Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk trả lời lại nhak!!!
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch rách cho thơm
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều!
Em thích nhất là câu " Đói cho sạch,rách cho thơm"
Vì:Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu luyến rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong cònhơn sống đục... có nội dung tương tự.
“Một mặt người bằng mười mặt của”.
– Có ý nghĩa khẳng định và đề cao giá trị của con người, ta cũng gặp trong nhiều câu tục ngữ khác như: Người sống, đống vàng; Người ta là hoa đất.
– Câu tục ngữ này có thể được áp dựng trong nhiều trường hợp: như phê phán, phản bác những kẻ coi trọng của cải hơn con người; động viên, an ủi những người bị mất mát, thiệt hại về tiền của, và thông qua đó chỉ cho họ thấy rằng của cải đáng quý, nhưng con người còn đáng quý hơn cả. Còn người còn của, con người sẽ làm ra của cải vật chất.
*Nội dung :
-Tục ngữ về con người và xã hội :
+Tôn vinh, coi trọng giá trị con người.
+Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
*Giá trị nghệ thuật :
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa.
- Nội dung hàm súc, cô đọng.
-Có vần , nhịp cho câu văn dễ thuộc , dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống.
Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.5
Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có
YES!!
Những câu tục ngữ thì thường dc lưu truyền bằng miệng, ngắn gọn và xúc tích. Nên sẽ dễ lưu truyền dc cho những thế hệ con cháu sau này. Thay vì ta ghi chép nó vào những trang giấy, tuy nó giúp ta hiểu và thấm lâu hơn, nhưng không thể hiện được sự dễ dàng và thực tế.