Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bước lm 1 bài văn tự sự là :
- Tìm hiểu đề , tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- đọc và sửa lỗi sai
Trong văn tự sự thường có ngôi kể thứ nhât và thứ 3 .( Khái nghiệm hok ở lp 6 mk ko nhắc lại nhé !)
Câu 2 : tác dụng : Miêu tả : giúp ng đọc hình dung ra được sự vật , nhân vật trong văn bản tự sự đồng thời làm câu văn trở nên sinh động hơn trong mắt ng đọc
Biểu cảm : bộc lộ tình cảm , cảm xúc sau cái lần đó hoặc sau cái sự việc mà ng kể muốn nói . Giúp bài văn có tính truyền cảm .
=> Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta ko nên lạm dụng wa nếu ko thì nó sẽ trở thành bài văn miêu ta hoặc biểu cảm
các bước làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B1 : Xác định nhân vật và sự việc trong bài
B2 : lựa chọn ngôi kể
B3 : lựa chọn thứ tự kể
B4 : xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết trong bài văn
B5 : Viết thành bài
P/S : mk nghĩ z ~~
Em tham khảo:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Ở bước này, học sinh cần chỉ ra được yêu cầu, nội dung cũng như phạm vi của đề bài. Làm cẩn thận bước này sẽ giúp học sinh tránh được hiện tượng lạc đề, xa đề, lệch đề.
Bước 2: Tìm ý
Học sinh cần xác định được các nội dung cơ bản mà đề bài yêu cầu và vạch ra các ý sẽ trình bày trong bài
Bước 3. Lập dàn ý/ lập dàn ý chi tiết
Sắp xếp lại xem sự việc nào kể trước, sự việc nào kể sau để giúp người đọc theo dõi câu chuyện và hiểu ý người viết muốn truyền tải.
Bước 4. Viết bài theo dàn ý
Từ dàn ý đã lập, học sinh viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Viết rõ ràng, mạch lạc và dùng ngôn từ sao cho hay, sáng tạo và phù hợp nhất.
Bước 5. Đọc lại bài
Bước soát lại bài là bước cuối cùng, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng, giúp học sinh kiểm tra chính tả, lỗi dấu câu, lỗi dùng từ để tránh mất điểm đáng tiếc.
tham khảo:
Đến bây giờ, khi đã quá quen với ngôi trường cấp 2 thân yêu này, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm về ngày đầu tiên tới trường.
Đó là một ngày mùa thu tháng chín đầy nắng. Khi tiếng ve đã không còn râm ran trên những tán cây cũng là lúc học sinh chúng tôi tựu trường. Ngôi trường cấp hai của tôi là (tên trường) có tuổi đời đã năm mươi năm. Khi bước chân vào ngôi trường này lần đầu tiên, tôi cảm nhận được sự cổ kính từ dãy nhà, hàng cây, sân trường… Điều ấy khiến tôi cảm thấy vô cùng thích thú.
Ngày đầu đến trường là buổi nhận lớp, gặp mặt thầy cô chủ nhiệm và làm quen với bạn bè của khối học sinh lớp 6. Sau khi tập trung dưới sân trường nghe thầy tổng phụ trách phổ biến những nội quy của nhà trường. Và theo sự phân công, hướng dẫn của thầy, tôi tìm đến lớp học của mình. Lớp của tôi nằm ở dãy nhà bên trái của cổng trường, ngay tầng đầu tiên và là phòng học Số 1. Khi bước vào trong lớp, tôi nhìn thấy chiếc bảng đen, hộp phấn trắng, những chiếc bàn học sinh được kê rất gọn gàng. Trong lòng tôi bỗng dâng lên cảm xúc thật kì lạ, vậy là năm học sắp tới, phòng học này sẽ trở thành một ngôi nhà thứ hai của tôi.
Một lúc sau, nhiều bạn học sinh lần lượt bước vào lớp. Rồi khi tiếng trống trường vang lên, cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi cũng bước vào. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười rất tươi luôn thường trực, giọng nói cũng dễ nghe. Cô giới thiệu về bản thân cho chúng tôi nghe. Cả lớp dường như ai cũng rất yêu quý cô. Có một điều mà tôi rất thích đó là cô là giáo viên dạy môn Toán – đó chính là môn học tủ của tôi.
Sau khi trò chuyện đôi chút, cô yêu cầu các bạn trong lớp giới thiệu đôi chút về mình rồi tiến hành bầu cử ban can bộ lớp. Điều khiến tôi bất ngờ là cô đã đề cử tôi làm lớp phó học tập sau khi nghe tôi giới thiệu về mình. Dù vậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất tự hào. Ngày hôm đó, tôi còn quen được một người bạn mới – là bạn cùng bạn của tôi. Bạn ấy tên là Hạnh, hai chúng tôi có khá nhiều điểm chung. Các bạn trong lớp học tuy đến từ nhiều ngôi trường khác nhau nhưng lại rất cởi mở và dễ gần
Khi trở về, trong lòng tôi luôn luôn nghĩ rằng, những năm tháng cấp hai của mình sẽ trôi qua thật ý nghĩa bên bạn bè và thầy cô. Đối với tôi, ngày hôm đó giống như kí ức vô cùng đẹp đẽ không thể phai mờ trong tâm trí.
tham khảo
Ngày khai trường năm nay, trên đường đến trường khi đi qua trường tiểu học, bất chợt tôi nhìn thấy một cậu bé có gương mặt lo lắng, sợ sệt đáng nép bên người mẹ. Tôi chợt ngưng tiếng cười vì một cảm giác quen quen từ rất lâu bất chợt ùa về. Kia chẳng phải là cậu bé lớp một lần đầu tiên đi học đấy ư? Nhìn cậu bé, tôi lại nhớ những cảm xúc, những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Ngày khai trường của một cậu bé lớp một là tôi ngày ấy trọng đại vô cùng: tôi đã thành một học sinh, được học những điều bổ ích mà nhờ đó tôi có thể trở thành người lớn (mẹ tôi bảo thế). Tôi sung sướng, hồi hộp và háo hức mong chờ. Nhưng khi đứng trước cánh cổng trường cao rộng, trước một khung cảnh nhộn nhịp tiếng nói cười, bên cạnh là người mẹ yêu thương sắp rời tay, có. lẽ tôi cảm thấy lo âu nhiều hơn thích thú.
Phải rồi, tôi cũng nép vào người mẹ như cậu bé này. Đầu tôi dụi vào người mẹ nhưng đôi mắt vẫn ngước lên nhìn vào khung cảnh ồn ào trong sân trường. Mẹ khẽ kéo nhẹ tay tôi, động viên: “Con đừng sợ, con sẽ có nhiều bạn bè. Và cô giáo của con rất hiền…”. Mẹ đẩy tôi lên trước, tôi theo cánh tay mẹ chỉ mà rụt rè bước đi. Vào hẳn sân trường, tôi thích thú ngắm nhìn những chùm bóng bay rực rỡ, những băng đỏ chữ vàng nổi bật. Mẹ tôi mĩm cười: “Tất cả đón chào các con đấy!” Tôi không nghĩ chúng tôi – những cô bé, cậu bé nhỏ xíu – lại được nhận những điều đẹp đẽ đến thế; cảnh ấy, tôi mới nhìn thấy trên ti vi thôi. Đến trước một hàng dài những học sinh lớp một chờ đi diễu hành, tôi ngơ ngác nhìn quanh bỡ ngỡ, mẹ nhìn biển lớp để đưa tôi đến đúng hàng. Cô giáo chủ nhiệm của tôi rất trẻ, cô chào đáp lại lời chào của mẹ tôi rồi nhắc tôi chào tạm biệt mẹ. Tôi giật mình quay lại nhìn mẹ, muốn mẹ ở bên cạnh tôi thêm. Mẹ âu yếm nói: “Mẹ sẽ chờ con ngoài cổng nhé!” Tôi cúi đầu không đáp, cô giáo ân cần trao cho tôi một quả bóng đỏ và xếp tôi vào hàng.
Một hồi trống giòn giã vang lên. Trống ngực đập mạnh, tôi hồi hộp chờ đợi những điều tiếp theo… Rồi cũng đến lượt lớp tôi diễu hành, tiếng nhạc rộn rã, tiếng vỗ tay rào rào. Khi đi qua trước lễ đài, tôi có cảm giác cả trường đang nhìn vào chúng tôi: các thầy cô giáo, các vị khách mời, các anh chị lớp trên… Không khí tưng bừng, sự chào đón nồng nhiệt của mọi người khiến tôi sung sướng. Học sinh lớp một chúng tôi như là niềm mong đợi, hi vọng của biết bao người….
Trở về và ngồi lặng im trong hàng của mình, tôi vẫn bị không khí náo nức tưng bừng của ngày khai trường làm cho hồi hộp, thích thú. Những lời phát biểu, những tiết mục văn nghệ đem lại cảm giác vui tươi, rộn ràng. Tôi không thể quên tiếng trống khai trường. Đó là một hồi trống trang nghiêm nhất, vang vọng nhất mà tôi từng nghe; nó vang lên trong không khí im phăng phắc, nghiêm trang và hồi hộp. Tôi hiểu rằng, trong giờ phút ấy, ai cũng nghĩ đến một năm học đầy nỗ lực ở phía trước. Riêng với học sinh lớp một chúng tôi, đó là một hồi trống đầu tiên dành cho mình. Hồi trống thông báo với tất cả mọi người rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng tôi là những học sinh…
Ngày khai trường đầu tiên nhiều ý nghĩa quá! Cảm xúc về sự kiện trọng đại ấy tôi không thể diễn tả hết bằng lời, xúc động ngập tràn trong tôi. Cậu bé học trò mà tôi nhìn thấy đã rời tay mẹ để. vào trường. Tôi tin rằng, cậu bé ấy cũng như tôi, sẽ có được những giây phút đầy hồi hộp và hạnh phúc.
Mình càn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm kể về kỉ niệm ngày đầu tiên em bước vào trường cấp 2
+ Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
+ Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
+ Bước 3: Xác định thứ tự kể: khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.
+ Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
+ Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
+ Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
+ Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết thành bản tóm tắt.
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
- Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
- Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng không nên lạm dụng.
2 cái kia có khác gì nhau không bạn ?
Với lại viết đoạn văn về gì ?
c
Hình như là A