K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
1 tháng 5 2019

Lời giải:
a)

Vì $HP\perp AB, HQ\perp AC$ nên \(\widehat{APH}=\widehat{AQH}=90^0\)

Xét tứ giác $APHQ$ có tổng 2 góc đối \(\widehat{APH}+\widehat{AQH}=90^0+90^0=180^0\) nên $APHQ$ là tứ giác nội tiếp.

b)

Vì $APHQ$ nội tiếp \(\Rightarrow \widehat{APQ}=\widehat{AHQ}\)

\(\widehat{AHQ}=\widehat{ACB}(=90^0-\widehat{QHC})\)

\(\Rightarrow \widehat{APQ}=\widehat{ACB}\)

Xét tam giác $APQ$ và $ACB$ có:

\(\widehat{A}\) chung

\(\widehat{APQ}=\widehat{ACB}(cmt)\)

\(\Rightarrow \triangle APQ\sim \triangle ACB(g.g)\Rightarrow \frac{AP}{AC}=\frac{AQ}{AB}\Rightarrow AP.AB=AQ.AC\) (đpcm)

c)

Xét tam giác $AHC$ vuông tại $H$ có đường cao $HQ$, sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

\(AH^2=AQ.AC(1)\)

Lại có:

\(\widehat{ABE}=90^0\) (góc nt chắn nửa đường tròn) nên tam giác $ABE$ vuông tại $B$

\(\Rightarrow \widehat{BAE}=90^0-\widehat{BEA}=90^0-\widehat{BCA}=90^0-\widehat{APQ}\)

\(\Leftrightarrow \widehat{PAI}=90^0-\widehat{API}\)

\(\Leftrightarrow \widehat{PAI}+\widehat{API}=90^0\Rightarrow \widehat{AIP}=90^0\)

\(\Rightarrow AE\perp PQ\) \(\Rightarrow KI\perp AE\)

Xét tam giác $AKE$ vuông tại $K$ (góc vuông chắn nửa đường tròn)

có đường cao $KI$, sử dụng công thức hệ thức lượng: \(AK^2=AI.AE(2)\)

Lại thấy: \(\widehat{QCE}=\widehat{ACE}=90^0=\widehat{QIE}\) \(\Rightarrow \widehat{QCE}+\widehat{QIE}=180^0\)

\(\Rightarrow IQCE\) là tgnt

\(\Rightarrow AI.AE=AQ.AC(3)\)

Từ \((1);(2);(3)\Rightarrow AH^2=AK^2\Rightarrow AH=AK\) (đpcm)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
1 tháng 5 2019

Hình vẽ:
Violympic toán 9

22 tháng 8 2017

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ đt tâm O đường kính AH cắt AB tại M, AC tại N.

   1. Chứng minh rằng MN là đường kính của đt O và tứ giác BMNC nội tiếp.

   2. Gọi I là trung điểm của BC, lấy P là điểm đối xứng vs A qua I, gọi Q là trung điểm của HP gọi K là giao điểm của MN và AI.

         a, Chứng minh rằng AI vuông góc vs MN

         b, Chứng minh rằng Q là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác BMNC

bn đăng những câu này ít người trả lời tử tế lắm ha

21 tháng 5 2018

trời ơi rối quá , ai biết làm thì làm đi 

26 tháng 5 2018

A B C E F M O K N H

a) Xét tứ giác BFEC: ^BFC=^BEC=900 => Tứ giác BFEC là tứ giác nội tiếp đường tròn (đpcm).

b) Dễ thấy tứ giác ABKC nội tiếp đường tròn (O) => ^CAK=^CBK hay ^CAN=^CBK (1)

AK là đường kính của (O); B nằm trên (O) => AB\(\perp\)BK

Mà CF\(\perp\)AB => BK//CF => ^CBK=^BCF (2)

(1); (2) => ^CAN=^BCF. Mà ^BCF=^CAH (Cùng phụ ^ABC) => ^CAN=^BAH hay ^CAN=^FAM

Lại có: ^ACN=^AHE (Cùng phụ ^HAC) 

Dễ chứng minh tứ giác AFHE nội tiếp đường tròn => ^AHE=^AFE

=> ^ACN=^AFE. Hay ^ACN=^AFM

Xét \(\Delta\)AMF và \(\Delta\)ANC: ^ACN=^AFM; ^CAN=^FAM => \(\Delta\)AMF ~ \(\Delta\)ANC (g.g)

=> \(\frac{AM}{AN}=\frac{MF}{NC}\)(*)

=> ^AMF=^ANC => 180- ^AMF=180- ^ANC => ^FMH=^CNK

Tứ giác ABKC nội tiếp (O) => ^ABC=^AKC. Mà ^ABC=^AHF (Cùng phụ ^BAH)

=> ^AKC=^AHF hay ^NKC=^MHF.

Xét \(\Delta\)NCK và \(\Delta\)MFH: ^NKC=^MHF; ^CNK=^FMH => \(\Delta\)NKC ~ \(\Delta\)MFH (g.g)

=> \(\frac{HM}{NK}=\frac{FM}{NC}\)(**)

Từ (*) và (**) => \(\frac{AM}{AN}=\frac{HM}{NK}\Rightarrow\frac{AM}{HM}=\frac{AN}{NK}\)=> MN//HK (Định lí Thales đảo) (đpcm).