K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

Gọi thương của phép chia P(x)  cho x-2 và x-3 lần lượt là A(x)  và  B(x)

Ta có:   P(x)  =  (x - 2). A(x)  + 5

             P(x)  =  (x - 3). B(x)  + 7

Do đó:  P(2) = 5

            P(3) = 7

Gọi thương của phép chia P(x) cho (x-2)(x-3)  là  C(x)

Ta có     P(x) = (x - 2)(x - 3). C(x) + ax + b

Như vậy:   P(2) = 2a + b = 5

                  P(3) = 3a + b = 7

\(\Leftrightarrow\)\(\hept{\begin{cases}a=2\\b=1\end{cases}}\)

Vậy dư trong phép chia P(x)  cho (x-2)(x-3)  là  2x + 1

1 tháng 11 2024

Gọi thương của P(x) khi chi cho (x-2), (x-3) lần lượt là A(x),B(x)               =>P(x)=(x-2).A(x)+5  (1)      và P(x)=(x-3).B(x)=7 (2)                               Gọi thương của P(x) khi chia cho (x-2).(x-3) là C(x) và dư là R(x)           Ta có : (x-2)(x-3) có bậc là 2 =>  R(x) có bậc là 1 => R(x) có dạng ax+b  (a,b là số nguyên )                                                             =>R(x)=(x-2)(x-3).C(x)+ax+b  (3)                                                         thay x=2 vào (1) và (3) ta có: P(x)=2a+b=5                                            thay x=3 vào (2) và (3) ta có: P(x)=3a+b=7                                         => a=2,b=1 =>R(x)=2x+1                                                                      Vậy dư của P(x) khi chia cho (x-2)(x-3) là 2x+1

29 tháng 12 2017

Theo đk (1) ta có: P(x) = (x - 2).M(x) + 5 => P(2) = 5 
Theo đk (2) ta có: P(x) = (x - 3).N(x) + 5 => P(3) = 7 
Theo đk (3) ta có: P(x) = (x - 2)(x - 3).Q(x) + ax + b 
(Với M(x); N(x); Q(x) là các đa thức thương và ax + b là số dư cần tìm trong phép chia P(x) cho (x - 2)(x - 3)) 
Từ (1) và (3) ta có P(2) = 5 => 2a + b = 5 
Từ (2) và (3) ta có P(3) = 7 => 3a + b = 7 
Trừ từng vế 2 thằng trên ta có: a = 2; b = 1 
Vậy đa thức dư cần tìm là: 2x + 1

29 tháng 12 2017

zập hông?

đố bít ai?

1 tháng 7 2017

Gọi thương trong phét chia của P(x) cho x - 2 và x - 3 lần lượt là Q(x) , G(x) 

Ta có : P(x) = (x - 2).Q(x) + 5 với mọi x (1)

           P(x) = (x - 3).G(x) + 7 với mọi x (2)

Khi chia đa thức P(x) cho đa thức bậc hai (x - 2)(x - 3) thì số dư chỉ có thể có rạng R(x) = ax + b

Ta có : P(x) = (x - 2)(x - 3).h(x) + ax + b với mọi x (3)

Thay x = 2 vào (1) ta có : P(2) = 5 , thay vào 3 ta có : P(2) = 2a + b 

Nên 2a + b = 5 (4)

Thay x = 3 vào (2) ta có : P(3) =  7 , thay vào (3) ta có : P(3) = 3a + b 

Nên 3a + b = 7 (5)

Từ (4) và (5) => 3a + b - (2a + b) = 7 - 5 

=> a = 2 => b = 5 - 2.2 = 1

Vậy số dư khi chia P(x) cho (x - 2)(x - 3) là : 2x + 1 

25 tháng 12 2015

Gọi đa thức đó là A ta có :

A chia x - 2 dư 5

A chia x - 3 dư 7

=> A chia (x-2)(x-3) dư 5*7 = 35