Có ba người đàn ông đang bơi trong đại dương...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một người đàn ông đang ngồi ở quầy bar cảm thấy khá tội nghiệp. Anh ta nhìn thấy người đàn ông bên cạnh mình rút ra tờ 50 đô la từ trong ví của anh ta. Anh ta quay sang người đàn ông giàu có và nói với anh ta, "Tôi có một tài năng tuyệt vời: Tôi biết hầu hết mọi bài hát đã từng tồn tại!" Người đàn ông giàu có cười. Rồi người đàn ông nghèo nói, "Tôi sẵn sàng đánh cược với bạn...
Đọc tiếp

Một người đàn ông đang ngồi ở quầy bar cảm thấy khá tội nghiệp. Anh ta nhìn thấy người đàn ông bên cạnh mình rút ra tờ 50 đô la từ trong ví của anh ta. Anh ta quay sang người đàn ông giàu có và nói với anh ta, "Tôi có một tài năng tuyệt vời: Tôi biết hầu hết mọi bài hát đã từng tồn tại!" Người đàn ông giàu có cười. Rồi người đàn ông nghèo nói, "Tôi sẵn sàng đánh cược với bạn tất cả số tiền bạn có trong ví để tôi có thể hát một bài hát chính hiệu có tên một phụ nữ mà bạn chọn trong đó."

Người đàn ông giàu có lại cười và nói, “Được rồi. Còn tên con trai tôi là Sam Sung thì sao? ” Người đàn ông giàu trở nên trắng tay. Còn người đàn ông nghèo thì được đổi đời. Hỏi anh ấy đã hát bài hát gì?

1
30 tháng 11 2021

Happy Birthday bạn nhé - Kính gửi bạn Nguyên Đức 8Rhino

10 tháng 11 2016
1.Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.
-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.
2.Thân bài
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một ***** mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một ***** mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương ***** và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.
- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.
® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.
3.Kết bài:
-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.
- Suy nghĩ của bản thân em...
 
10 tháng 11 2016

Bạn còn bài nào khác ko ?

 

27 tháng 2 2022

ông clark

27 tháng 2 2022

hung thủ là ông Clark

CÁCH NHÌNTrước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên,...
Đọc tiếp

CÁCH NHÌN

Trước một toà nhà nọ, có một cậu bé bị mù ngồi đó với chiếc mũ phía trước và một tấm bảng ghi: “Tôi bị mù, xin mọi người hãy rũ lòng thương mà giúp đỡ tôi”.

Trong chiếc mũ của cậu bé lúc ấy chỉ có vài xu. Bỗng một ngừơi đàn ông đi ngang qua, ông đã lấy một vài đồng xu từ chiếc ví của mình ra và bỏ chúng vào chiếc mũ của cậu bé. Sau đó, ông cầm tấm bảng lên, chùi hết dòng chữ và viết lại một tấm bảng khác. Rồi ông đặt tấm bảng trở lại chỗ cũ để mọi người đi ngang qua sẽ dễ dàng nhìn thấy dòng chữ mới này. Chẳng mấy chốc, chiếc mũ của cậu bé bỗng đầy tiền. Ngừơi nào đi ngang qua cũng ghé vào cho cậu vài đồng. Buổi chiều hôm đó, người đàn ông đã ghi lạitấm bảng đến để xem mọi việc như thế nào. Cậu bé nhận ra những bước chân của ông nên liền hỏi: “Chú là người đã viết lại tấm bảng cho cháu vào sáng nay phải không? Chú đã viết gì thế?” Người đàn ông nói: “Chú chỉ viết sự thật. Chú chỉ viết lại những gì cháu viết nhưng theo một cách khác!” Người đàn ông đó đã viết: “Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng tôi không thể thấy điều đó được”. Bạn nghĩ tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai đều có nội dung giống nhau? Tất nhiên, cả hai tấm bảng đều nói cho mọi người biết rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng đầu tiên chỉ nói một cách đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ rất may mắn khi nhìn thấy được cuộc sống hôm nay thật đẹp. Và tấm bảng thứ hai đã mang lại hiệu quả cao hơn.

Em có suy nghĩ gì khi đọc mẩu chuyện trên?

2
9 tháng 4 2020

 Hãy cám ơn những gì bạn đang có.
- Hãy biết sáng tạo và đổi mới.

- Hãy sống hết mình, đừng bao giờ hối tiếc. Khi cuộc sống làm cho bạn có 100 lý do để khóc, thì cuộc sống cũng sẽ mang lại cho bạn 1000 lý do để cười.

- Cuộc sống thật tuyệt vời nếu bạn biết cách sống như thế nào. Mỗi ngày có đẹp hay không thì đều tuỳ thuộc vào bạn.

12 tháng 4 2020

tôi có suy nghĩ rằng trong cuộc sống có rất nhiều ng ko dc bằng mk và chúng ta quả là rất may mắn khi hơn họ nên hãy tận dụng sự may mắn đó và nên quý trọng bản thân hơn, luôn lạc quan yêu đời. Và đối vs những hoàn cảnh như trên chúng ta cần phải biết san sẻ phần nào khó khăn của họ đừng khinh thường họ,...

18 tháng 12 2016

sao mk thấy nó cụt ngủn sao sao ý

18 tháng 12 2016

hay mờ

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều, vài câu: - Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ! - Ừ, gần Tết nên Tất niên...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều, vài câu: - Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ! - Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ. - Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm. - Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ. Tò mò nên tôi ghé hỏi: - Hai chú là anh em ạ? - Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ. - Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi? - Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi. - Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi? Lúc này chú mù mới nói: - Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng xe máy. - Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò. - Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời. - Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình. - Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé! Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000. - Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó. - Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi! Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm) Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông điệp đó. 

giúp em với ạaaa

0
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .

(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).

Ko chép mạng. Thử sức mk.

1
12 tháng 9 2016

MIK THẤY BÀI NÀY HAY VÀ Ý NGHĨA BẠN THAM KHẢO NHÉ

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

13 tháng 9 2016

chép mạng

 

27 tháng 4 2017

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.

+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.

+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:

+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.

+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.

+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.

Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?

Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.

+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”

=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.

+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”

=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.

+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.

Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.

Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?

Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:

+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.

+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.

+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.

+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.

+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.

12 tháng 3 2018

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô dã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ.

+ Luận điểm một: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa vì có thể hoàn toàn được tự do thoải mái làm theo ý thích, không bị phụ thuộc vào bất kì ai, hay bất cứ điều gì.

+ Luận điểm hai: đi bộ ngao du là một dịp tuyệt vời để ta trau dồi, tìm hiểu những kiến thức trong cuộc sống thực tế.

+ Luận điểm ba: đi bộ ngao du rất tốt cho sức khoẻ và tinh thần của con người.

Câu 2. Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?

Trật tự sắp xếp ba luận điểm của văn bản là hoàn toàn hợp lí vì:

+ Tạo cho văn bản sự mạch lạc, chặt chẽ, lôgic.

+ Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được ưu tiên vị trí hàng đầu.

+ Trình tự sắp xếp này còn có lí do riêng của tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị chửi mắng đánh đập cực khổ, không có tự do. Tự do là mục tiêu hàng đầu của ông. Thứ hai là cuộc đời của ông rất ít có điều kiện để đi học chỉ học được một vài năm (từ 12 đến 14 tuổi). Ông rất khát khao kiến thức, khao khát dược học hỏi.

Câu 3. Theo dõi các đại từ nhân xứng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận?

Trong văn bản đại từ nhân xưng luôn thay đổi, nhà văn dùng tới ba đại từ nhân xưng trong một đoạn văn ngắn: lúc ta, lúc tôi, lúc Ê-min.

+ Xưng ta: lúc tác giả thể hiện chân lí chung cho tất cả mọi người; “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ...”

=> Ru-xô muốn khẳng định rằng đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.

+ Xưng tôi: Khi tác giả đưa ra những thể nghiệm của bản thân trong cuộc sống để thuyết phục mọi người: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan...”

=> Chính sự từng trải của bản thân tác giả làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sự gợi cảm.

+ Ê-min: thực chất cũng là một sự phân thân của nhân vật “tôi” là một cách thể hiện khác của tác giả. Thay đổi nhân vật nhân xưng làm cho lời văn trở nên sinh động, thể hiện quan điểm giáo dục của Ru-xô đối với thế hệ trẻ.

Dù xưng ta, xưng tôi hay Ê-min bao giờ tác giả cũng đưa những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống mà bản thân đã trải qua làm cho bài viết giàu sức thuyết phục và có tính biểu cảm.

Câu 4. Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru-xô qua bài này?

Con người và tư tưởng tình cảm của Ru-xô qua bài văn:

+ Lòng yêu quý tự do sâu sắc “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lại lúc nào thì dừng”.

+ Lòng ham học hỏi “phòng sưu tầm của cả Trái đất”.

+ Lòng yêu mến thiên nhiên “dòng sông, khu vườn, bóng cây”.

+ Thích sống giản dị “một bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn”.

+ Theo ông giáo dục thế hệ trẻ học phải đi đôi với hành, thấm nhuần tư tưởng tự do.

i don not no k nha minhf ít điểm lắm đi nha

18 tháng 11 2017

con ran