Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139:
2. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
3. Biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
4Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
5. Biển phụ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó.
6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Có mấy loại biển báo thông dụng ?
A.3
B.4
C.5
D.6
Chúng ta có thể:
- Tuyên truyền cho những cô, bác hàng donh.
- Tuyên truyền qua mạng xã hội.
- Tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông theo các cách độc đáo như tổ chức các cuộc vận động, những phong trào " An Toàn Giao Thông"...
- Giáo giục trẻ em về ATGT trong các tiết học ngoại khóa.
- Xây dựng các mô hình an toàn giao thông trong dân cư.
- Xây dựng mô hình đám cưới theo nếp sống mới.
- thành lập các tổ tự quản chống ùn tắc giao thông của chính người dân trên địa bàn.
- Mô hình an toàn giao thông, hạn chế bia rượu trong các cuộc vui gia đình, dòng họ.
- Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin chống ùn tắc....
Tham khảo nhé bạn !
1. Văn hóa giao thông là gì
- Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển).
- Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
2. Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông
Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.
Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.
3. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông là gì?
Chúng ta có thể hiểu cơ bản Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội
Xây dựng văn hóa giao thông
Trước tiên về tính pháp lý chúng ta cần xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được.
Chính vì thể để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, các bạn cũng cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh được tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông...
Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.
4. Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông (mẫu 2)
Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:
Tính pháp lý khi tham gia giao thông
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.
Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.
5. Biểu hiện của văn hóa giao thông
- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.
- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.
Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông là việc hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông.
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139:
2. Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí.
3. Biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
4Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
5. Biển phụ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển đó.
6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
1. Biển cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen 2. Biển báo – Hiệu Lệnh : Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. 3. Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.