\(x^2+2x+m-1=0\). Tìm m để PT có 2 nghiệm trái dấu. Khi đó nghiệm nào có giá trị...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
18 tháng 1 2022

Pt có 2 nghiệm trái dấu khi \(ac< 0\)

\(\Rightarrow1.\left(m-1\right)< 0\Rightarrow m< 1\)

Mặt khác theo Viet: \(x_1+x_2=-2< 0\)

\(\Rightarrow\) Nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn

8 tháng 3 2022

Cho phương trình: x^2 - 2mx + 2(m - 2) = 0. Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương
đen ta'=m^2-2m+2
đen ta'=(m-1)^2+1
suy ra phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt 
để phương trình có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương
khi và chỉ khi P<0 và S#0
suy ra 2(m-2)<0 và 2m#0
suy ra m<2 và m#0

17 tháng 3 2019

\(\Delta=\left[-\left(m-1\right)\right]^2-4\left(m^2-3m\right)=m^2-2m+1-4m^2+12m=-3m^2+10m+1\)

Để pt có 2 nghiệm trái dấu thì 

\(\hept{\begin{cases}\Delta>0\\P< 0\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}-3m^2+10m+1>0\\x_1+x_2=m-1< 0\end{cases}\Rightarrow}\hept{\begin{cases}m>\frac{5-2\sqrt{7}}{3}\\m< 1\end{cases}}}\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
18 tháng 4 2018

Lời giải:

Để pt có hai nghiệm thì: \(\Delta'=(m+1)^2-(m^2-2)>0\)

\(\Leftrightarrow 2m+3>0\Leftrightarrow m> \frac{-3}{2}(*)\)

Áp dụng định lý Viete có: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=2(m+1)\\ x_1x_2=m^2-2\end{matrix}\right.\)

1)

Để pt có hai nghiệm trái dấu và nghiệm âm có trị tuyệt đối lớn hơn nghiệm dương thì:

\(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2<0\\ x_1x_2< 0\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2(m+1)<0\\ m^2-2< 0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m< -1\\ -\sqrt{2}< m< \sqrt{2}\end{matrix}\right.\). Kết hợp với $(*)$ suy ra \(-\sqrt{2}< m< -1\)

2)

\(2x_1-x_2=-1\Leftrightarrow 3x_1-(x_1+x_2)=-1\)

\(\Leftrightarrow 3x_1-2(m+1)=-1\Leftrightarrow x_1=\frac{2m+1}{3}\)

\(\Rightarrow x_2=\frac{4m+5}{3}\)

Khi đó: \(m^2-2=x_1x_2=\frac{2m+1}{3}.\frac{4m+5}{3}\)

Giải pt ta dễ dàng suy ra \(m=7\pm 6\sqrt{2}\)

Kết hợp với $(*)$ thì \(m=7\pm 6\sqrt{2}\)

25 tháng 5 2019

Cho Nguyên hỏi là tại sao khi phương trình có nghiệm âm có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì ta phải xét S lớn hơn 0 vậy rất thắc mắc chỗ đó!

16 tháng 4 2020

câu b khó hơn đó :v thử r, nó ra bậc 3 lận

15 tháng 4 2020

Bài 2 :

a,- Để phương trình có 2 nghiệm phân biệt thì : \(\Delta>0\)

<=> \(m^2-4.1.\left(2m-4\right)>0\)

<=> \(m^2-8m+16>0\)

<=> \(\left(m-4\right)^2>0\)

<=> \(m-4>0\)

<=> \(m>4\)

- Nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt là :

\(x_1=\frac{m+\sqrt{m-4}}{2},x_2=\frac{m-\sqrt{m-4}}{2}\)

a, Ta có : \(x^2_1+x_2^2=13\)

=> \(\left(\frac{m+\sqrt{m-4}}{2}\right)^2+\left(\frac{m-\sqrt{m-4}}{2}\right)^2=13\)

=> \(\left(m+\sqrt{m-4}\right)^2+\left(m-\sqrt{m-4}\right)^2=52\)

=> \(m^2+2m\sqrt{m-4}+m-4+m^2-2m\sqrt{m-4}+m-4-52=0\)

=> \(2m^2+2m-60=0\)

=> \(m^2+m-30=0\)

=> \(m^2+\frac{m.2.1}{2}+\frac{1}{4}=30+\frac{1}{4}=\frac{121}{4}\)

=> \(\left(m+\frac{1}{2}\right)^2=\frac{121}{4}\)

=> \(\left[{}\begin{matrix}m=\sqrt{\frac{121}{4}}-\frac{1}{2}=5\left(TM\right)\\m=-\sqrt{\frac{121}{4}}-\frac{1}{2}=-6\left(KTM\right)\end{matrix}\right.\)

Vậy m có giá trị bằng 5 thỏa mãn điều kiện .

b, Làm tương tự nha .

13 tháng 2 2018

Theo talet ta có:
\(\hept{\begin{cases}x1+x2=-\frac{b}{a}=m-2\left(1\right)\\x1.x2=\frac{c}{a}=-m^2+3m-4\left(2\right)\end{cases}}\)
Theo đề bài ta có: \(\left|\frac{x1}{x2}\right|=2\)
TH1: \(x1=2.x2\)
Thay vào (1) ta đc: \(3.x2=m-2\Leftrightarrow x2=\frac{m-2}{3}\)
Thay \(x1=2.\frac{m-2}{3};x2=\frac{m-2}{3}\)vào (2) ta đc:
\(\frac{2.\left(m-2\right)^2}{9}=-m^2+3m-4\)(vô nghiệm)
TH2: \(x1=-2.x2\)
Thay vào (1) ta đc: \(-x2=m-2\Leftrightarrow x2=2-m\)
Thay \(x1=-2.\left(2-m\right);x2=2-m\)vào (2) ta đc:
\(-2\left(m-2\right)^2=-m^2+3m-4\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}m=4\\m=1\end{cases}}\)
Vậy m=4 hoặc m=1
 

13 tháng 2 2018

Giải hệ pt này là ra
\(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=m-2\\x_1.x_2=-m^2+3m-4\\\left|\frac{x_1}{x_2}\right|=2\end{cases}}\)

a: \(\Delta=\left[-2\left(m-1\right)\right]^2-4\cdot1\cdot\left(-m\right)\)

\(=\left(2m-2\right)^2+4m\)

\(=4m^2-8m+4+4m=4m^2-4m+4\)

\(=4m^2-4m+1+3=\left(2m-1\right)^2+3>0\forall m\)

=>Phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

Theo Vi-et, ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=\dfrac{-b}{a}=\dfrac{-\left[-2\left(m-1\right)\right]}{1}=2\left(m-1\right)=2m-2\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}=-\dfrac{m}{1}=-m\end{matrix}\right.\)

\(x_1+x_2+2x_1x_2=2m-2+\left(-2m\right)=-2\)

=>\(x_1+x_2+2\cdot x_1\cdot x_2\) là hệ thức không phụ thuộc vào m

b: Để phương trình có đúng 1 nghiệm âm thì nghiệm còn lại sẽ lớn hơn hoặc bằng 0

=>a*c<=0

=>1*(-m)<=0

=>-m<=0

=>m>=0

c: Để \(\left\{{}\begin{matrix}\left|x_1\right|=\left|x_2\right|\\x_1\cdot x_2< 0\end{matrix}\right.\) thì \(x_1=-x_2\)

=>\(x_1+x_2=0\)

=>2(m-1)=0

=>m-1=0

=>m=1

d: \(\left|x_1-x_2\right|=\sqrt{\left(x_1-x_2\right)^2}\)

\(=\sqrt{\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2}\)

\(=\sqrt{\left(2m-2\right)^2-4\cdot1\left(-m\right)}\)

\(=\sqrt{4m^2-8m+4+4m}\)

\(=\sqrt{4m^2-4m+4}\)

\(=\sqrt{\left(2m-1\right)^2+3}>=\sqrt{3}\forall m\)

Dấu '=' xảy ra khi 2m-1=0

=>\(m=\dfrac{1}{2}\)

4 tháng 6 2017

Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi : \(\Delta^'>0\)

\(\Rightarrow\Delta^'=4-\left(m+1\right)=3-m>0\Leftrightarrow m< 3\)

Ta có theo viet : \(x_1x_2=m+1\)để phương trình có hai nghiệm trái dấu thì : \(x_1x_2=m+1< 0\Leftrightarrow m< -1\)kết hợp điều kiện có : \(m< -1\)

mà :\(x_1=4-\sqrt{3-m};x_2=4+\sqrt{3-m}\)do \(\sqrt{3-m}\ge\forall m< 3\)nên về độ lớn trị tuyệt đối  \(x_2>x_1\)

4 tháng 6 2017

Ta có:

\(x^2-4x+m+1=0\)

Để phương trình có 2 nghiệm thì

     \(\Delta=16-4\left(m+1\right)>0\)

<=> \(m< 3\)

=> \(x_1=\frac{4+\sqrt{12-4m}}{2},x_2=\frac{4-\sqrt{12-4m}}{2}\)

Dễ dàng nhận thấy \(x_1>0\)

=> \(x_2< 0\)

=> \(4< \sqrt{12-4m}\)

=> \(16< 12-4m\)

=> \(4m< -4\)

=> \(m< -1\)

( thỏa mã điều kiện m<3)