Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cao Bằng vừa cao vừa bằng, không đâu cao bằng Cao Bằng.
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn
- Bà vãi mặc áo vải ngồi ăn chùm vải vứt vỏ vung vãi.
- Vợ lẽ đếm tiền lẻ nghĩ phận lẽ lau lệ lặng lẽ.
- Ngựa đá đá con ngựa đá
- Ruồi đậu mâm xôi đậu
- Kiến bò đĩa thịt bò
Tôi lái một chiếc cúp xanh (cub xanh) đi chợ.
Hỏi tôi mua gì?
Cúp xanh=canh xúp
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
- Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
+ Bà già đi chợ cầu đông.
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
+ Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết riêng em không sầu.
+ Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
+ Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trông cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
................................................
Chồng chổng chồng chông ;
Chồng bát, chồng đĩa, nồi hông cũng chồng !
Con mèo, con mẻo, con meo
Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà.
Cô thỉ, cô thi,
Cô đang đương thì, cô kẹo với ai ?....
Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.
Bác gì, bác xác bác xơ
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.
Muốn rằng tàu lặn tàu bay
Nên anh bỏ việc cấy cày anh đi.
Biết mà cu lít cu li,
Thà rằng ở vậy nhà quê với nàng.
Nhà quê có họ có hàng ;
Có làng, có xóm, nhỡ nhàng có nhau.
tham khảo:
Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
a) Mk ko biết làm
b) Hãy so sánh nghĩa của từ lợi trong dự định của “bà già” với từ lợi trong lời nói của thầy bói. “Bà già” dùng từ lợi với nghĩa “lợi lộc, thuận lợi”. Còn từ lợi trong câu nói của thầy bói: nếu chỉ dừng lại ở “Lợi thì có lợi” thì tưởng như không khác với từ lợi theo ý của “bà già”; nhưng trong sự liên kết với vế sau “nhưng răng không còn” thì từ lợimang hàm ý khác, là từ lợi trong quan hệ với răng – những bộ phận trong khoang miệng. Hoá ra, thầy bói nhắc khéo “bà già”: bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa! Sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm có được là nhờ việc tráo đổi từ dựa theo hiện tượng đồng âm.
c) Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn .Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút châm chọc , ngạo đời ....
Bạn tham khảo nhé !!!
Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn . Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút châm chọc , ngạo đời .....
VD :
_Cao Bằng vừa cao vừa bằng, không đâu cao bằng Cao Bằng.
_Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn
_ Bà vãi mặc áo vải ngồi ăn chùm vải vứt vỏ vung vãi.
_ Vợ lẽ đếm tiền lẻ nghĩ phận lẽ lau lệ lặng lẽ
Chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt , sao cho ở đó song song tồn tại hai lựơng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ , nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa . Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ , văn chương Việt Nam .
VD:Nước chảy riu riu,
Lục bình trôi ríu ríu;
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.
Duyên trúc trắc, nợ trục trặc;
Thiếp với chàng bất đắc vãng lai.
Sàng sàng lệ nhỏ càng mai
Dẫu không thành đường chồng vợ, cũng nhớ hoài nghĩa xưa
Riu riu, ríu ríu, xíu / trúc trắc, trục trặc, bất đắc...; có thể xếp vào loại điệp một bộ phận của âm tiết ( phần vần ). Tác dụng của cách điệp này là tạo nên một nét nghĩa nền tản cho toàn bài và nhấn mạnh sắc thái nghĩa cục bộ của từ ngữ được điệp.
VD:
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai.
Ở VD trên, tuy hai dòng đầu phụ âm Đ - được điệp trong bốn âm tiết ( sử dụng 4 lần chữ có phụ âm Đ ), phụ âm T được điệp trong sáu âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đặn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết ( trong đó chữ Tình được điệp 4 lần, thành ra chỉ còn lại 13, ở đây mỗi âm tiết đồng thời là một từ ). Cách điệp trong trường hợp này cho thấy sự dằn dỗi, bức xúc của người nói.
*** Chơi chữ bằng phương tiện cùng âm: dùng phương tiện cùng âm ca dao có bốn cách:
Tạo một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm;
Tạo ra nhiều từ cùng âm, gây sự tương phản giữa âm và nghĩa;
Tạo ra một từ có thể hiểu nước đôi;
Dựa vào tên gọi động vật, thực vật.
# Tạo ra một ngữ cảnh cho phép xuất hiện cùng âm:
VD: có hai lời hò đối đáp có thể xem là dị bản của nhau dưới đây:
Một trăm thứ dầu, dầu chi không ai thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi không ai rang?
Một trăm thứ than, than chi không ai quạt?
Một trăm thứ bạc, bạc chi bán chẳng ai mua?
Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo.
Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua:
Trai nam nhi đà đối đặng, gái bốn mùa tính răng ?
*************
Em hỏi anh Trong các thứ dầu, có dầu chi là dầu không thắp?
Trong các thứ bắp, có bắp chi là bắp ko rang?
Trong các thứ than, có than chi là than ko quạt?
Trong các thứ bạc, có bạc chi ko đổi ko mua?
Trai nam nhơn chàng đối được mới rõ ai thua phen này?
Trong các thứ dầu, có nắng dãi mưa dầu là dầu ko thắp;
Trong các thứ bắp, có bắp mồm bắp miệng là bắp ko rang;
Trong các thứ than, có than hỡi than hời là than ko quạt;
Trong các thứ bạc, có bạc tình bạc nghĩa là bạc ko đổi ko mua;
Trai nam nhơn vừa đối đặng, hỏi thiếp vừa tính sao?
Ngữ cảnh “Một trăm thứ....”hay “Trong các thứ......”: đã xuất hiện những từ cùng âm, làm cho điệu hò có vần có điệu. Suy ra, có vô số cách sử dụng cùng âm được cho là phù hợp. Chúc bạn học tốt ^^