Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cơ cấu dân số già có tỉ lệ phụ thuộc ít, nhưng phải đối mặt với vấn đề thiếu lao động, hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già và nguy cơ giảm dân số.
- Cơ cấu dân số trẻ, có số lượng trẻ em đông tạo ra nguồn dự trữ dồi dào, bảo đảm lực lượng lao động để phát triển kinh tế cho đất nước. Song số trẻ em nhiều đặt ra một loạt vấn đề mà xã hội phải giải quyết như nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phát triển kinh tế để tạo việc làm cho số người bước vào độ tuổi lao động nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp,...
hình như nhầm rồi, cơ cấu dân số theo giới mà? đâu phải cơ cấu dân số theo độ tuổi đâu?
- Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Vì cơ cấu dân số theo giới đề cập tới vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và nữ.
- Một số nước phát triển ở Tây Âu và Bắc Mĩ như Na-uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Ai-xơ-len, Ca-na-đa, phụ nữ có vai trò rất lớn và đạt chỉ số phát triển cao; ngược lại sự bất bình đẳng giới còn rất lớn ở hầu hết các quốc gia châu Phi, một số quốc gia Nam Á. Tây Nam Á.
* Cơ cấu dân số theo giới:
– Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100% = ?%
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính; Dnam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ.
Hoặc:
Tnam = (Dnam / Dtb) X 100% = ?%
Trong đó: Tnam: Tỉ lệ nam giới; Dnam: Dân số nam; Dtb: Tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước và từng khu vực. Ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì nam lại nhiều hơn nữ.
– Nguyên nhân chủ yếu do trình độ phát triển KT-XH, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của các quốc gia.
– Khi phân tích Cơ cấu dân số theo giới, cần phải chú ý đến khía cạnh sinh học, khía cạnh xã hội (vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ)…
*Cơ cấu dân số theo độ tuổi
– Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
– Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
– Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
– Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
– Dân số trẻ: Độ tuổi 0 – 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
– Dân số già: Độ tuổi 0 – 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
– Tháp dân số (tháp tuổi)
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định)
=>Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
* Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
- Cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi
+ Cơ cấu dân số theo giới:
+ Cơ cấu dân số theo tuổi:
Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).
Trong cơ cấu dân số, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia vì:
+ Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
ơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
- Về kinh tế: phát triển các ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu theo giới để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, tránh lãng phí lao động và tình trạng thất nghiệp.
Ví dụ:
+ Nữ nhiều sẽ phù hợp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, gia dày...
+ Nam nhiều và năng động thuận lợi để phát triển các ngành khai thác, cơ khí chế tạo, công nghiệp hiện đại...
- Tổ chức đới sống - xã hội:
+ Nhà nước cần chú trọng hơn đến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản...(đặc biệt đối với các quốc gia có tỉ lệ nữ nhiều).
+ Hoạch định chiến lược phát triển dân số phù hợp.
+ Giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới (phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á).
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so vói tổng số dân. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm lớn: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15 – 59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi, hoặc 65 tuổi trở lên). Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
- Trong cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, vì:
+ Cơ cấu theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.
+ Cơ cấu theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Gửi bạn :
* Cơ cấu dân số già
- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.
- Khó khăn:
+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.
+ Nguy cơ suy giảm dân số.
* Cơ cấu dân số trẻ
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.
+ Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.
+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ.
1. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
– Đô thị đầu tiên của VN là thành Cổ Loa, sau này xuất hiện Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến. Những năm 30 của thế kỉ XX mới có Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
– Sau CM T8 – 1954 đô thị phát triển chậm, ít thay đổi
– 1954 – 1975: đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng
+ Miền B: đô thị hóa gắn liền với CNH
+ Miền N: đô thị hóa chủ yếu phục vụ chiến tranh
– Từ 1975 – Nay: đô thị hóa chuyển biến tích cực, gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên mức độ còn thấp so với các nước trên thế giới
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng chậm và còn thấp so với các nước trong khu vực: 1990: 12,9% đến 2005 được 26,9%
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Số lượng đô thị lớn nhất là Trung du miền núi phía B, sau là ĐB sông Hồng, sông Cửu Long. Ít nhất là Tây Nguyên, ĐNB và BTB
– Số dân TT lớn nhất là ĐNB, sau là ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KT – XH nước ta
– Mặt tích cực:
+ Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu KT
+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt là CN và DV
+ Đô thị còn là thị trường tiêu thụ lớn, tập trung đông lực lượng lao động có trình độ, có sức hút đầu tư
+ Đô thị có khả năng tạo việc làm
– Mặt tiêu cực: ô nhiễm MT, an ninh trật tự xã hội phức tạp.
Giải thích: Mục I, SGK/89 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: C