Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Gọi ƯCLN(7n+10; 5n+7) là d. Ta có:
7n+10 chia hét cho d => 35n+50 chia hết cho d
5n+7 chia hết cho d => 35n+49 chia hết cho d
=> 35n+50-(35n+49) chia hết cho d
=> 1 chia hết cho d
=> d thuộc Ư(1)
=> d = 1
=> ƯCLN(7n+10; 5n+7) = 1
=> 7n+10 và 5n+7 nguyên tố cùng nhau (đpcm)
Các câu sau tương tự
Gọi 2 số đó là 2k+1; 2k+3. Ta có:
Gọi ƯCLN(2k+1; 2k+3) là d. Ta có:
2k+1 chia hết cho d
2k+3 chia hết cho d
=> 2k+3-(2k+1) chia hết cho d
=> 2 chia hết cho d
=> d thuộc Ư(2)
Mà 2k+1 lẻ => Không chia hết cho 2
=> d khác 2
=> d = 1
=> ƯCLN(2k+1; 2k+3) = 1
=> 2 số lẻ liên tiếp nguyên tố cùng nhau (đpcm)
A) Gọi 2 số tự nhiên liên tiếp (khác 0) là n và n+1.
Gọi ƯCLN của 2 số trên là a, ta có: n chia hết cho a; n+1 chia hết cho a => n+1-n chia hết cho a hay 1 chia hết cho a => a=1 => n và n+1 nguyên tố cùng nhau.
Vậy 2 số tự nhiên liên tiếp là 2 số nguyên tố cùng nhau.
B) Gọi 2 số lẻ liên tiếp là n và n+2. Gọi a là ƯCLN của n và n+2, ta có:
n chia hết cho a; n+2 chia hết cho a => n+2-n chia hết cho a hay 2 chia hết cho a.
Do n; n+2 lẻ nên a lẻ => a=1 => n và n+2 nguyên tố cùng nhau.
Vậy 2 số lẻ liên tiếp nguyên tố cùng nhau.
b, Gọi ƯCLN(2n+5;3n+7) = d ( \(d\in N\)*)
Ta có : 2n + 5 \(⋮\)d => 6n + 15 \(⋮\)d (1)
3n + 7 \(⋮\)d => 6n + 14 \(⋮\)d (2)
Lấy (1) - (2) ta được : \(6n+15-6n-14⋮d\Leftrightarrow1⋮d\Leftrightarrow d=1\)
Vậy ta có đpcm
Gọi ƯCLN(2n+3; 4n+8) là d. Ta có:
2n+3 chia hết cho d => 4n+6 chia hết cho d
4n+8 chia hết cho d
=> 4n+8-(4n+6) chia hết cho d
=> 2 chia hết cho d
=> d thuộc Ư(2)
Mà 2n+3 lẻ => không chia hết cho 2
=> d khác 2
=> d = 1
=> ƯCLN(2n+3; 4n+8) = 1
=> 2n+3; 4n+8 nguyên tố cùng nhau (đpcm)
Gọi 2 số tự nhiên liên tiếp đó là 2k và 2k+1
Gọi ƯCLN(2k; 2k+1) là d. Ta có:
2k chia hết cho d
2k+1 chia hết cho d
=> 2k+1 - 2k chia hết cho d
=> 1 chia hết cho d
=> d thuộc Ư(1)
=> d = 1
=> ƯCLN(2k; 2k+1) = 1
=> 2 số tự nhiên liên tiếp nguyên tố cùng nhau (đpcm)