K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017

1. Lệnh mục I - Không khí có thế bị ỏ nhiễm và gây tác hại tới hoạt dộng hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào? - Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hâp tránh các tác nhân có hại. Trả lời: - Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người: + Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin,... + Các vi sinh vật gây bệnh. - Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên: Biện pháp Tác dụng - Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học. bệnh viện và nơi ở. - Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp. - Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại. - Không hút thuốc lá. - Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí dộc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...) - Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. - Thường xuyên dọn vệ sinh. - Không khạc nhổ bừa bãi. - Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh. - Nên đeo kháu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh. - Hạn chế ô nhiẻm không khí do bụi. 2. Lệnh mục II - Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thế thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? - Giải thích vì sao khi thờ sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? - 1 lãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hò hấp khoe mạnh. Trả lời: * Dung tích sống: - Dung tích sống là thế tích khổng khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra. - Dung tích sông phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lổng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong dỏ tuổi phát triển, sau dó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khá nâng co tối đa của các cư thở ra, các cơ này cần luyện tập dều từ bé. - Cần luyện tập thể dục thể thao dúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng. * Giải thích qua ví dụ sau: - Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí: + Khí lưu thỏng/phút: 400ml x 18 = 7200ml. + Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 2700ml = 4500ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mồi nhịp hít vào 600ml + Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml + Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 1800ml = 5400ml Kết luận: Khi thở sâu và giám nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp. * Biện pháp tập luyện: Tích cực tập thẻ dục thế thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 73 SGK sinh học 8: Trồng nhiêu cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? Trả lời: Cây xanh giúp điều hòa không khí, tạo không khí trong lành. Vì khi có ánh nắng mặt trời cây sẽ hấp thủ khí CO2 và nhả khí O2, như vậy không khí xung quanh chúng ta sẽ sạch mà mát hơn. Giải bài tập 2 trang 73 SGK sinh học 8: Hút thuốc lá cỏ hại như thẻ nào cho hệ hô hấp? Trả lời: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc và có hại cho hệ hô hấp như sau: - CO: chiếm chỗ của 02 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu 02, đặc biệt khi cơ thể hoạt động mạnh. - NOx: gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đối khí; có thể gây chết ở liều cao. - Nicôtin: làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí; có thể gây ung thư phổi. Giải bài tập 3 trang 73 SGK sinh học 8: Tại sao trong đường dẩn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ ché chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi? Trả lời: Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động vệ sinh. Giải bài tập 4 trang 73 SGK sinh học 8: Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập dê táng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Trả lời: - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. Các chỉ số phản ánh một hệ hô hấp khoẻ mạnh: - Dung tích sống là tối đa. - Lượng khí cặn là tối thiểu. - Số nhịp thở/1 phút là tối thiểu. - Mỗi nhịp thở đều sâu hơn (lượng khí lưu thông lớn, lượng khí trao đổi lớn, lượng khí không được trao đổi nhỏ).

16 tháng 3 2016

1) Đời sống
Koala, hay gấu túi (danh pháp khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae, và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat. Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Nó có chiều dài cơ thể khoảng 60–85 cm (24–33 in) và khối lượng 4–15 kg (9–33 lb). Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Koala ở các quần thể phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các cá thể sống ở phía nam. Có thể các quần thể này thuộc các phân loài riêng biệt, nhưng điều này không được công nhận.

2) Sinh sản:
Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kì mang thai là 35 ngày. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và cái thường giao hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.

Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala khi lọt lòng mẹ trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó (có thể đóng mở theo ý muốn của koala mẹ) và bám vào một trong hai núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa. Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông. Sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi.

3) Vai trò: Làm phong phú cho hệ sinh thái của TĐ.

16 tháng 3 2016

Sinh sản: Độ tuổi sinh sản ở thú Koala là từ 2 đến 3 tuổi ở con cái và từ 3 đến 4 tuổi ở con đực. Thú Koala mang thai trong vòng 35 ngày thì hạ sanh một gấu Koala con, rất hiếm khi chúng ta bắt gặp trường hợp gấu Koala sinh đôi mà chúng thường chỉ sinh một con cho một chu kì mang thai. 

 

23 tháng 8 2017

- vì các tb trùng roi sống trong tập đoàn vẫn là những cá thể độc lập. còn trong cơ thể người, mỗi tb có chức năng nhiệm vụ khác nhau và hoạt động phụ thuộc vào nhau.

12 tháng 1 2017

Vì ếch là động vật biến nhiệt cho nên sự thay đổi nhiệt độ chỉ nằm trong giới hạn nhất định,nhiêth độ cơ thể luôn cao hơn nhiệt độ môi trường

MIK BIẾT SAO NÓI VẬY THÔI AK

12 tháng 1 2017

vì khi nhiệt độ xuống thấp thì nc trong các mô có khả năng bị đóng băng thành tinh thể , tổn thương phá bỏ cấu trúc tế bào => ếch ngủ đông

15 tháng 1 2017

ếch là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ cơ thể của nó tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà khi vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp suy ra nhiệt đọ của ếch cũng thấp các mô có khả năng bị đóng băng thành tinh thể , tổn thương phá bỏ cấu trúc tế bào nên ếch ngủ đông

29 tháng 4 2017

- chia thân thỏ thành 2 nửa và giúp hỗ trợ hô hấp
- sự thông khí ở phổi thực hiện đc nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành
- cơ hoành co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực ( như trong thí nghiệm ) :
+ khi cơ hoành dãn : Thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí đi từ phổi ra ngoài (thở ra)
+ khi cơ hoành co : thể tích lồng ngực tăng (lớn), áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào)
mình cũng k chắc lắm, chúc bạn học tốt !

29 tháng 4 2017

Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

8 tháng 5 2017

Thcs An Phú Đông nha bạn. Chúc bạn thi tốt

Hỏi đáp Sinh học

9 tháng 5 2017

Mơn bạ nhiều nhoa yeuyeuyeu

=>>> Chúc bạn học tốt

26 tháng 3 2017

Lậpbảng so sánh hệ tuầnhoàncủa cá , lưỡng cư, bò sát và chim

Cá

Lưỡng cư

Bò sát

Chim

Tim có 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất

Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất

Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất song tâm thất đã có vách hụt

Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất

- Có 1 vòng tuần hoàn.

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm.

- Nhịp tim : 20 lần /1 phút

- Có 2 vòng tuần hoàn.

- Máu pha đi nuôi cơ thể

- Nhịp tim : 50 lần / phút

- Có 2 vòng tuần hoàn.

- Máu pha đi nuôi cơ thể nhưng chứa nhiều oxi hơn ếch

- Có 2 vòng tuần hoàn

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi giàu oxi

- Nhịp tim : 200-300 lần / phút

26 tháng 3 2017
Lớp Thú Lớp Bò Sát

- Hệ thần kinh phát triển rất cao, bán cầu não trước có vỏ não lớn và hình thành vòm não mới, có nhiều khe rãnh trên bán cầu não, tiểu não hình thành bán cầu tiểu não. Có đủ 12 đôi dây thần kinh não.

- Giác quan phát triển mạnh.

- Tim có 4 ngăn, chỉ có chủ động mạch trái, hồng cầu không nhân, lõm 2 mặt.

- Phổi có buồng thanh, nhiều phế nang, khả năng trao đổi khí với cường độ cao
Là động vật đẳng nhiệt, khả năng điều hoà thân nhiệt cao.


- Phân tính, có cơ quan giao phối, dịch hoàn nằm lọt xuống bìu ngoài xoang bụng. Có 2 buồng trứng, 2 ống dẫn và 1 tử cung, 1 âm đạo.
tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị fa hơn

28 tháng 3 2017

xuất hiện phổi. Hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

28 tháng 3 2017

Cá chép hô hấp bằng mang , lá mang những nếp da mỏng có hiều mạch máu giúp trao đổi khí.