Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrang nhìn thấy điều khác lạ:
+ Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị
+ Trường học không ồn ào như thường ngày mà “bình lặng”
+ Không khí trong lớp trang trọng, Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ
+ Có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
=> Báo hiệu buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng, điều được niêm yết ở trụ sở xã
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có nhiều khác lạ trên đường, quang cảnh ớ trường và không khí trong lớp học. Trên đường đến trường có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị. Trường học không ồn ào với những âm thanh quen thuộc mà bình lặng như một buổi sáng Chủ nhật. Trong lớp, không khí trang trọng, thầy Ha- men mặc lễ phục, dịu dàng chứ không giận dữ. Ngoài ra, còn nhiều nhân vật khác nữa.
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng chú bé Phrăng tấy có nhiều khác lạ trên đường tới trường ở trường va ở lớp:
+Trên đừờng tới trường: thấy nhiều người đứng trước bản dán cáo thị.
+Ở trường:bình lặng.
+Ở lớp: Trang trọng,người dân mang vẻ mặt buồn rầu.
→Phrăng:ngạc nhiên
=> Tất cả dự báo một sự việc nào đó xảy ra.
1. Nhân vật gây cho em ấn tượng nổi bật là thầy Ha-men vì thầy không chỉ là 1 thầy giáo đơn thuần mà thầy còn là một người yêu nước sâu sắc, yêu thứ tiếng mẹ đẻ, yêu miền đất máu thịt của mình.
2. Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh của thầy giáo Hamen đã tác động sâu đến nhận thức,tình cảm của Phrăng.
3. Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình,nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ,bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.
4. Nhan đề của truyện không phải là sự kết thúc một niên khoá học mà là kết thúc đau xiết tiếng mẹ đẻ - tiếng Pháp - tiếng của muôn dân Pháp - tiếng nói quê hương. Nhan đề truyện như đã mở đầu cho một câu chuyện đầy xúc động, đau thương của ng` dân Pháp khi phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ—Pháp cắt 2 phần vùng AnĐat và Lo-ren cho Phổ—các trường học theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp—Tác giả đặt tên truyện là”Buổi học cuối cùng”
5. Truyện kể về buổi học tiêng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng AnĐat.
6 + 7. Những điểm khác lạ trên đường đến trường và quang cảnh ở trường yên tĩnh trang nghiêm khác ngày thường khiến Phrăng ngạc nhiên.Mặc dầu vào lớp muộn,thấy Hamen không qưở trách mà nói nhẹ nhàng,dịu dàng—báo hiệu một cái gì nghiêm trọng khác thường.
Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất trong bài Buổi học cuối cùng ? Vì sao?
Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầy giáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học, người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
Ý nghĩa, tâm trạng( đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng pháp)của chú bé phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng .
Diễn biến khác thường trong buổi học cuối cùng và hình ảnh cũng khác thường của thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
- Chú ngạc nhiên trước cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã; trước không khí yên lặng nặng nề ở lớp học; trước bộ lễ phục trang trọng của thầy Ha-men và sự có mặt của các cụ già trong buổi hoc hôm nay.
- Phrăng choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
- Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười học, ham chơi của mình bấy lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Phrăng càng ân hận khi thầy gọi đọc bài mà chú không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp.
- Chú kinh ngạc nhận ra rằng hôm nay mình chăm chú nghe giảng và hiểu bài rất nhanh. Buổi học đã khơi dậy trong tâm hổn Phrăng tinh yêu đối với tiếng mẹ đẻ nên khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
- Chú khâm phục và tự hào về thầy giáo của mình. Thầy giáo già đã khơi dậy tình cảm thiêng liêng đối với tiếng nói dân tộc, điều đó đồng nghĩa với lòng yêu nước trong hoàn cảnh quê hương bị quân xâm lược thôn tính và có âm mưu đổng hoá.
Ý nghĩa của truyện buổi học cuối cùng là gì?
Thông qua câu chuyện kể của Phrăng về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát bị chiếm đóng, tác giả đã ca ngợi tình yêu tiếng Pháp , tình yêu nước Pháp của những người Pháp.Từ đó gợi ra thái độ đúng đắn đối với ngôn ngữ , thứ của cải quý báu của mỗi dân tộc.
Em hiểu như thế nào về tên truyện buổi học cuối cùng?
Theo lệnh của chính quyển Phổ, các trường học không được tiếp tục dạy bằng tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Các sự việc trong truyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào?
Truyện kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở lớp học của thầy Ha-men, tại một trường làng trong vùng An-dát vào thời điểm sau khi cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (Đức) kết thúc, nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren ỏ sát biên giới cho nước Phổ.
Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và ko khí trong lớp học ?
-Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, Phrăng băn khoăn nghĩ: Lại có chuyên gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cẩn vội vã đến trường thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình vì chú hay đi học trễ.
- Quang cảnh lớp học mọi khi ổn ào như chợ võ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú vô cùng ngạc nhiên.
- Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men qưở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.
Những điều khác lạ đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Tất cả những dấu hiệu khác thường ấy báo trước về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp sửa xảy ra.
- Khi đến muộn, thái độ của thầy Ha-men: dịu dàng, không trách phạt mà thầy tự trách mình
- Những điểm khác lạ trong quang cảnh buổi học cuối cùng:
+ Trên đường đến trường thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã
+ Khi đến lớp, thấy không khí buổi học yên lặng khác thường
+ Thầy Ha-men mặc áo rơ-đanh-gốt màu xanh, diềm lá sen, đội mũ tròn lụa đen thêu
+ Dân làng phía cuối lớp lặng lẽ, buồn rầu
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp: tự giận mình đã lười học, ham chơi. Chưa bao giờ thấy hiểu bài đến thế. Choáng váng, xấu hổ, ân hận, say sưa nghe thầy giảng bài.
Buổi học cuối cùng:
Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.
mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!
#Dương Uyển Nhi#
Nó ko hợp lý và đầy đủ và chẳng có nguyên do tại sao viết " Nước Pháp muôn năm"
Bản tóm tắt viết lan man, không rõ ràng, quá ngắn gọn, không đủ chi tiết và không có liên kết: không khí lớp bỗng ..."NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.
cảm ơn bạn thack you