K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2018

Tác giả không nhân cách hóa con chó Bấc theo kiểu của La- Phông ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn

- "Qua lời kể của tác giảm dường như con chó Bấc biết suy nghĩ (trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy", "Bấc cảm thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy")

Bấc biết vui mừng và lo sợ ("Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch… làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là…")

- Bấc còn nằm mơ "ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.."

→ Tất cả thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, và lòng yêu thương loài vật của ông

Ý nghĩa - Giá trị

    Qua trích đoạn này, học sinh thấy được những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời, phong phú khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.

10 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A.

1.Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a/Mở đầu, b/Tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc, c/Tình cảm của Bấc đối với chủ.Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những tình cảm của phía nào? 2.Cách cư xử của Thoóc- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước...
Đọc tiếp

1.Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây: a/Mở đầu, b/Tình cảm của Thoóc- tơn đối với Bấc, c/Tình cảm của Bấc đối với chủ.Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những tình cảm của phía nào?

2.Cách cư xử của Thoóc- tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?

3.Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ được thể hiện qua các khía cạnh khác nhau ra sao?Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.

4.Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.

1
1 tháng 5 2017

1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần :

- Mở đầu (đoạn 1)

- Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc (đoạn 2).

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn (đoạn 3).

Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

2. Thoóc-tơn đối xử với con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc ‘như là con cái của anh vậy’. Cả trong suy nghĩ và trong hành động anh không coi Bấc như là một con chó mà anh coi như là một người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.

Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi, thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng sua âu yếm ‘rủ rỉ bên tai’ trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : ‘Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !’. Những biểu hiển đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với con vật của mình.

3. Những sự việc hằng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc-tơn và Bấc được tác giả kể lại rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thôn thường. Anh chăm sóc những con chó ‘như thể chúng là con cái của anh vậy’. Bấc vốn là con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ ‘tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất’. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn hét lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chủ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cam mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ ‘trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…’ rất sống động có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.

4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung đối với bạn đọc còn ý nghĩa ở xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật lại của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

21 tháng 4 2018

Chọn đáp án: D.

1.Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triể khai khác nhau không lặp lại. 2.Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài...
Đọc tiếp

1.Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triể khai khác nhau không lặp lại.

2.Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?

3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, nhà thơ La Phông ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

4.Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài thơ cụ thể “Chó sói và cừu non” koong hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ co phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)

3
11 tháng 2 2019

Câu 1:

Bố cục:

  • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
  • Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
  • Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
  • Câu 2: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
  • Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
  • Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
  • Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
  • Câu 4:Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
14 tháng 2 2019

Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Bài làm:

Bố cục:

  • Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
  • Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
  • Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

    Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

    Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?

    Bài làm:
    • Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
    • Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

      Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

      Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

      Bài làm:
      • Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
      • Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

        Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

        Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

        Bài làm: Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi          "Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

          "Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác…"

(Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Xác định một trợ từ có trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của trợ từ đó.

Câu 4. Câu văn: Cuộc sống chúng ta sẽ buồn tẻ biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. thuộc kiểu câu gì chia theo cấu tạo ngữ pháp? Vì sao?

Câu 5. Từ đoạn văn trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tình yêu thương là tiếng nói đồng vọng, kết nối biết bao trái tim con người.  (Trình bày khoảng 2/3 trang giấy thi)

 

0
Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở...
Đọc tiếp

Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, một nhân vật đã tâm sự: Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt vời lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.

Câu 1: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Câu chuyện hai bố con anh thanh niên cùng viết đơn xin đi lính ra mặt trận cho thấy anh thanh niên là người như thế nào?

Câu 3: Anh thanh niên chia sẻ “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu quan niệm về hạnh phúc của nhân vật như thế nào?

Câu 4: Những người đáng vẽ khác mà nhân vật anh thanh niên nhắc tới là ai? Vì đâu mà nhân vật cháu cho rằng họ đáng vẽ hơn mình?

Câu 5:  Cách đặt tên cho các nhân vật của tác giả trong truyện có gì đặc biệt? Vì sao ông lại đặt tên cho các nhân vật của mình như vậy?

Câu 6:  Những từ ơ, ư trong câu “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc những từ loại nào? Tác dụng của việc sử dụng những từ loại ấy trong câu?

Câu 7: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, khởi ngữ, thành phần biệt lập  có trong đoạn trích?

Câu 8: Câu Không, không, đừng vẽ cháu! thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói và xét theo cấu tạo? Qua câu nói đó, em thấy được nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên.

 

1
20 tháng 5 2021

Câu 1 

Anh thanh niên với bác hoạ sĩ

Hoàn cảnh : cuộc gặp gỡ nói chuyện trong ba muoiwphuts giưa anh thanh niên cô kĩ sư và bác hoạ sĩ

Câu 2

Câu 3

 Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Câu 4

Trong tác phẩm, "những người khác đáng cho bác vẽ hơn" mà "cháu" đề cập đến là: ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.

Vì anh cho rằng những cống hiến của mình còn nhỏ bé, chưa xứng đáng để vẽ. Còn anh cán bộ nghiên cứu sét và ông kĩ sư vườn rau đã có nhiều công hơn, cống hiến được nhiều hơn, họ hy sinh hạnh phúc cá nhân của họ nên họ xứng đáng được vẽ hơn.

Câu 5

ĐB:Chỉ sử dụng danh từ chung chứ k phải 1 cái tên cụ thể

Để nói lên ngụ ý rằng:những con người đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước không phải là một người, một nhân vật cụ thể. Mà trên dải đất Việt Nam này có rất nhiều người đang ngày ngày cống hiến như vậy. Và các nhân vật trong câu chuyện này là một trong những đại diện cho những gương mặt ấy.

Câu 6 

Từ "ơ" :thán từ 

Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên

"ư" tình thái từ

Dùng đẻ hỏi

Câu 7

Câu 8

Xét về mục đích nói ''Không Không Đừng vẽ cháu'' thuộc kiểu câu cầu khiến. 

Câu văn nói về nhân vật là :nhận xét về nhân vật,tính cách qua lời nói hành động,hiểu nhân vật là một người ko thích ai tò mò về đời sống riêng tư của mình

 

 

 

1 tháng 1 2021

. Mở bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.

2. Thân bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.

- Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.

- Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.

- Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.

3. Kết bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.

16 tháng 11 2019

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của nhà khoa học, vì vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

   + Ông không nói tới sự thân thương của loài cừu cũng như " nối bất hạnh của loài sói" – bởi đó không phải những đặc điểm tiêu biểu của chúng

   + Đặc điểm đó do con người gán cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học