K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 giờ trước (19:08)

phong phú và đa dạng bạn nhé

5 giờ trước (20:42)

Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

-Đa dạng, phong phú về chủng loại (kim loại, phi kim, nhiên liệu...).

-Phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở trung du và miền núi.

-Trữ lượng vừa và nhỏ, một số loại có giá trị kinh tế cao.

-Dễ bị khai thác cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nếu không quản lý tốt.

24 tháng 3 2022

refer

 

1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta

a) Giai đoạn Tiền Cambri

Các mỏ than chì, đồng, sắt, đá quý,... phân bố tại các nền cổ, đã bị biến chất mạnh.

b) Giai đoạn Cổ kiến tạo

Sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta.

c) Giai đoạn Tân kiến tạo

Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn tập trung ở các bồn trầm tích ngoài thềm lục địa và dưới đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long..., các mỏ bôxit (quặng nhôm) ở Tây Nguyên.

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a. Thực trạng

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường.

b. Biện pháp bảo vệ

 - Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

 - Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước.



 

24 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-dac-diem-tai-nguyen-khoang-san-viet-nam-c91a12859.html#ixzz7OQ5fScn0

11 tháng 3 2021

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại. Có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, bôxít, apatít, crôm, thiếc, đất hiếm và đá vôi

 

 

Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, dù giàu có đến đâu chúng ta cũng phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Hiện nay một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng còn lãng phí.
Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ờ một số vùng của nước ta như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu v.v... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

11 tháng 3 2021

thank chị nha

 

20 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. - Một số mỏ có trữ lượng lớn như: + Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh). + Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

-Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi khai thác không theo thiết kế.

Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Namthuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê. + Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...

20 tháng 3 2022

Tham khảo

Đặc điểm:

 

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng.

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

   + Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

   + Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

Thực trạng

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường.

Thuận lợi

công nghiệp năng lượng, hóa chất,hóa dầu.

công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
 

 

 

31 tháng 10 2023

Tham khảo
- Cơ cấu: khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. 

 Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 5 000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), kim loại (sắt, đồng, bô-xit,...), phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi, sét, cao lanh,...).

- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ => Gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.

 + Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

 + Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ chứa quặng,...

- Một số loại khoáng sản của nước ta có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, vàng, thiếc,.. Hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và tạo mặt hàng xuất khẩu.

31 tháng 10 2023

  + Khoáng sản phong phú và đa dạng.                                      + Khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…              + Sự hình thành khoáng sản  gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

+Khoáng sản được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, là tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. 

25 tháng 3 2017

Đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản

* Khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, đa dụng về loại hình, nhưng phức tạp khi khai thác và chế biến

- Nguyên nhân:

+ Nước ta nằm ở nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

+ Lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài và phức tạp.

- Biểu hiện:

+ Ngành địa chất đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sán khác nhau. Các khoáng sản có thể xếp vào những nhóm chính: khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Phần lớn các mỏ khoáng sản của nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ, lại không thuận lợi về điều kiện khai thác, phức tạp về chế biến nên nước ta mới khai thác được khoảng 300 mỏ của 30 loại khoáng sản khác nhau.

- Sự đa dạng của từng nhóm khoáng sản:

+ Khoáng sản năng lượng:

Than: có nhiều loại, trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.

Than antraxit: tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (các mỏ: Vàng Danh, Hòn Gai, cẩm Phả, Đông Triều,...) với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm hơn 90% trữ lượng than cả hước), cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

Than mỡ: Làng cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam).

Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng với độ sâu 300 - 1000 m, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; còn có mỏ Na Dương (Lạng Sơn) và các mỏ phía tây Nghệ An.

Than bùn: có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí:

Tập trung ỡở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Các mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc (bể Cửu Long), Đại Hùng (bể Nam Côn Sơn),...

Các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải,...

+ Khoáng sản kim loại:

Kim loại đen:

Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trân Yên (Yên Bái), Văn Bàn (Lao Cai), Thạch Khê (Hà Tình).

Crôm: Cổ Định (Thanh Hóa).

Mangan: Cao Bằng, Nghệ An.

Titan: có nhiều ở cắc tỉnh ven biển miền Trung.

Kim loại màu:

Bôxit: tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên: Măng Đen (Kon Tum), Đắk Nông (Đắk Nông), Di Linh (Lâm Đồng).

Thiếc: Tĩnh Túc,(Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Châu (Nghệ An).

Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).

Chì, kẽm: Chợ Điền (Bắc Kạn).

Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam).

+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit: Cam Đường (Lào Cai).

+ Vật liệu xây dựng: rất phong phú.

 Nguồn đá vôi và sét làm xi măng có nhiều ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 Ngoài ra còn có cao lanh để làm đồ gốm, cát làm thủy tinh, đá ốp lát, đá trang trí,...

* Quy mô, trữ lượng không đều

Một số khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bô xít (quặng nhôm). Còn lại là các mỏ nhỏ và trung bình.

* Tài nguyên khoảng sản phân bố không đều

- Miền Bắc tập trung nhiều loại khoáng sản như: than, nhiều loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, vật liệu xây dựng.

- Miền Nam tương đối ít loại khoáng sản, nổi bật có dầu khí, bô xít và một số loại làm vật liệu xây dựng.

9 tháng 3 2022

B

9 tháng 3 2022

B

23 tháng 12 2024
*Đặc điểm chung củ​a tài nguyên khoáng sản:

-Hữu hạn: Tài nguyên khoáng sản được hình thành trong quá trình địa chất kéo dài hàng triệu năm, không thể tái tạo trong thời gian ngắn.

-Phân bố không đồng đều: Tài nguyên khoáng sản chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất.

-Giá trị kinh tế cao: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến đòi hỏi chi phí và công nghệ cao.

-Khai thác gây ảnh hưởng môi trường: Việc khai thác khoáng sản thường làm suy thoái đất, ô nhiễm nước, và không khí.

*Lý do Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng:

-Vị trí địa lý: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và giao thoa giữa các vành đai kiến tạo địa chất, Việt Nam có điều kiện hình thành nhiều loại khoáng sản.

-Lịch sử địa chất: Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi địa chất lớn, nước ta có nhiều mỏ khoáng sản khác nhau (than, dầu khí, bôxit, thiếc, đồng, sắt...).

*Tại sao cần khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm?

-Tài nguyên có hạn và dễ cạn kiệt: Nếu khai thác không khoa học, một số loại khoáng sản sẽ cạn kiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

-Bảo vệ môi trường: Khai thác không bền vững gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan, và mất cân bằng sinh thái.

-Đảm bảo kinh tế lâu dài: Khai thác tiết kiệm giúp duy trì nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai, đồng thời giảm chi phí nhập khẩu tài nguyên.

-Hạn chế lãng phí: Tăng cường sử dụng tài nguyên tái chế và công nghệ hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng.

-Phát triển bền vững: Cần kết hợp khai thác với bảo tồn để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường và nguồn tài nguyên.

22 tháng 3 2021

Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú về ngoại hình, đa dạng về chủng loại

Có khoảng 500 điểm quặng và tụ của gần 60 loại khoáng sản trong đó có nhiều loại đã được khai thác. 

VN là nc giàu khoáng sản vì: 

- VN nằm trên những chỗ nhiều mảng kiến tạo, những mảng ép nên tạo ra mỏ than còn những cỗ tách dãn tạo ra mỏ dầu 

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là TBD và ĐTH 

22 tháng 3 2021

 1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

 - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

 - Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.

 - Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.