K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

* DÂN TỘC CHĂM Ở AN GIANG :

- Văn hóa :

+ Đời sống văn hóa dân tộc Chăm mang đặc điểm tôn giáo thông qua các lễ hội Ramadal, tết Haji, lễ Asura, lễ Tahplah, lễ Moulod... là các nghi lễ tôn giáo rất nghiêm túc tại Thánh đường.

+ Cộng đồng người Chăm ở An Giang có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Hồi giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là đối với người Hồi giáo ở Malaisia

- Phong tục tập quán :

- mỗi năm phải thực hiện Tháng Ramadal (Tháng nhịn ăn), cầu nguyện 5 lần/ngày, kiêng ăn thịt heo, một số ít còn ăn bốc,

- cấm cung đối với các cô gái Chăm từ tuổi dậy thì đến khi lấy chồng (riêng tập tục này ngày nay đã được xoá bỏ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội).

- Tín ngưỡng : Cộng đồng người Chăm tại An Giang theo Hồi giáo Islam

29 tháng 10 2018

Việt Nam là quốc gia đông dân ( trên 91 triệu người - năm 2015 ), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 8 ở châu Á và thứ 14 trên thế giới

2 tháng 11 2023

A.dan cu tap trung dong duc o cac khu vuc thanh Thị

12 tháng 11 2021

Tham khảo

- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải. - Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. ... + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt.

12 tháng 11 2021

Tham Khảo ;-;

Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.

 

23 tháng 5 2019

Các DTTS ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, suốt dọc biên giới phía Bắc và phía Tây của Tổ quốc. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng riêng rẽ, biệt lập về chính trị-xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành phần dân tộc cư trú đan xen lẫn nhau và phân tán trên mọi vùng miền của đất nước, không có lãnh địa riêng biệt của từng dân tộc. Dân số các DTTS ở nước ta chỉ chiếm trên 14% dân số nhưng cư trú ở những vùng đất rộng lớn, chiếm 3/4 diện tích cả nước, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, địa bàn chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta thì đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên suốt trong mọi thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta trong những giai đoạn khác nhau, nhưng đều có chung một vận mệnh lịch sử. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc, cũng như của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển.

Các DTTS ở Việt Nam có vai trò rất to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm qua đã khẳng định, các DTTS là một lực lượng cơ bản, không thể thay thế trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các DTTS ở nước ta ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong lịch sử, các DTTS luôn là lực lượng che chắn, là "phên giậu", thường xuyên phải chống lại những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm bờ cõi của kẻ thù. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của các triều đại phong kiến, đều có sự đóng góp sức người, sức của rất to lớn của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến khu Việt Bắc, vùng rừng núi miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ... không những là căn cứ vững chắc của cách mạng, mà còn là nơi chứng kiến những thất bại cuối cùng của kẻ thù. Ngày nay, sự vững mạnh về an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào các DTTS, có ý nghĩa quan trọng đến thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chúng ta đã ban hành và thực hiện rất nhiều chính sách nhằm phát triển mọi mặt đời sống, xã hội đồng bào DTTS. Đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ở nước ta ngày càng được cải thiện. Các quyền cơ bản của đồng bào DTTS về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc y tế... được đảm bảo.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan, đời sống của đồng bào DTTS ở nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể so với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và miền ngược. Việc thể chế quyền của DTTS bằng pháp luật cũng như cơ chế thực hiện quyền của DTTS còn không ít bất cập. Hiện nay, vùng DTTS vẫn là những vùng nghèo, lạc hậu nhất nước, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp.

Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chúng ta cần quán triệt thực hiện các giải pháp về cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật về DTTS như sau:

Xác định công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo các quyền các DTTS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, vai trò nòng cốt thuộc trách nhiệm của cơ quan làm công tác dân tộc của Quốc hội và Chính phủ, được tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. Giữa các cơ quan cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc đảm bảo các quyền của DTTS.

Trước hết, cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ra sức xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội từ Trung ương xuống địa phương cần quán triệt, tuyên truyền để mỗi cán bộ và nhân dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của địa bàn DTTS và chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, Nhà nước, cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện công tác dân tộc đối với sự phát triển của đồng bào DTTS trên cả nước.

Bên cạnh đó, tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Củng cố xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyến địa phương trong việc quản lý, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của ngành công tác dân tộc, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở. Quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi, vì vậy, cần quan tâm đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Thành lập Học viện Dân tộc gắn với đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi. Ưu tiên bảo đảm nguồn lực cho thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo được ban hành. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trước hết tập trung cho các vùng đặc biệt khó khăn (vùng "lõi nghèo"), tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân cấp cho cơ sở, công khai các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư,... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.

Một giải pháp đặc biệt quan trọng là, điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn. Thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc. Tập trung xây dựng, củng cố toàn diện, đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc và miền núi. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS tại chỗ.

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những điểm "nóng" về an ninh trật tự ở vùng dân tộc và miền núi. Tích cực chăm lo xây dựng và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bản sắc dân tộc. Từng bước xây dựng, tiến tới hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở vùng DTTS và miền núi. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và miền núi được hưởng thụ những thành tựu của sự phát triển do công cuộc đổi mới đem lại.

Mặt khác, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, việc quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Có cơ chế khuyến khích người dân, các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án ở vùng đồng bào DTTS...

Đại tá Nguyễn Văn Hướng (Cục An ninh xã hội, Bộ Công an) ok

23 tháng 5 2018

- Về kinh tế: Góp phần vào tăng năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,...

- Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ,...

- Về môi trường: Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

14 tháng 9 2017

bạn ghi để ra đi !

Trả lời:

a) Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:

b) -Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:

+Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải,...
+ Theo bảng số liệu Cơ cấu vận tải năm 2004, Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đường biển là 10,6 % ( đứng thứ 3 sau đường bộ và đường sông) và khối lượng luân chuyển hàng hóa là 74,9% ( cao nhất trong các loại hình vận tải). Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.