cho mk link vs

cảm ơn các bn 

L.O.V.E / you

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

12 + 3 = 15

Mình kết bạn rồi đó

7 tháng 8 2018

12 + 3 = 15

7 tháng 8 2018

me! đang rảnh hà

7 tháng 8 2018

đọc lại nội quy

27 tháng 3 2017

chẳng hiểu ???

27 tháng 3 2017

kb vs mk nha

28 tháng 7 2018

girl thì khỏi

28 tháng 7 2018

cs la j vay ban

7 tháng 12 2018

      Gió đưa cành trúc la đà

vừa đi ngắm gái lao bà xuống sông 

7 tháng 12 2018

Thương sao mái ấm nhà em 
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa 
Mái nhà trú nắng sớm trưa 
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn 


Công cha vất vã không màng 
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau 
Mở lời cất tiếng ngọt ngào 
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười 

Đàn em học hỏi đùa chơi 
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy 
Tình thân gắn kết đắp xây 
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an 

Bà con hàng xóm trong làng 
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau 
Bạn bè giữ mãi tình sâu 
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em 

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm 
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa 
Đất trời thoáng rộng bao la 
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm 

Đàn chim về tổ quây quần 
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn 
Hoa cười lá vỗ khoe sương 
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn 

28 tháng 11 2021

mình nè. kb nha

14 tháng 12 2021

học suốt mệt quá không có tinh thần luôn rồi mị hôm không phải học nhiều thì có tinh thần lám!

5 tháng 8 2018

chào bạn nhé, kb ko

30 tháng 3 2020

1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

 Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

 a. Tìm hiểu đề và tìm ý 

-Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 

-Tìm ý: 

  - Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? 

  -Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?

 b. Lập dàn bài 

-Lập dàn bài theo bố cục ba phần: 

  -Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó. 

  -Thân bài: Triển khai việc giải thích 

   -Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? 

   -Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì? 

   -Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích. 

   -Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề. 

-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c. Viết bài 

-Mở bài: 

  -Đi thẳng vào vấn đề. 

  -Đối lập hoàn cảnh với ý thức. 

  -Nhìn từ cái chung đến cái riêng. 

-Thân bài: 

  -Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,... 

  -Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu. 

  -Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất. 

-Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần thân bài.

1.2. Ghi nhớ

-Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

 -Dàn bài:

  -Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

  -Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.

  -Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.

-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.

Chúc bạn học tốt!!!

 Các bước làm bài văn lập luận giải thích:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từngĐi cho biết đó biết đâyỞ nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

– Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.