Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần thưởng học sinh giỏi mỗi năm của em là những chuyến đi du lịch đến những danh lam thắng cảnh của đất nước. Mỗi bước đi lại thấy non nưởc mình đẹp đẽ, tươi xinh đến lạ. Nhưng cũng càng đi lại càng thấy yêu quê hương ruộng đồng của mình nhiều hơn nữa. Có lẽ chẳng có hình ảnh nào gợi đến sự trù phú, đầm ấm của làng quê hơn một cánh đồng lúa chín.
Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ như quê em, lúa được trồng vào hai vụ hè thu và đông xuân. Như thế cũng có nghĩa là sẽ có hai thời điểm lúa chín trong năm: mùa hè vào tầm tháng tư, tháng năm, mùa thu vào tầm tháng chín, tháng mười. Nhưng em thích nhất cánh đồng lúa chín của vụ đông xuân. Ấy là vào khoảng thời gian rất đẹp, lúa chín như thành quả của một mùa xuân thắng lợi.
Cuối mùa xuân, trời không còn mưa phùn lất phất. Nắng đầu hạ nhẹ nhàng mơn man rải những hạt vàng thúc giục lúa xanh nhanh chín. Nhanh lắm đấy! Tuần trước lúa hãy còn xanh, bác nông dân còn lo đi tháo nước ruộng. Ngoảnh đi ngoảnh lại, cả cánh đồng đã rực lên sắc vàng lạ kì: sắc vàng tươi của nắng trời ban tặng. Có ai chịu khó dậy sớm từ bổn năm giờ sáng, chạy ra cánh đồng để hít thở hương sắc của buổi mai sẽ được hương lúa mơn man mát dịu trên da: lúa đang ướp hương cho những con người lao động cần cù, chăm chỉ. Nhưng những ngày cuối vụ như vậy mau sáng lắm, cũng chỉ có một vài giây phút thư thái thế thôi. Nắng lên rất nhanh để từ trên tầng cao nhìn xuống, cánh đồng giốmg như một chiếc bánh mật vuông vức béo ngậy. Nắng rải một nong tơ đánh thắm lúa vàng. Ấy là món quà mà thiên nhiên cùng tiến cho công sức lao động miệt mài, chăm chỉ của các cô bác nông dân trong suốt một mùa làm.
Lại gần hơn nữa mới biết hạt nặng trĩu bông làm nghiêng thân cây phủ lấp cả bờ nhìn xa dễ tưởng cả cánh đồng là một ruộng lúa khổng lồ không phân bờ, phân ruộng. Lá lúa nhiều ruộng vẫn còn xanh mà bông đã vàng xuộm lại. Có lẽ thấy bạn bè bên cạnh đã chín cả rồi, hạt sợ còn xanh sẽ lạc lõng quá ư?! Nhưng phần đa lá đã vàng ram ráp giục gọi người nông dân mang về làm rạ. Hạt lúa mẩy tròn đều đặn không phụ công người chăm bón suốt bấy nay. Nhìn sang tứ phía ta như được đứng giữa một biển vàng mênh mang rập rờn sóng dậy. Hương lúa chín cũng xoáy quanh theo hướng gió trong một không gian sóng sánh mật vàng. Tất cả gợi lên một cái gì ngây ngất say mê đến lạ. Chim sẻ, chim sâu gọi nhạu ríu rít sà xuống để rồi đứa chọn bé hạt, đứa chọn thằng sâu, loáng một cái lại vút lên miệng ngậm hạt mồi đập cánh sung sướng. Lúa rì rào cọ cọ vào cổ chân thì thầm ngôn ngữ của đồng quê giục người mang liềm, ôm đai đến đồng gặt hái.
Tôi. biết quê hương đã đổi mới nhiều, những cánh đồng lúa vàng đang và sẽ ít đi để nhường chỗ cho những khu nhà cao tầng hiện đại. Nhưng tôi cũng biết quê hương mình đi lên từ những mùa vàng như thế. Khoảnh khắc êm đềm của làng quê nhè nhẹ thấm vào lòng tôi nhắc nhở mình nhớ đến công sức của mẹ cha, nhớ đến cái đức hay lam hay làm của bà còn cô bác. Hành trang tôi mang theo vào đời sẽ có những mùa vàng long lanh, rập rờn sóng mật của quê hương.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (giới thiệu sơ lược vì câu nói được rút ra từ văn bản ấy).
- Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn ý kiến.
2. Thân bài:
- Giải thích câu nói "Quen rồi" theo ngữ cảnh của câu văn, trong văn bản.
- Chứng minh, bình luận:
+ Câu nói ấy là cách diễn đạt khác về sự chịu đựng.
+ Câu nói đó có phải là cách nói thỏa hiệp, buông xuôi.
- Dẫn chứng: từ văn bản và hiện thực đời sống.
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa, các nghĩ của em về ý nghĩa của câu nói, sức chịu đựng của con người.
Cảm xúc của “khách”:
- Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc → Có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào
+ Vui trước cảnh hùng vĩ, thơ mộng núi sông, tự hào vì dòng sông ghi nhiều chiến công hiển hách
- Khách buồn, nuối tiếc: dấu tích oanh liệt ngày xưa trở nên trơ trọi, hoang vu. Dòng thời gian làm lãng quên đi những giá trị lịch sử
- Đoạn thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn, thể hiện điệu nhịp nhàng, trầm lắng, khơi gợi nhiều nỗi suy tư
Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm ”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...” "bờ lau...”, "bến lách... ”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.
Suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Đề bài: Anh chị suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác như lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông:
“ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm cụ thể, được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm dến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.
Suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Đề bài: Anh chị suy nghĩ gì về quan niệm “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nói cách khác như lời của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông:
“ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.
Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động có thể được định nghĩa là những việc làm cụ thể, được bộc lộ hằng ngày, và quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. Đó cũng chính là phần còn lại của mặt tốt trong mỗi người. Cả câu nói của nhà văn M. Xi-xê-rông mang ý nghĩa như chính nghĩa gốc của nó. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể.
Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường, nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm dến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, luôn hướng về cái đẹp, cái thiện, điều đó sẽ chính là sự thể hiện của đức hạnh.
Sorry bạn hồi nãy ạ
THAM KHẢO
1.Mở bài: Giới thiệu cảnh cánh đồng đang mùa gặt hái.
(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)
b. Tả chi tiết
- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng
- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ
- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ
c. Quang cảnh ngày mùa
- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa
- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ
- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân
- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi
3. Kết bài:
- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt
- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Tham khảo nha em:
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.
Gợi ý: Ở quê em vào những ngày hè tháng 6, nhịp sống bỗng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Người rửa sân, người dọn kho, người thuê máy móc… Tất cả, là bởi vì ruộng lúa được chăm sóc suốt bao tháng trời, nay đã đến ngày thu hoạch. Cả một cánh đồng rộng lớn ấy nay đã chín vàng ươm.
b. Thân bài
- Miêu tả khung cảnh chung ở cánh đồng:
Bầu trời mùa hè cao và rộng, trong xanh không một gợn mây
Ánh nắng ấm áp đổ thẳng xuống cánh đồng, ngôi làng như dòng suối
Những hàng cây đa, cây tre, cây bàng dọc bờ ruộng cao lớn, xanh um tỏa bóng mát
Vạt cỏ theo lối đi giữa các thửa ruộng tươi tốt, xanh ngắt
Luống nước chảy men theo các ô ruộng đầy nước mát, chảy róc rách vui tai
Trên tán cây, bầy chim sẻ ríu ra ríu rít chờ ngày mùa diễn ra
Những cơn gió mát rượi, quét qua cánh đồng, dòng sông mang theo hương lúa chín thơm ngào ngạt
- Miêu tả cánh đồng lúa chín:
Cả cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay nay đã chín vàng rực rỡ
Màu vàng của lúa đẹp như màu của vàng bạc, châu báu vì nó mang đến sự ấm no, yên vui cho dân làng
Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa hè, cả cánh đồng như phát sáng
Những bông lúa cong mình xuống như lưỡi liềm, phất phơ trong gió
Trên bông lúa là các hạt thóc vàng mẩy như hạt cườm, nặng trĩu
Mỗi khi có gió thổi qua, các bông lúa rung rinh, nhấp nhô, khiến cánh đồng như mặt biển đang dậy sóng
Thỉnh thoảng lại bắt gặp vào cánh cò trắng muốt bay lượn là là sát mặt lúa, đẹp như tranh vẽ
- Miêu tả hoạt động của con người trên cánh đồng lúa chín:
Người nông dân kiểm tra tỉ mẩn từng bông lúa, từng thửa ruộng để chọn ngày gặt hái
Người đi xem lúa đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc vì được đón một mùa bội thu
Ven bờ, các máy gặt đã được đưa về, chờ ngày sử dụng
Lác đác vào bạn học sinh ra đồng xem lúa theo bố mẹ, ngồi chơi đủ trò trên bãi cỏ cạnh cánh đồng
Có một vài người khách đem máy ảnh, điện thoại ra chụp để lưu giữ lại vẻ đẹp tuyệt vời này
c. Kết bài
Tình cảm của em dành cho cánh đồng lúa chín.
Gợi ý: Em yêu lắm cánh đồng lúa chín vàng ươm rực rỡ. Không chỉ vì đó là một cảnh đẹp tuyệt vời. Mà còn vì đó là thành quả sau bao ngày tháng vất vả của ông bà, cha mẹ. Em mong rằng trời hãy cứ mưa thuận gió hòa, người dân vẫn cứ khỏe mạnh, cần cù, để cánh đồng mỗi năm lại được hai lần vàng ươm.