K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2022

Bạn có đáp án bài này không ạ, vì mình cũng có cùng thắc mắc

 

23 tháng 5 2017

"Từ rằng: tâm phúc tương tri
...
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."
Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

"Bao giờ mười vạn tinh binh
...
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia."
Và khẳng định sự thành công là tất yếu: "Chầy chăng là một năm sau vội gì". Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Cảnh chia tay lúc xuân sang là sự tương phản giữa khát khao hạnh phúc bừng lên lần cuối rồi tắt đi trong thực tế phũ phàng. Cả cảnh vật và con người đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng chung như là một điều gì đó thật đẹp, thật ấm áp nhen nhúm lên rồi tan biến mất. 

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn bày tỏ lòng mình, nói ra những điều băn khoăn trăn trở để không phải hối tiếc vì bất kì điều gì. 

23 tháng 8 2017

- Ngôn ngữ của Từ Hải với Thúy Kiều, nhận thấy, người anh hùng không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình.”

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ, quyết đoán, không chút do dự khi bị phải lựa chọn hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

Bao giờ mười vạn tinh binh

… rước nàng nghi gia”

- Lời hẹn ước Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát, chân thành đúng với khí phách anh hùng

4 tháng 5 2017

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

5 tháng 5 2017

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Cuộc chia tay diễn ra trong thời gian: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cụm từ " yên hoa tam nguyệt" gợi cảm nhận về cảnh thiên nhiên đó là : cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân tháng ba. Cảnh thiên nhiên đẹp khiến người ta lưu luyến không quên được.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý đoạn văn viết về sự chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi nhân vật rồi sẽ có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn.

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.

8 tháng 3 2023

- Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.

- Nếu tôi là Na-đi-a, có lẽ tôi cũng sẽ bất chấp nỗi sợ hãi để được lắng nghe những điều ngọt ngào. Nhưng nếu tôi là nhân vật “tôi” trong câu chuyện đó, tôi sẽ không đùa giỡn bất kỳ ai.