Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :
+ Cho r 2000 = 1 , 0 đvbk
+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có
Gợi ý làm bài
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005
b) Nhận xét
- Về tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 1990 - 2005):
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng 282,3%), tiếp theo là cây rau đậu (tăng 156,8%), cả hai nhóm cây này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt.
- Về sự thay đổi cơ cấu
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta năm 1990 và năm 2005 (%)
Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và cây khác.
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu.
- Giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Cây công nghiệp và cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng tăng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt, nên tỉ trọng có xu hướng giảm.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chứng tỏ:
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đã có xu hương đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản qua giai đoạn 1990 – 2005.
Chọn: B.
Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.
- Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %
- Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%
- Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%
Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta
(Đơn vị: %)
Ngành \ Năm | 2000 | 2005 | Nông nghiệp | 79,1 | 71,5 | Lâm nghiệp | 4,7 | 3,7 | Thủy sản | 16,2 | 24,8 | Tổng số | 100,0 | 100,0 |
a) Vẽ biếu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012
b) Nhận xét vả giải thích
* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).
- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).
* Giải thích:
- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.
- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...
Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 (%)
=> Ta có bảng:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH
(Đơn vị: %)
=> nhận xét thấy sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta là Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp.
=> Chọn đáp án D
D. tỉ trọng giá trị SX của từng ngành trong hệ thống các ngành CN.