Săn không khỏi giật mình. May cho Đăm Săn là nhát chém quá nhanh và không ngờ ấy của địch lợi hại “chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu”.
Hai trợ thủ cuối cùng của Mtao Mxây là miếng trầu của Hơ Nhị và cái áo giáp che thân. Đăm Săn chỉ vô hiệu hóa được con bài thứ nhất, đến con bài thứ hai thì Đăm Săn đã bất lực hoàn toàn. Đùi Mtao Mxây bị đâm trúng nhưng không thủng, người Mtao Mxây cũng thế. Nếu không có sự giúp sức của Ông Trời thì Đăm Săn chắc chắn sẽ trắng tay, cả danh dự và quyền uy vì chàng sẽ là người bại trận.
Nhìn chung cách khắc họa nhân vật (cả Mtao Mxây và Đăm Săn) của đoạn trích là kết hợp hai yếu tố: đối thoại giữa các nhân vật và lời người dẫn chuyện. Riêng với nhân vật Đăm Săn, tác giả cuốn truyện còn thực hiện phép đối xứng nghệ thuật nữa. Bằng cách ấy, nhân vật Đăm Săn xuất hiện như một điểm nhấn rực rỡ, sáng ngời.
Trước hết, chàng là người cương trực, thẳng thắn, không đê tiện, nhỏ nhen. Bởi vậy khi chạm vào những ý nghĩa hèn hạ, mờ ám của Mtao Mxây, Đăm Săn như người đụng phải lửa. Hai lần Mtao Mxây cất tiếng (“không được đàm ta khi ta đang đi xuống”) là hai lần Đăm Săn như thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Qua đối thoại của chàng, ta cảm nhận được sự khinh khi, tức giận: “Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!”. Và đối lập với những ý nghĩ vẩn đục của Mtao Mxây, tâm hồn của Đăm Săn thật là trong sáng.
Mặc dù đến nhà Mtao Mxây để gây chiến vì Đăm Săn có lý do khiêu chiến, nhưng chàng không vội ra tay. Phải bình tĩnh đến mức nào đó để không làm cho cơn giận bùng lên, Đăm Săn mới nhường cho Mtao Mxây múa khiên trước. Chỉ thực sự gai mắt khi chứng kiến lời nói của đối thủ, khoác lác huênh hoang mà thực tài kém cỏi, Đăm Săn mới thực sự rung khiên.
Tài nghệ phi thường của Đăm Săn được chứng thực trong cuộc múa khiên hùng tráng. Có đến hai dụng ý nghệ thuật của tác phẩm sử thi mà người kể khan đã dùng đắc địa. Thứ nhất là biện pháp đối lập hai chiều (giữa cảnh Mtao Mxây múa gươm trước với cái cách múa khiên đầy tốc độ của Đăm Săn “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô” là những đường gươm chậm chạp, nặng nề của Mtao Mxây: “bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông”. Thứ hai là vai trò của người dẫn truyện. Trong đợt múa khiên tiếp theo, đối xứng nghệ thuật đã không còn. Thay vào đó là lời thuyết minh của người chứng kiến. Trong lần múa khiên này, võ nghệ của Đăm Săn không còn là tốc độ mà chuyển sang cường độ. Nếu tốc độ múa khiên của chàng cứ thấy “vun vút” (“vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”) thì cường độ múa khiên của chàng lại là một trận bão lớn. Chỉ còn lại một hào hứng, một tung hô đầy kinh ngạc: “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lãn lóc. Cầy cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…”. Thủ pháp cường điệu khoa trương thật thích hợp trong văn cảnh này. Nó làm đậm lên một sức mạnh, một năng lực phi phàm chỉ những người xuất chúng như Đăm Săn mới có. Như thế là kịch tính đã phát triển tới tốc độ, tính hàm súc, lắng đọng cũng đạt đến độ cao.
Nhưng sự cường điệu khoa trương không bao giờ là vô hạn. Sức mạnh của Đăm Săn quả là có giới hạn. Nó biết dừng lại ở sự có lý ngay cả trong tư duy có yếu tố thần thoại của tác phẩm sử thi. Trong trường hợp ấy cần có thần linh trợ giúp. Ông trời, ông bụt hiện lên đúng lúc từ những giấc mơ. Trời, bụt giúp người hoạn nạn. Trời, bụt cũng giúp cho những khát vọng lớn của con người. Nhân vật ông trời ở đây đứng về phía Đăm Săn, phát hiện cho chàng cái “gót chân A-sin” của địch thủ. Chỉ tới lúc đó, Mtao Mxây mới không còn một thành lũy nào ẩn nấp. Khi cái áo giáp của Mtao Mxây rơi xuống, hắn mới hiện nguyên hình là một kẻ yếu đuối biết bao! Hình ảnh cái chuồng lợn, chuồng trâu bẩn thỉu đã xuất hiện ở đầu đoạn văn, nay được lặp lại với một ý vị mỉa mai trên một tinh thần khác. Ở lần thứ nhất nó liên quan đến nhân cách của Mtao Mxây thì lần thứ hai nó lại liên quan đến sức mạnh của một kẻ không còn gì đáng sợ nữa.
Nếu cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây khắc họa một phương diện của Đăm Săn, phương diện con người cá nhân thì cảnh trở về và lễ ăn mừng chiến thắng lại mở ra một góc khác của con người anh hùng đó: con người cộng đồng, con người xã hội.
Vốn là một tù trưởng giàu mạnh, Đám Săn có trách nhiệm với bộ tộc đã đành. Chính vì danh dự của Đăm Săn bị xúc phạm (Mtao Mxây cướp vợ của Đăm Săn) cũng là danh dự của bộ tộc bị xúc phạm mà chàng đã dấy binh. Chiến thắng kẻ thù rồi, danh dự được bảo vệ rồi, trách nhiệm của Đăm Săn tăng lên gấp đôi. Có trách nhiệm với tôi tớ, dân làng của mình, chàng có nghĩa vụ che chở cho tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây nữa. Sự mở rộng địa bàn ở đây không có nghĩa thôn tính một cách áp đặt, giản đơn. Nó dựa trên nguyên tắc tự nguyện và người thủ lĩnh mới không hề có định kiến mà ngược lại hết sức bình đẳng, chân tình. Không một hiệu lệnh nào thúc ép, không một lời nói nào cao giọng răn đe. Đăm Săn đã gõ cửa từng nhà. Biện pháp nghệ thuật ở đây là hình thức tiếng vang. Một câu nói của Đăm Săn truyền đi, một câu trả lời vọng lại để rồi một câu hỏi từ đó lại lan xa từ nhà này qua nhà khác. Câu hỏi thứ nhất (của Đăm Săn): “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Câu trả lời thứ nhất (của dân làng): “Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?”... Câu hỏi thứ hai (của Đăm Săn): “Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai đi chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!”. Cứ như thế một cuộc chạy tiếp diễn ra tạo nên sự kết tinh, hòa đồng gắn bó hai bộ tộc của Đăm Săn và Mtao Mxây làm một.
Lễ mừng chiến thắng do đó không chỉ đóng khung trong nghĩa hẹp là trừng trị một kẻ ác (Mtao Mxây) đã thành công. Nó mang một ý nghĩa kép: vừa chiến thắng kẻ thù vừa nhân lên gấp đôi sức mạnh của bộ tộc. Bởi vậy, âm hưởng của bản anh hùng ca mới ngát trời hào hứng: rộn rã âm thanh của các loại chiêng có tiếng đồng tiếng bạc cùng với vòng nhạc rung lên làm cho tất cả mọi giống loài phải im tiếng để nhường chỗ cho một sự kiện trang nghiêm chưa từng có bao giờ. Và rồi sau cái phút nín lặng âm thanh ấy, một bản hòa ca còn hùng tráng hơn bởi có sự tham gia của “Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mang đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng”. Ếch nhái cũng hoan hỷ, vui mừng, cùng kỳ nhông ngoài bãi “kêu rên inh ỏi suốt ngày đêm”. Không gian cứ mở rộng ra đến cùng trời cuối đất. Không gian của niềm vui và không gian của danh tiếng Đăm Săn: “Nhà Đăm Săn đông nghịt khách... Các khách tù trưởng đều từ phương xa đến”. Lại nữa: “Danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nghe danh tiếng Đăm Săn”.
Trong bối cảnh nhộn nhịp tưng bừng ấy, hình tượng Đăm Săn hiện lên như một vị thần: oai phong về ngoại hình và đầy sức sống tiền tàng nội lực. Lúc Đăm Săn nằm trên võng nghỉ ngơi “Tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa”. Còn khi xuất hiện trước đám đông thì rực rỡ với “Ngực quấn chéo một tấm mên chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre”. Đăm Săn, trong con mắt của tôi tớ, dân làng, khách khứa là một sức mạnh vô địch, “một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy”.
Về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn có những đặc điểm nổi bật như kể chuyện kết hợp với miêu tả tạo nên hứng thú của cảm giác liền mạch nhưng lại có điểm dừng, vừa bao quát vừa đi sâu vào từng chi tiết. Ở đây còn một sự kết hợp thứ hai giữa câu chuyện được kể và người kể nhằm cá thể hóa vai trò chủ quan vừa tạo không khí đang diễn ra vừa gây được sự đồng cảm của những người nghe trong hình thức diễn xướng. Riêng ngôn ngữ sử thi thì đoạn văn là một ví dụ điển hình. Ngôn ngữ ấy vừa giàu chất hội họa (thông qua hình ảnh) vừa giàu chất âm nhạc (thông qua nhịp điệu). Hình ảnh thì có khi là tả thực, có khi là phóng đại, cường điệu, khoa trương. Riêng về âm nhạc thì tuy đoạn văn được kể dưới hình thức văn xuôi nhưng rất gần với thơ ở nhịp điệu, tiết tấu cân xứng, hài hòa, du dương trầm bổng. Để chứng minh những điều nhận định trên đây không khó. Có điều chắc chắn là với cách kể ấy, với ngôn ngữ ấy, ta được lắng nghe một thứ phối hợp của nhiều thể loại, một thứ hòa thanh của nhiều nhạc cụ, làm thức dậy nhiều giác quan. Sức hấp dẫn của nó là không thể nào cưỡng nổi. Đó là dấu hiệu của một tác phẩm sử thi đạt tới đỉnh cao trong sự sáng tạo tuyệt vời.
Tham khảo
Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.
Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.
Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.
Tham khảo
Tôi tên là Tấm - là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.
Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.
Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.
Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.
Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:
“Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”
Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:
“Con nỡm!
Chuông khánh còn chả ăn ai,
Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”
Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.
Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.
Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”
Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.
Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:
“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.”
Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.
Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.
Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.
Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.
Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.
Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.
Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:
- Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:
+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm
+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)
- Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:
+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân
- Kiểu nhân vật chức năng:
+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.
Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"
1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề
2/ Thân bài
a/ Giải thích nội dung của đề
- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.
- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.
- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.
Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động
b/ Phân tích và chứng minh
*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội
_ Phân tích :
+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.
+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.
_ Chứng minh :
+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)
+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)
+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)
*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .
_ Phân tích
+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.
+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.
+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm
_ Chứng minh :
+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na
+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu
+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).
Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.
3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...
Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tẩm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đâu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.
Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duvên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao dộng cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.
Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bôn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuâ't phục trước cái ác, cái xâ'u, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xâu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.
Như vậy yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sông trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muôn như ước vọng của nhân dân. Yếu tô' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.
Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.
Dàn ý Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám
a. Mở bài
b. Thân bài
Nội dung cần làm rõ:
→ Bụt là hiện thân của thần linh, giúp nhân dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc
Những lần hóa thân của Tấm
→ Những lần hóa thân cho thấy sức sống mãnh liệt của Tấm, của cái thiện
Thể hiển ước mơ, khát khao về lẽ công bằng, về hạnh phúc của nhân dân
c. Kết bài