K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề. Trích dẫn những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của 2 chị em => Đưa nhận định vào. 

2. Thân bài: 

- Giới thiệu về Nguyễn Du, truyện Kiều và đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

- Giải thích: 

+ Tả người nhưng Nguyễn Du không cốt tả người mà chỉ tả vẻ đẹp: Khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Du tập trung làm rõ diện mạo của nhân vật ấy thay vì phần tính cánh. 

+ "Nhưng nhân vật hiện lên rất người" : Tuy không khắc họa rõ nét tính cách nhân vật nhưng qua cách miêu tả vẻ ngoài mà ta cảm nhận được cốt cách, số phận của họ qua mỗi vần thơ của Nguyễn Du. 

=> Nguyễn Du là một tài năng hiếm có của văn học Việt Nam khi vận dụng sáng tạo được các bút pháp khác nhau không nói về cốt cách mà điều ấy lại hiện hữu rõ ràng trước mắt người đọc. 

LĐ1: Tả người nhưng Nguyễn Du cốt không tả người mà chỉ tả vẻ đẹp

- Phân tích vẻ đép của Thúy Vân qua 4 câu thơ: 

   "Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang

    Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái. Nhà thơ đã lựa chọn những vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên để đối sánh với vẻ đẹp của nàng: trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết.

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

-> Tất cả toát lên một vẻ đẹp tinh tế, thùy mị, đoan trang, phúc hậu và toàn vẹn.

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều: 4 câu tiếp theo

+ Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều

+ Vẫn bút pháp ước lệ, ẩn dụ, nhân hóa, tác giả lấy vẻ đẹp của tự nhiên để miêu tả, đối sánh với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, tới mức “Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh”.

_“Làn thu thủy, nét xuân sơn”: Đôi mắt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong thanh thoát như nét nùi mùa xuân. Gương mặt toát lên vẻ đẹp kiêu sa, thanh tú, tài hoa.

- Cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm đắm say lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình.

LĐ2: Những nhân vật lại hiện lên rất người 

Những nhân vật lại hiện lên rất người ở đây là giúp ta thấy được số phận của họ qua những câu thơ lột tả dung nhan xinh đẹp của họ. 

- Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh và cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. Nhưng thiên nhiên mới chỉ "thua","nhường" => Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

+ Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa phải "ghen", "hờn" => Dự cảm cuộc đời tràn ngập giông tố bủa vây. 

- Đánh giá: Nhận định của tác giả hoàn toàn đúng... ( đánh giá cả về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Kiều Vân )

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

 

 

 

26 tháng 6 2023

Em cảm ơn ạ.

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:

Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật…)…

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ)Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

Mở bài : "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ." - Đó chính là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói văn nghệ. Nó hoàn toàn chính xác . Chúng ta hãy kiểm chứng nó qua 1 số tác phẩm VH trong chương trình ngữ văn THCS

Kết bài : Những tác phẩm trên đã phản ánh rất chính xác thực tại của người dân cũng như tâm tư tình cảm của họ nhưng ko chỉ vậy nhà văn còn hướng chúng ta đến chân lí mới đẹp hơn. ĐÓ chính là cái mới, cái đẹp ,cái thiện mà nhà văn gửi gắm đến chúng ta

27 tháng 9 2020

Thank you

23 tháng 9 2023

Sos

6 tháng 7 2019

c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư

- " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)

- " Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

16 tháng 6 2021
Sinh ra trong cuộc sống, chúng ta phải biết tạo hạnh phúc cho riêng mình, chỉ có vậy chúng ta mới biết quí giá, trân trọng những thứ mình đang có. Nếu bạn đã đọc câu chuyện "Thượng đế cũng không biết" thì bạn không chỉ rút ra đựơc một bài học ý nghĩa mà còn cảm thấy rất thú vị.
Trong những câu chuyện thần thoại, thượng đế được coi là người có quyền lực cao nhất, tạo ra vạn vật trong đó có con người. Trong câu chuyện này cũng vậy, thượng đế sau khi đã tạo hinhg dáng cho loài người xong bèn hỏi:-còn nặn thêm cho mày gì nữa con người?
Và một câu trả lời thật thông minh:
-Xin ngài nặn cho con hạnh phúc
Nhưng thượng đế lại bảo :
-Này tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc
Đến cả thượng đế cũng chẳng biết hạnh phúc là như thế nào. Bởi lẽ cuộc sống con người thật giàu có, phong phú mà hạnh phúc là một phần tất yếu. Và con người đôi lúc cũng chẳng biết hạnh phúc là gì, mình có hạnh phúc hay không đôi khi còn tự chất vấn. Ta tự hỏi liệu hạnh phúc có phải là nhiềi tiền của, được sống trong nhung lụa? Có những vị giám đốc, những thương nhân,...tuy giàu có sung sướng thật đó nhưng có thể đường tình duyên gặp trắc trở hoặc bệnh tật, sức khỏe không có hoặc hiếm muộn con cái,...? Vẻ ngoài hào nhoáng có thể đánh lừa chúng ta nhưng trong thâm tâm, họ có biết bao nỗi trăn trở. Ngược lại có những gia đình nghèo khổ, những con người khiếm khuyết lại đựoc hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Gia đình dù nghèo khổ nhưng vợ chồng hoà thuận, con cái ngoan ngoãn nhường nhịn nhau, luôn luôn tràn ngập tiếng cười. Có những con người khiếm khuyết tưởng chửng đến cuộc sống cũng chẳng mỉm cười với họ, họ dường như tuyệt vọng nhưng ánh sáng đến với họ cho họ những cơ may. Họ được sống trong tình.yêu thương, vòng tay của gia đình, bạn bè, xã hội, họ được học tập vui chơi như bao người, họ có những khả năng đặc biệt mà ít ai có thể làm được. Đấy, hạnh phíc là như thế. Không phải người giàu không hạnh phúc được như người nghèo mà hạnh phúc hay không tuỳ mỗi người cảm nhận. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thoả mãn một nhu cầu nào đó, hạnh phúc chỉ có ở con người, nó.mang tính nhân bản sâu sắc. Hạnh phúc là khi con người cảm thấy thoả mãn về điều gì đó thế nên hạnh phúc rất đa dạng, phong phú. Bởi lẽ, con người có quá nhiều điều muốn đạt được trong cuộc sống, hạnh phúc trong tình yêu, học tập, công việc,... Hạnh phúc vì đó mà đa dạng có lẽ mà mà vì vậy thượng đế cũng phải băn khoăn. Mặc dù, thượng đế muốn con người tự nặn lấy hạnh phúc vì ông không biết.nhưng sự thật là hạnh phúc phải do con người tạo ra, nhiều khi phải đánh đổi mới có được, bởi vì hạnh phúc không tự nhiên mà có. Chúng ta chỉ đạt được những điều mình muốn khi chúng ta biết nỗ lực để đạt được nó. Nếu hạnh phúc chỉ là những điều muốn là có được thì thật là bình thường. Để có hạnh phúc chính con người phải hành động. Hạnh phúc là cho đi mà không cần nhận lại. Trong cuộc sống, đôi khi nhận không quan trọng, chỉ cần lan toả được tình cảm của mình với mọi người là đựơc. Hạnh phúc là được làm những gì mình thích. Tự do làm những điều khiến mình vui thì điều đó thật hạnh phúc, con người chỉ hạnh phúc khi tự do làm việc, họ chẳng bao giờ mong muốn được làm theo sự chỉ đạo hay khuôn khổ của người khác. Hạnh phúc là khi được yêu thương. Tình yêu có thể mang đến niềm vui hay sầu khổ nhưng khi yêu con người luôn cảm thấy hạnh phúc.
Như vậy, hạnh phúc không là một món quà, một thứ hàng sẵn để mua, hạnh phúc vô giá, hạnh phúc chỉ có những ý nghĩa của riêng nó, hạnh phúc do ta tạo nên,vun xới bằng những hành động tốt đẹp và suy nghĩ tích cực.
Sự thật đã chứng minh hạnh phúc do con người tạo ra chứ không do cuộc sống mang lại.
Nick vujic_một người không tay không chân, nhìn vào con người anh, nếu đặt mình vào đó, liệu mấy ai đủ can đảm, dũng khí. Có lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, kết thúc chỉ mới là khởi đầu,anh là tấm gương sáng cho biết bao người khuyết tật và cả.những con người như chúng ta. Anh là tác gỉa của nhiều cuốn sách về nghị lực sống, về cuộc đời của anh, anh đã đi nhiều nơi trên thế giới để động viên cổ vũ những người khuyết tật và quan trọng hơn cả anh đang có một cuộc sống hạnh phúc với vợ và hai đứa con. Như vậy"chúng ta chỉ sống một lần sống sao cho khỏi hối hận " Thượng đế bất công hay không khi đã không mang đến cho anh hình hài như bao người khác để rồi hôm nay anh bước qua những con người bình thường để tiến tới những điều phi thường, anh hạnh phúc với những điều mình đã làm. Đó chẳng phải là anh đã tạo ra hạnh phúc cho mình.sao. Nếu không, chỉ là một người ngồi chờ sung rụng thì hạnh phúc sẽ chẳng đến với anh. Hạnh phúc còn đến với cậu bé Hồng trong "Trong lòng mẹ"Của Nguyên Hồng _ một cậu bé lớn lên trong gia đình đổ vỡ hạnh phúc, thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ và phải sống trong sự ghẻ lạnh của chính những người thân của mình. Nhưng hạnh phúc đã đến với cậu khi cậu ngã vào lòng mẹ, được mẹ vỗ về, được tận hưởng hương thơm quen thuộc của mẹ nhưng sao thấy thật ấm lòng. Cảm giác không thể tả ấy có lẽ đã vượt qua không gian, thời gian để làn toả tới người đọc. Hạnh phúc tưởng chừng chỉ đơn giản thế thôi.
Nhưng đừng nghĩ rằng muốn hạnh phúc là phải.làm cho bằng được mọi thứ để đạt được, bất kể mọi người bị tổn thương ra sao, đó không phải là hạnh phúc mà chỉ là một thứ cảm xúc tầm thường nào đó, đó là sự ích kỉ.
Cuộc sống chúng ta muôn màu muôn vẻ, cuộc sống cho chúng ta những nguyên liệu, chỉ cần chúng ta chế biến một chút và thêm chút gia vị thì hẳn là rất tuyệt vời. Hãy tự làm cuộc sống của mình hạnh phúc, tận hưởng, trân trọng những gì mình đang có.
31 tháng 12 2021

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

- Giới thiệu câu chuyện  THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người

2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề

a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:

- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết  mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.

- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.

=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.

b. Bàn luận về hạnh phúc

* Giải thích:

- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .

- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.

- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự  mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được

* Bàn luận

- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.

- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con  người tạo nên từ những hành động cụ thể.

- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống.  Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.

- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.

* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.

- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.

d. Liên hệ bản thân.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm.

11 tháng 1 2023

1/ Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” - Chọn tác phẩm phân tích. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích nhận định: - Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác. - Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính. - “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật. - Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn. 2.2. Chọn hai trong bốn tác phẩm để phân tích: Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Nói với con (Y Phương). * Cơ sở lí luận: + Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người… + Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người… + Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính… + Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ… * Cơ sở thực tiễn – qua hai tác phẩm vừa chọn: - Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy. Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người. Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ. - Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam. * Khái quát, đánh giá vấn đề bàn luận. (Trong cả hai tác phẩm, thí sinh cần phân tích được các dẫn chứng tiêu biểu, bình luận bám sát nhận định) 2.3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: - Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo… - Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc… Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người… 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề qua 2 tác phẩm đã phân tích.