K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2019

Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim“. Điều này quả là minh xác đối với mọi phương diện đời sống và càng chuẩn xác hơn trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi; mỗi nhà văn đều để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để từ đó, thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người mà gửi vào trong sáng tác. Cái nhìn nghệ sĩ luôn đau đáu khôn nguôi hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc, để dựng lên tượng đài cao đẹp và hùng vĩ của con người trong văn chương muôn thuở, trong tình nhân đạo dạt dào.

Chắc hẳn ai cũng hiểu thấu câu nói quen thuộc: “Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”. Đúng như vậy, không chỉ văn học mà tất cả mọi phát minh được con người sáng tạo ra đều bắt đầu từ thực tại đời sống của con người và sau đó quay lại phục vụ con người. Nhưng văn học khác với các phát kiến khác ở chỗ bồi đắp cho con người chủ yếu ở phương diện tinh thần. Nhà văn viết một tác phẩm để gửi gắm vào đó một cách nhìn sâu sắc về con người – đối tượng cua văn học – nghĩa là một phát hiện khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa của riêng nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấỵ trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bàỵ tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. Thật không thể tin được có người tự nhận lấy, danh hiệu Nhà văn cao quý trong khi trái tim chai sạn trước tiếng rên rỉ, nức nở của một số phận và lạnh lùng, vô cảm khi nhìn thấy vẻ tinh khôi của bông hồng buổi sớm đẫm sượng đêm. Có thể nói, nhà văn phải gửi gắm được vào trong tác phẩm của mình một cái tâm tận thiện tận mĩ. Mỗi phút giây rung động trong tâm hồn là một lần ta sống thật với lòng mình, sống với tất cả bản chất con người của mình. Con người hiện lên hoàn toàn nhất trong nội tâm và cảm xúc. Cố gắng nắm bắt tài tình được đời sống bên trong của mỗi người, nhà văn mới có thể nói là đắc nhân tấm, hiểu sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn với nhân loại đông đúc này. Đó chính là phẩm chất cần thiết của một nhà văn chân chính và cũng là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp). Một nhà văn đích thực phải đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy bùn lầy đọng nước.

Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì, như đã nói, đối tượng chính của văn học chính là con người. Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật chẳng qua cũng là để chỉ về con người. Văn học tái hiện hình ảnh chân thực của con người, văn học đục bỏ khỏi con người những gì không thuộc về nó. Đặc biệt, không chỉ biểu hiện ngoại hình nhân vật, văn học còn thâm nhập để khám phá được bí ẩn giấu kín đằng sau cánh cửa thế giới tâm hồn, tức đời sống nội tâm bên trong. Niềm hân hoan, vui sướng, nỗi phẫn uất, đau thương, sự căm hờn, nhỏ nhen len lỏi trong mọi ngõ ngách sâu thẳm và cả bao nghịch lí chua chát, mâu thuẫn đắng cay cuồn cuộn chảy trong dòng cảm xúc, tất cả đều không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trang văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. Do vậy, sáng tác về con người, nhà văn không thể không quan tâm đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nắm bắt được điều ấy là yêu cầu cao nhất mà cũng là bản lĩnh, tài năng và sự tinh tế của nhà văn.

Hiểu về con người với toàn bộ dáng vóc nội tâm cũng là cách nhà văn bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Ai đó đã nói, có một thước đo để đánh giá một nhà văn lớn, ấỵ là anh ta đã đem đến thế giới này cách nhìn mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cuộc đời con người. Mỗi sáng tác là mỗi con mắt soi chiếu thế giới này, cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp đâu đó và tha thiết giãi bày tình thương đối với con người. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư, triết lí về cuộc sống này. Mỗi sáng tác là mỗi cơ hội để nhà văn giãi tỏ một điều gì đó mà kì lạ thay, cả cuộc đời nhà văn chỉ muốn nói điều ấy mà thôi. Đấy chính là cách nhìn, cách cảm riêng, độc đáo và sâu sắc của họ. Nhưng dù thế nào, thì tất cả đều giống nhau ở một điểm, ấy chính là phải thể hiện trong tác phẩm tinh thần nhân đạo, Hướng về con người, văn học không thể không nói đến cái xấu, cái chưa tốt nhưng trước hết và chủ yếu phải thể hiện cái đẹp, cái thiện của con người qua đời sống nội tâm. Đó chính là lòng nhân đạo. Hướng về con người, văn học thốt lên tiếng nói cảm thương với nỗi khổ đau, những mảnh đời lầm lạc hay mạnh mẽ hơn là tiếng nói tố cáo, phản kháng mạnh mẽ bao thế lực chà đạp lên cái tốt, cái đẹp và chà đạp lên số phận con người. Hướng về con người, dù thế nào đi chăng nữa, văn học vẫn luôn bày tỏ niềm tin son sắt, da diết vào chính nghĩa tất thắng; bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thông qua đời sống nội tâm. Ngợi ca, cảm thống, tố cáo, tin tưởng đó là những gì nhà văn muốn gửi gắm qua cách nhìn riêng của mình. Đó cũng là lí do vì sao mỗi tác phẩm đều là mỗi bậc thang đưa con người tiến đến gần hơn với chân – thiện – mĩ.

Nguyễn Du, người nghệ sĩ thiên tài với trái tim lớn bao la của văn học Việt Nam là một nghệ sĩ như thế. Sáng tác của ông, dù là chữ Hán hay chữ Nôm, đều được viết bằng cả  tấm lòng khổ đau và yêu thương, của tinh thần nhân đạo dạt dào, bày tỏ cái nhìn sâu sắc của Tố Như về những kiếp người tài hoa. Thi phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Thanh Hiên là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành không

Độc điếu song tàn nhất chỉ thư.

      Câu thơ đầu tả cảnh mà chất chứa bao cảm xúc: Có chút gì đổ ngậm ngùi, chua xót lại có chút gì nuối tiếc, thở than. Một triết lí được nêu ra: Hình như cái gì đẹp, cái gì tài hoa trên thế gian này đều là những cái chóng tàn, chóng lụi. Bãi bể nương dâu, thời gian và thế sự có sức hủy hoại khủng khiếp, vườn hoa thanh nhã của Tây Hồ nổi tiếng nay thành ra gò hoang tàn tạ, cô liêu. Ngay từ đây, cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du đã bộc lộ thật rõ nét, hướng đến tâm trạng ngậm ngùi của mình cũng là cách Tố Như thốt lên lời than não nề cho sự vô tình của tạo vật với cái đẹp trên đời. Và biết đâu, “hoa uyển” kia không chỉ là một vườn hoa vắng lặng mà để chỉ những con người “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện Kiểu – Nguyễn Du) như Tiểu Thanh, cô Cầm, Từ Hải… một thời rạng rỡ vẻ tài hoa thiên phú mà sau bao biến động chỉ còn lại một nấm mồ mờ mịt cỏ xanh? Chằng còn ai nhớ đến họ, chỉ còn mình ta viếng Tiểu Thanh, viếng tất cả các kiếp tài hoa trên đời bằng một trang giấy trước cửa sổ – sơ sài và lạnh lẽo, đạm bạc biết bao! Người đẹp, người tài là của báu đẩt trời mà thế gian thực vô tình với họ, bạc bẽo quá, phũ phàng quá

Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn ta sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mĩ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là quả quyết: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sê-đrin).

9 tháng 4 2019

có sử dụng mạng ko bạn

11 tháng 4 2022

Tham khảo:

Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua."Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

à ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

 

Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.

 

Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà

 

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.

13 tháng 2 2022

Tác phẩm "Qua đèo Ngang" là bài thơ đánh dấu tên tuổi của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ ra đời vào thời điểm bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang, một con đèo nổi tiếng tiếng với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ buồn man mác, hồn thơ tinh tế đi vào lòng người "Qua đèo Ngang" không còn là một bức tranh thiên niên đơn thuần mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ với sự tiếc nuối và buồn về thế sự đất nước lúc bấy giờ. Sự sáng tạo nhưng vẫn có nét truyền thống, bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu đề thực luận kết. Mở đầu tứ thơ với hai câu đề: Bước đến đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Hai câu thơ đầu tiên thi sĩ đã khai mở toàn bộ không gian, thời gian khi sáng tác bài thơ. Hai câu thơ đề với lối thơ rất tự nhiên, không bị gò ép trong khuôn khổ chung thời ấy. Trong cảnh hoàng hôn "bóng xế tà", nữ thi sĩ bước đến mang trong mình những cảm xúc khó tả, say đắm trong không gian rộng lớn sâu thẳm của đèo cao, thời gian mênh mông của trời chiều. Bao giờ cùng vậy, trong thi ca trung đại, "bóng xế tà" luôn gợi cho con người một nỗi buồn man mác không tên, mênh mang hơn đất trời, có chút gì đó lưu luyến thời gian của một ngày đã qua. Trong không gian chiều ấy, một nét chấm phá làm nổi bất thiên nhiên nơi đèo núi chập chùng: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Khi hoàng hôn buông dần phai, không gian ngày tàn mà tác giả còn bắt gặp được một sức sống tiềm tàng của thiên nhiên. Sử dụng phép nhân hóa, kết hợp động từ "chen" nữ thi sĩ như thổi vào thiên nhiên một linh hồn với sự sống mãnh liệt, đang vươn lên. Từ ngọn cỏ, từng nhành hoa nhỏ bé kia đang chen lên những tảng đá lớn, giữa một không gian ấy, cảnh vật mang một nét đẹp lạ lùng. Từ gần đến xa, tác giả đưa mắt ra phía dưới đèo, con người xuất hiện: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà phan tich bai tho qua deo ngang Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan Bức tranh chỉ thêm đẹp khi có sự xuất hiện của con người. Biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi tả như "lom khom" , "lác đác" và các chỉ từ "vài" , "mấy" làm không gian chở nên hiu hắt, con người thì quá đỗi nhỏ bé so với thiên nhiên hùng vĩ chiều hôm. Dưới chân núi, vài chú tiều phu đốn củi, vài mái nhà thưa thớt quanh quanh. Không gian bao chùm lên toàn bộ cảnh vật là sự hưu quạnh và vắng vẻ. Hai câu luận là nỗi buồn của thi sĩ trước cảnh giang sơn đất nước đang ngày một lụi tàn: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Tiếng kêu của con quốc hay chính là tiếng lòng tác giả. "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc" là câu thơ bắt nguồn từ điển tích xưa về vua Thục vì mất nước mà hóa thành con cuốc chỉ biết kêu những tiếng đau thường. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên diệu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà. Với kết cấu đầu cuối tương ứng, hai câu kết khép lại những tâm trạng của thi nhân: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Cảnh vật khiến dừng bước chân trên con đường đến Phú Xuân. Cái bao la của đất trời, cái hùng vĩ của núi non, cái mênh mông của sông nước như níu bước chân nữ thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la của đèo Ngang , tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần lấp đầy tâm hồn, bao chùm lên mọi cảnh vật"một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn của người lữ khách càng vơi đầy. Một mảnh tình riêng, một tâm tư sâu kín, những tâm trong lòng mà chẳng tìm nổi một người để sẻ chia. Nỗi buồn cứ vậy lắng vào cảnh vật, tâm trạng kéo dài miên man. Chỉ có "ta" và "ta" giữa mênh mông trời đất. Bài thơ khép lại, mở ra những suy tư cho người đọc. Khiến người ta nhớ về một thời đại lụi tàn, một nữ thi sĩ bơ vơ. Bức tranh cảnh vật và tâm trạng ấy để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc.

12 tháng 2 2022

Tham Khảo 

  Chắc hẳn cũng chả ai khi nghe tới câu thơ này mà không biết bài thơ đó nhỉ “Bước tới đêò ngang bóng xế tà …” đúng thế mà nó được thể hiện vằ viết bởi bà Huyện Thanh Quan một con người yêu quê hương, yêu đất nước. Bà đã thể hiện cái chất đậm riêng của đèo ngang nơi đây bằng những cảnh tượng hùng hồn “bóng xế tà, cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cảnh sắc nơi đây thậm ảm đạm biết bao với những cảnh vật u buồn mà nơi đó chỉ có riêng cây, hoa, người và cảnh vật. Chính cái u buồn ảm đảm đó mà đã khiến cho tâm trí của tác giả cũng như của mỗi người khi đặt chân đến đây đều thư giãn, họ luôn cảm giác được sự hòa tâm trí của bản thân với thiên nhiên xung quanh, toát ra được những nỗi buồn mà mình đang phải hứng chịu với thiên nhiên và cả muôn vật. Tác giả trong văn bản này cũng vậy, bà đang mang đậm những nối buồn của riêng bản thân và muốn hòa mình vào cùng thiên nhiên , coi thiên nhiên , cảnh vật,.. như là một người bạn thứu hai của bản thân mình. Qua đó mà ta cảm nhận được biết bao điều về cảnh sắc, thiên nhiên nơi đây, nó như là một người bạn của mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây và cùng chúng ta chia sẻ những nỗi buồn từ chính tâm hồn của người đang mang những nỗi đau, nỗi buồn,..

12 tháng 2 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Quanda

Nền văn học trung đại nổi bật lên với nhiều gương mặt nhà thơ nam, nhưng bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của tên tuổi những nhà thơ nữ tài năng, có thể kể đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Tuy những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn không được coi trọng nhưng bằng tài năng và trong nền văn học của nước nhà. Bài thơ Qua đèo ngang là một tác phẩm thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan, nói về tình cảnh đơn độc của người con xa xứ và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng dưới thời vua Minh Mạng, tài năng xuất chúng của bà đã được triều đình trọng dụng và được phân bổ chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan dạy lễ nghi cho các cung phi, cung chúa chốn thâm cung. Để nhận chức, bà đã phải rời quê hương đến kinh thành Huế, trên đường đi nhận chức bà đã dừng chân ở Đèo Ngang và sáng tác lên tác phẩm Qua Đèo Ngang: “Bước tới đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Hai câu thơ đầu tiên đã mở ra không gian, thời điểm đầy đặc biệt của bức tranh thơ. Thời gian mà Bà Huyện Thanh Quan lựa chọn trong bài thơ này đó chính là không gian của buổi chiều tà, đây là thời điểm bà dừng chân nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình dài. Nhưng cũng chính thời điểm chiều ta cũng gợi nhắc cho người ta nhiều suy tư, trăn trở. Các nhà thơ miêu tả “bóng xế tà” gợi ra không khí chậm chãi, trầm buồn của không gian khi ánh sáng của một ngày bắt đầu lụi tắt. Trong không gian ấy, khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang cũng khiến cho con người rợn ngợp, trống trải. Cảnh cỏ cây, hoa lá cùng chen nhau trên những phiến đá gợi ra sự phát triển mạnh mẽ, tốt tươi của sự vật nhưng đồng thời cũng tạo ra sự trống vắng, hoang sơ của chốn núi rừng. Làm cho khung cảnh vốn tĩnh lặng lại càng trở nên buồn đến rợn ngợp. Xem thêm: Tại sao nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia” “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” Nếu như khung cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đèo ngang khiến cho Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, tịch mịch thì khi hướng cái nhìn về sự sống xung quanh lại mang lại cho tác giả cảm xúc của sự cô đơn, trống vắng. tác giả đã sử dụng các từ láy lom khom, lác đác để diễn tả sự ít ỏi, thưa thớt của những dấu hiệu sống, dấu hiệu của con người. Vốn muốn tìm sự ấm áp trong không gian hoang lạnh nhưng khi nhìn về sự sống thưa thớt lại càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, khắc sâu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” Tiếng chim văng vẳng trong không gian đầy da diết gợi lên nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà của thi sĩ. Một mình nơi đất khách lại đứng trước không gian mênh mông vắng lặng của càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi cô đơn của mình. Tác giả đã sử dụng phép chơi chữ để làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà của mình. Quốc trong tiếng kêu quốc quốc là nỗi nhớ hướng về đất nước, về quê hương. Còn gia lại gợi nhắc đến nỗi nhớ về gia đình. “Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta” Dừng chân trong không gian núi trời mênh mông, bát ngát nhà thơ cảm nhận được nét đẹp của non sông gấm vóc của đất trời, tuy nhiên cũng chính không gian ấy lại làm sâu thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nơi đất khách quê người. Bởi những nỗi niềm, những tâm sự chẳng thể giãi bày cùng ai chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình.

5 tháng 3 2022

e đagư lức 2h sáng thì ma trl cho e ak:)

5 tháng 3 2022

Em có thể tham khảo :

Mở bài

-Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.

-Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

Thân bài

a) Giải thích

: -Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ

. -Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.

b) Chứng minh vấn đề:

1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:

-Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn(Phân tích câu 1)

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến: Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. -Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa/Ao sâu nước cả, khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụBầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

-Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)

Bác đến chơi đây, ta với ta... Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê:

-Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.

-Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra... -Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,

3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:

-Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.

-Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường...

Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .

c) Đánh giá:

1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...

2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:

-Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời.

-Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.

-Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

Kết bài:

-Đánh giá khái quát lại vấn đề.

-Bộc lộ tình cảm suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làn sáng tỏ.