...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

17 tháng 1 2019

Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

1, Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đoạn văn Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm cả 1 cuộc đời dài 2,...
Đọc tiếp

1, Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đoạn văn
Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm cả 1 cuộc đời dài
2, Đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết.
Khi cuộc chinh chiến da xong xuôi, chúng ta lại mỗi con người một nơi và quay về với sự lặng lẽ, cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẽ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc , bản tính hư hỏn, cái gì cũng làm ta khó chịu.
GIÚP MÌNH VỚI Ạ! MAI MÌNH PHẢI NỘP BÀI RỒI. :(((

0
27 tháng 8 2018

Tôi, một loaì động vật mà không một người nông dân nào chưa gắn bó với tôi và ngay cả các cô nhóc, cậu nhóc bé tỉ ở làng quê cũng đã từng bíết tới tôi như một người bạn thân. Vậy các bạn biết tôi là ai không? Tôi chính là "con trâu"

Chúng tôi thuộc họ nhà Bò (Bovidae), phân bộ nhai lại (Ruminantia), nhóm sừng rỗng(Cavicornes), bộ Guốc chẵn(Actiodactyla), lớp thú có vú(Mammalia). Và tiền thân của chúng tôi là trâu rừng thuần hóa,với cặp lông mày xám đen, thân hình chắc khỏe vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ,nặng từ 350-700kg, sừng hình lưỡi liềm của chúng tôi. Dần, hình ảnh chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng cò bay thẳng cánh đã trở nên quen thuộc với mọi người dân Việt Nam.

Chính vì có ích cho mọi nhà nông, chúng tôi đã duy trì nòi giống bằng cách đẻ ra các chú nghé con, từ 5-6 con trong 1 lứa, 1 chú nghé bình thường nặng từ 22 – 25kg. Chúng lớn lên và tiếp tục phục vụ đời sống cho nhà nông.

Chúng tôi gắn bó với người nông dân suốt quãng đời của mình. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, hắng ngày chúng tôi được người nông dẫn ra ruộng để kéo cày, làm đất tơi xốp để gieo giống. Và rồi, không bíêt tự bao giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã thành hình ảnh gần gũi với đời sống nông dân.

Không chỉ có một vị trí to lớn trong nông nghiệp mà chúng tôi cón là vật cổ vũ tinh thần cho nhà nông. Như trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng,mỗi một làng sẽ đem một con trâu ra thi đấu để chọn lọc được con trâu mạnh khỏe nhất, thuần túy nhất nhờ vào kết quả của cuộc thi người thắng cuôc là ai. Khi đã được chọn lọc kĩ lưỡng, họ sẽ đem người thắng cuộc ấy làm vật tế dâng lên thần linh để thần linh ban phúc cho mùa màng thu được nhiều lợi nhuận. Và lễ họi chọi trâu này đã rất được hoan nghênh nên nhân gian đã lưu truyền một câu ca dao cổ:

" Dù ai buôn đâu bán đâu

Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mùng chín tháng tám thì về chọi trâu"

Và ngoài ra, còn có một lễ hội đó là lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Lễ hội này sẽ được dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Chủ trì đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật…Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cũng liên hoan. Nhắm mục đích cho dân làng được ăn mừng sau 1 vụ mùa thành công vất vả.

Không chỉ gắn bó với những người nông dân, chúng tôi còn là người bạn thân của các cô nhóc cậu nhóc.Trời bắt đầu đổi màu, thì hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu đọc sách, thả diều, hay dẫn trâu đi ăn cỏ đã quá quen thuộc với mọi người. Hay trong không khí yên lặng của buổi hoàng hôn, lại có tiếng sáo du dương của chú mục đổng ngồi trên lưng trâu đã tạo nên một cảnh đẹp nên thơ của làng quê Việt Nam.

Là một con vật, nhưng chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống con người thì còn gì bắng nữa phải không. Và vì điều đó, chúng tôi rất tự hào về bản thân. Và nếu chúng tôi có thể tạo nhiều điều tốt đẹp thì các bạn cũng có thể, hãy làm cho cuôc sống có thêm vô số điều tốt đep.

Có một sự thật là bạn sẽ không biết bạn có gì cho đến khi đánh mất nó, nhưng cũng có một sự thật khác là bạn cũng sẽ không biết mình đang tìm kiếm cái gì cho đến khi có nó.

tham khảo nha bạn !

27 tháng 8 2018

Cảm ơn bạn !!! 😊

11 tháng 10 2019

Ở quận Đông Thành, vợ chồng họ Lục sinh được đứa con trai rất tuấn tú, đặt tên là Lục Vân Tiên. Sau khi lên núi tầm sư học đạo, Vân Tiên trở thành một con người xuất chúng: văn võ kiêm toàn.

Trên đường xuống núi về kinh ứng thi, Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga, một thiếu nữ vóc ngọc mình vàng. Cảm công đức chàng hiệp sĩ, nàng vẽ bức hình Lục Vân Tiên luôn luôn mang theo mình. Vân Tiên ghé thăm gia đình Võ Công - người đã hứa gả con gái cho chàng. Vân Tiên gặp Hớn Minh, Vương Tử Trực (hai người bạn tốt) và Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, 2 kẻ xấu xa. Ông Quán đã nói với 4 sĩ tử về lẽ ghét thương ở đời.

Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin nhà. Chàng vội trở về quê chịu tang mẹ. Quá đau khổ mà lâm bệnh, hai mắt bị mù, Vân Tiên bị bọn lang băm, phù thủy, thầy bói lừa gạt lấy hết tiền; Trịnh Hâm đẩy xuống sông hãm hại. Vân Tiên được con giao long và ngư ông cứu thoát. Vân Tiên trở lại nhà Võ Công, bị hắt hủi và bị bỏ vào hang sâu cho chết. Vân Tiên được thần núi và ông Tiều cứu ra, gặp lại Hớn Minh, người bạn nghĩa hiệp. Vương Tử Trực đỗ thủ khoa, tìm đến nhà Võ Công hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý gả con gái cho Vương Tử Trực, nhưng đã bị chàng mắng nhiếc, y quá nhục mà chết.

Kiều Nguyệt Nga nghe tin Vân Tiên gặp nạn đã qua đời, nàng vô cùng thương tiếc, nguyện sẽ thủ tiết. Tên thái sư trong triều hiến kế cho nhà vua bắt đem Kiều Nguyệt Nga cống cho giặc Ô Qua. Nàng đã ôm theo bức hình Lục Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu sống Kiều Nguyệt Nga; sau đó nàng lại dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công muốn nhận Kiều Nguyệt Nga làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Kiều Nguyệt Nga bỏ trốn, nương nhờ lão bà ở giữa rừng sâu.

Lục Vân Tiên nhờ thuốc tiên mà đôi mắt sáng lại. Chàng vội trở lại quê nhà: Thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm Kiều Công. Chàng lại đi thi, đậu Trạng nguyên; vua sai đi dẹp giặc Ô Qua. Trên đường chiến thắng trở về, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga, hai người mừng mừng tủi tủi.

Lục Vân Tiên trở lại triều đình, tậu hết sự tình đầu đuôi. Tên thái sư và bọn gian ác bị trừng phạt, những người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga nên vợ nên chồng, sống cuộc đời hạnh phúc, vinh hiển.

11 tháng 10 2019

Bn tham khảo : 

Chàng trai tài giỏi cứu cô gái xinh đẹp, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu, hôn nhân… Nhà văn rất mực yêu mến, dành nhiều tâm huyết để xây dựng nhân vật Lục Vân Tiên để ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp cứu khốn phò nguy, đồng thời thể hiện khát vọng công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chân dung của Lục Vân Tiên có thể thấy rõ qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Lục Vân Tiên hiện lên trước hết là người anh hùng có tài năng, có tấm lòng vị nghĩa. Phẩm chất anh hùng được thể hiện qua hành động trượng nghĩa khi gặp phải chuyện bất bình Vừa tìm đánh bọn cướp, Lục Vân Tiên vừa la mắng: “ bớ đảng hung đồ- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” Lời lẽ của Lục Vân Tiên như lời tuyên chiến không khoan nhượng với cái ác, đồng thời thể hiện rõ tính chính nghĩa, vì dân của hành động chàng đang thực hiện. Hình ảnh Vân Tiên trong trận quyết đấu được so sánh với dũng tướng lừng danh Triệu Tử Long thời Tam quốc để làm nổi bật lên khí phách của người anh hùng Lục Vân Tiên. Thành ngữ “tả đột, hữu xung” vừa diễn tả hành động mạnh, nhanh, dứt khoát, biến hóa khi bên phải, lúc bên trái, làm chủ tình thế trong cuộc chiến. Sức mạnh của Vân Tiên khiến cho đầu đảng Phong lai “ trở chẳng kịp tay”, “ Bị Tiên một gạy thác rày thân vong”, còn lâu la bốn phía thì “ đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay”. Trận đánh kết thúc nhanh, gọn, bất ngờ, thắng lợi ngoạn mục, giòn giã như trong truyện cổ tích. Người đọc chưa kịp hồ ộp thì toán cướp đã bị đánh cho tan giã. Sau khi đánh cướp, Vân Tiên chưa vội bỏ đi. Nghe tiếng khóc than vọng ra từ bên trong xe, chàng động lòng trắc ẩn. Nguyễn Đình Chiểu khi đó sử dụng triệt để hình thức hỏi- đáp để nhân vật bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, quan niệm,đạo đức, tính cách và lối sống. Những lời động viên,an ủ, hỏi han ấy nói với chúng ta về tấm lòng chàng từ tâm,nhân hậu. Không xuất phát từ khát khao lập công danh như những nhà Nho thuở trước, hành động đánh cướp cứu Nguyệt Nga của Vân Tiên khởi sinh từ lòng yêu thương. Lòng yêu thương con người quả là thứ tình cảm đẹp, cội nguồn, gố rễ của bao nhiêu tình cảm cao quý khác. Được cứu gúp,Nguyệt Nga và Kim Liên quá đỗi cảm động. Hai nàng tỏ ý “ cúi đầu trăm lạy” tạ ơn chàng đã cứu mạng. Vốn là kẻ sĩ, coi trọng lễ giáo “ nam nữ thụ thụ bất thân. Ứng xử tế nhị đó một phần cho thấy lối sống khuôn phép, mẫu mực, nề nếp phần khác thể hiện đức tính khiêm nhường: “ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Chàng trước sau kiên định với quan niệm người anh hùng thấy việc nghĩa thì không thể không làm. Quan niệm ấy được hàm súc trong câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Vân Tiên hiện lên trong đoạn trích là một người anh hùng, nghãi khí, có học thức, chính trực, khuôn phép, nhân hậu, trọng ân nghĩa. Như vậy, Vân Tiên trở thành hình tượng tuyệt đẹp về người anh hùng, góp phần làm nên giá trị nhân đạo của “ Truyện Lục Vân Tiên” được nhiều người yêu thích.

#Hok tốt

10 tháng 12 2018

Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị "Sa Pa". Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.
Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.

(1)Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. (2) Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. (3) Nhưng thái độ kì thị đói với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp suy nghĩ sùng ngoại hoạc bài ngoại quá mức đều sẽ...
Đọc tiếp

(1)Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. (2) Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. (3) Nhưng thái độ kì thị đói với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp suy nghĩ sùng ngoại hoạc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.(4) Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, kông coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.”
1.Trong đoạn trích trên, tác giả đã dử dụng các phép liên kết câu nào? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép lien kết câu ấy.
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn ấy bằng một câu văn.
3. Từ cách nêu vấn đề của tác giả, em hãy viết khoảng 12 đến 15 câu văn về chữ “tín” trong cuộc sống hôm nay.

1
25 tháng 2 2020

1. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các phép liên kết:

- Phép nối: quan hệ từ "nhưng"

- Phép lặp: từ "thói quen"

2. Nội dung chính của đoạn văn: Những khó khăn của nước ta khi bước vào thế kỉ mới.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn 12 - 15 câu

- Nội dung: suy nghĩ của bản thân về chữ "tín" trong cuộc sống hôm nay.

18 tháng 1 2019

Lập dà n ý: Äất nÆ°á»c ta có nhiá»u tấm gÆ°Æ¡ng nghèo vượt khó há»c giá»i,em hãy nêu má»t sá» tấm gÆ°Æ¡ng Äó và  trình bà y suy nghÄ© của mình,cách là m bà i nghá» luận vá» má»t sá»± viá»c hiá»n tượng Äá»i sá»ng,Ngữ vÄn Lá»p 9,bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,giải bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,Ngữ vÄn,Lá»p 9

Lập dà n ý: Äất nÆ°á»c ta có nhiá»u tấm gÆ°Æ¡ng nghèo vượt khó há»c giá»i,em hãy nêu má»t sá» tấm gÆ°Æ¡ng Äó và  trình bà y suy nghÄ© của mình,cách là m bà i nghá» luận vá» má»t sá»± viá»c hiá»n tượng Äá»i sá»ng,Ngữ vÄn Lá»p 9,bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,giải bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,Ngữ vÄn,Lá»p 9

Lập dà n ý: Äất nÆ°á»c ta có nhiá»u tấm gÆ°Æ¡ng nghèo vượt khó há»c giá»i,em hãy nêu má»t sá» tấm gÆ°Æ¡ng Äó và  trình bà y suy nghÄ© của mình,cách là m bà i nghá» luận vá» má»t sá»± viá»c hiá»n tượng Äá»i sá»ng,Ngữ vÄn Lá»p 9,bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,giải bà i tập Ngữ vÄn Lá»p 9,Ngữ vÄn,Lá»p 9

18 tháng 1 2019

Con người sinh ra không thể chọn hoàn cảnh, hình hài mình sinh ra vì cuộc sống vốn dĩ là không công bằng. Nhưng một danh nhân đã nói “Không có số phận, chỉ có những quyết định của con người làm nên số phận mà thôi”. Và sự thật đã chứng minh rất nhiều tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… đây là những con người đã chứng minh rằng mình có thể thay đổi số phận, là những tấm gương sáng để mọi người học tập.

Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều tấm gương về vượt khó học tập nổi tiếng nhất chính là trạng nguyên Mạc Đinh Chi. Người xưa kể lại rằng Mạc Đĩnh Chi con nhà ngheo người đen đủi, xấu xí. Hàng ngày, để duy trì cuộc sống cậu phải vào rừng kiếm củi giúp cha mẹ. Gần nhà ông có một trường học, vì không có tiền học nên hàng ngày mỗi khi gánh củi qua ông đều ngấp nghé đứng cửa lớp học ké. Nhiều ngày, thấy cậu học trò nghèo lại hiếu học thầy giáo liền cho vào lớp học. Nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

uyện về thầy giáo không tay Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện bắt đầu khi thấy lên 4 tuổi thì bị bại liệt cả hai tay. Đôi cánh tay buông thõng như hai sợi dây đeo bên vai đã khiến thấy không thể đi học như bao bạn khác. Nhưng tinh thần hiếu học, khát khao con chữ đã đưa cậu đến cánh của lớp học nghe cô giáo giảng bài. Cảm phục và xót thương cậu học trò nhỏ tật nguyền, cô để cậu vào lớp học cùng. Và cũng từ đây, thầy bắt đầu những tháng ngày khổ luyện chữ bằng chân. Đó là những cơn đau khi bị chuột rút, đôi chân co quắt lại, những ngón chân xưng phồng những vẫn kẹp chặt cây bút…và hàng vạn những khó khăn khác không làm thầy nản trí chùn bước chân. Và những nỗ lực đã được đền đáp khi cậu đạt được cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường. Và từ bước thầy đã bước chân vào cảnh cổng trường đại học trở thành một nhà giáo ưu tú. Từng bước , từng bước thầy đã truyền lửa cho bao nhiêu thế hệ học trò và viết nên câu chuyện huyền thoại của mình.

Hay như chàng hiệp sỹ trẻ Nguyễn Công Hùng. Từ khi còn nhỏ anh mắc căn bệnh hiểm nghèo bị liệt toàn thân. Nhưng điều đó không đánh gục được anh, anh vẫn cố gắng học tập, rèn luyện. Công nghệ thông tin đã giúp anh thay đổi cuộc đời và mở được trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh chinh phục mọi người bằng ý chí vươn lên mong muốn sống có ích, để cống hiến cho xã hội.

Và còn hàng triệu những con người đang vượt khó trên đất nước Việt Nam đang không ngừng học tập để vươn lên giúp ích cho đời. Vượt qua những mặc cảm của cuộc sống, phấn đấu hết mình để không phải sống quỵ lụy, yếu đuối và phụ thuộc vào người khác. Họ từ gánh nặng của gia đình, xã hội đã trở thành những công dân có ích. Bởi hơn ai hết họ hiểu rằng “Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”. Những thành công đến với họ khó khăn hơn, vất vả hơn chúng ta rất nhiều. Trong đó chưa muôn vàn đắng cay, nước mắt, đau đớn…nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta thêm khâm phục họ. Họ những con người không chịu thua số phận đã tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa từ khó khăn, gian khổ. Như những bông hoa hướng về mặt trời họ không chỉ đã chiến thắng số phận của mình mà còn động viên khích lệ những người xung quanh.

Từ những tấm gương đó, chúng ta hãy soi lại mình. So với họ cuộc sống đã quá ưu đãi với chúng ta. Chúng ta được học hành, có thân thể khỏe mạnh đầy đủ, có gia đình yêu thương. Sẽ thật đáng buồn thay nếu chúng ta không ỷ lại, nhàm chán, tự phai nhạt trong một xã hội hiện đại. Bài học về sự kiên trì, ý chí vươn lên, say mê học tập mà còn ở lối sống lạc quan, yêu đời chính là điều mà họ đã dạy cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần yêu thương, chia sẻ nhiều hơn đến với những người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn . Vì “ tuổi trẻ không bao giờ thắm lại” chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để yêu thương. Hãy dang rộng vòng tay, mở rộng trái tim để trở thành những người có ích cho xã hội.