Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đại từ là từ dùng để xưng hô, để chỉ vào sự vật hay sự việc, thay thế cho danh từ, động từ và tính từ trong câu để tránh khỏi lặp những từ ngữ ấy, tránh để câu bị lủng củng khi lặp từ nhiều lần
- danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...
VD : cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật....
- Động từ : là những từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng
VD : chạy, nhảy, bay, hót,...
- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương :
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ...
1. Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
2. Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan và láy bộ phận
- những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép
- những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy
- danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
- động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
- tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Danh từ(DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,…
hok tốt!!
- Danh từ(DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
V.D :
– DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…
- Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
V.D : – Đi, chạy ,nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động )
– Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái )
- Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,…
*Có 2 loại TT đáng chú ý là :
– TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,… )
– TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,…)
Làm đúng hay sai chị vào chat em:
- Ông bà em đã đi làm từ sáng sớm ở ngoài đồng.
Theo mình thì đặt thế này(đại từ xưng hô nhé):
Ngoại bảo tôi:
-Ông bà nói mà con không nghe à?
Hoặc:
Em chạy lại chỗ ông bà nội,lễ phép thưa:
-Cháu chào ông bà ạ!
Quan hệ từ là những từ biểu thị ý nghĩa về một số quan hệ như nhân quả, so sánh, sở hữu, tăng tiến,...
Khái niệm đại từ
Đại từ là gì ?
Đại từ là các từ ngữ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.
Phân loại đại từ
– Đại từ nhân xưng (dùng để xưng hô), dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ. Gồm có 3 ngôi:
+ Trong ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
+ Trong ngôi thứ hai (chỉ người nghe): cậu, các cậu, …
+ Trong ngôi thứ ba (chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp): họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…
Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…
– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi.
– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.
Theo SGK lớp 7, đại từ chia làm 2 loại:
– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.
Vai trò trong câu
Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
Ví dụ đại từ
Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?
Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.
Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?
Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?
-Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất.. Dược nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
-Dùng để hỏi.