...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Bạn có đề toán vs Tiếng anh ko

18 tháng 4 2017

Không bạn ạ, mk thi văn màhihi

21 tháng 9 2017

(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)

-Tôi 2: làm chủ ngữ.

(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn

-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)

-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay

-tôi 3: Là chủ ngữ

(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.

(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.

(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.

Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.

28 tháng 8 2016

Cổng trường mở ra

                                           _Lý Lan_

I.                  Đọc - tìm hiểu chung

1.    Tác giả : Lý Lan

2.    Tác phẩm :

-         Trích báo “ Yêu trẻ”, số 166, ngày 1-9-2000.

-         Nhân vật chính: người mẹ

-         Ngôi kể: ngôi thứ nhất ( người mẹ )

-         Tóm tắt văn bản:

              Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1. Người mẹ hồi hộp, phấp phỏng lo cho con và nhớ về tuổi thơ đến trường của mẹ, suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục của nước nhà.

3.    Bố cục : 2 phần

Phần 1: Từ đầu …. “ bước vào” : Nỗi long của mẹ

Phần 2 : Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về nền giáo dục nước nhà

II.               Đọc – tìm hiểu văn bản

1.    Nỗi long của mẹ

a)   Tâm trạng của mẹ và con

Tâm trạng của mẹ

- Không ngủ được

- Không tập trung được vào điều gì cả.

- Mẹ lên giường trằn trọc vì nhớ lại ngày đầu tiên đi học.

 => Tâm trạng của mẹ : Thao thức, triền miên suy nghĩ

 

Tâm trạng của con

- Giấc ngủ đến với con dễ dàng

- Không có mối bận tâm nào là ngày mai phải dậy cho kịp giờ

 => Tâm trạng của con: thanh thản, vô tư

=> Nghệ thuật: Tự sự + Biểu cảm làm nổi bật tâm trạng thao thức, hồi hộp của mẹ.

 

b) Những việc làm của mẹ

 - Buông mùng, đắp mện, nhìn con ngủ

=> Mẹ yêu thương con, hết lòng vì con

 

c) Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của mẹ:

- Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi đi cùng bà ngoại đến trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

=> Nghệ thuật: Dùng nhiều từ láy để gợi lên những tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo sợ.

 - Cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu…”

=> Người mẹ biết yêu thương người than, tin yêu trường học và tin tưởng vào tương lai của con.

2. Những suy ngẫm của mẹ về giáo dục

- Mẹ nhớ lại câu chuyện ngày khai giảng ở Nhật.

=> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, là ngày trọng đại của các em học sinh

- Tầm quan trọng của giáo dục: “ Sai một ly đi một dặm “

=> Ko được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước

- Mẹ nói : “ Đi đi con…thế giới kì diệu” .

=> Khẳng định vai trò của giáo dục đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng.

III. Tổng kết

 Ghi nhớ : SGK ( tr.9)

28 tháng 8 2016
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lí Lan)
I. VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín...
Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.
- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.
- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.
4. Để viết được đoạn văn cần:
- Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em).
- Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.
 
- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
 

 

3 tháng 12 2016

mk có này

7 tháng 12 2016

có thì Nhok Vô Danh đã ko phải mượn như vậy ღღღღ Tiểu Thư Họ Vũ ღღღღ

12 tháng 11 2016

đẹp thì đẹp thật í, nhưng bn nhớ đừng đăng vậy nữa nha, các bn ở đây đa số ko thík z, nhất là các bn khó tính thì sẽ... chửi bn lun í (mìk nói thật, đừng giận mìk nha)

12 tháng 11 2016

sao hoc24 toàn đứa thik đăng ảnh linh tinh nhỉ

15 tháng 10 2017
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
15 tháng 10 2017
Trong cuộc đời của mỗi người, không ai có thể sống một cuộc sống cô đơn, buồn tẻ. Bởi vậy hai chữ “ tình bạn “ xuất hiện. Nó làm cho cuộc sống nhộn nhịp,vui vẻ, sinh động hơn. Nó đến xua tan đi cái tẻ nhạt, cái cô đơn của cs. Tình bạn mà một thứ mà tạo hoá đã tạo ra giúp cho con người với con người trờ nên thân thiết, thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Đồng thời hai chữ “ lỗi lầm cũng xuất hiện. Bởi vì con người không ai hoàn hảo cả, không ai không có những lần mắc lỗi. Và tôi cũng vậy, trong tình bạn, đã có lần tôi có lỗi với người bạn thân của mình làm suýt nữa mất đi tình bạn quý giá. Tôi sẽ không bao giờ quên được chuyện đó. Chuyện xảy ra thế này:
Lần đó, Phương rủ tôi sang nhà bạn ấy để cùng giải mấy bài tập và muốn khoe với tôi cái đĩa nhạc mới được ông anh họ tặng. Buổi chiều hôm đó, đúng 2 giờ, tôi đã có mặt trước nhà Phương. Mới đến trước cổng, con Milu đã chạy ra quấn quýt, vẫy đuôi như muốn tôi âu yếm, vuốt ve nó. Rồi từ trong nhà, Phương chạy ra:
- Sao giờ mới đến? Tao đợi mày từ lâu lắm rồi đó!
-Ừ! Tao biết, nhưng tao còn phải phụ mẹ dọn nhà cửa.
- Ừ! Thôi, đi vào nhà đi, ở ngoài này nắng khiếp!
Rồi hai đứa đi vội vào nhà, Phương nói:
- Mày lên trên phòng đợi tao trước đi, tao xuống dưới kia lấy nước rồi lên sau.
Tôi đi lại cầu thang, bước lên từng bước, tôi thầm nghĩ:” Nhà giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, đi lên cái cầu thang cũng đã đủ sướng rồi” Lên đến phòng, mở cánh cửa ra, tôi tự hét lên:
- Woa! Căn phòng thật đẹp, lộng lẫy quá!
Bước vào phòng, tôi bị choáng ngợp bởi sự đẹp đẽ của căn phòng. “ Rất gọn gàng” phải nói là như vậy, một góc là tủ quần áo, góc kia là chỗ ngủ, còn nới học tập là có một giá sách rộng< dân học mà> được đặt bên cái bàn nhỏ nằm gần cửa sổ. Tôi bước lại gần giá sách, lạt lật từng cuốn sách, cuốn báo một. Đến khi thấy cuốn sách “ Thiên đường mùa hè”, tôi cầm lấy và lại chỗ bàn ngồi học của Phương để đọc. Ngồi phịch xuống ghế, tôi bắt gặp thấy cuốn sổ nhỏ nhỏ, xinh xinh có bìa màu hồng. Tôi đặt cuốn sách xuống, tay cầm lên cuốn sổ nhỏ xinh kia. Vì là bạn thân, nên tôi không e ngại gì khi cầm cuốn sổ lên và mở ra. Lúc mở ra, tôi mới biết thì ra đó là cuốn nhật kí mà Phương đã trút hết tâm sự vào. Đã định gấp sổ lại rồi, nhưng không hiểu vì sao, tay tôi lại lật trang giấy tiếp theo ra: “ Hôm nay là ngày 26/8, mọi việc hôm nay cũng bình thường, rất vui vẻ vì mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp.” Sang trang tiếp theo, tôi thấy :” Ngày 27/8, hôm nay là sinh nhật mình, mình nhận được rất nhiêu quà từ gia đình và bạn bè. Tiếp theo, sự tò mò đã chiến thắng tất cả, tôi tiếp tục giờ sang trang khác. “ Hôm nay là ngày 30/8, hôm nay D đã nói với mình là cậu ấy thích mình. Mình không biết phải trả lời thế nào cả. Vừa lúc đó, sau lưng tôi, mà không, hình như là đầu cửa phòng, có một tiếng “ choàng “, Phương đã nhìn thấy mọi việc và đã đánh rơi mất 2 ly nước cam đang cầm trên tay. Tôi quay phắt người lại, nước mắt tôi không hiểu vì sao lại tự nhiên ứa ra. Tôi làm rơi cuốn nhật kí, tôi chạy vụt đi, nhanh thật nhanh rồi về nhà. Về đến nhà, tôi vào phòng, đóng sập cửa lại, trèo lên giường và khóc nức nở. Cả đêm, tôi nằm trằn trọc, không ngủ được. Tôi nghĩ : “ Tại sao vậy Nhật Anh? Tại sao mi lại làm như vậy? Mi có biết làm như vậy là xấu, là sai không? Tại sao mi có đủ tò mò, dũng cảm để đọc cuốn nhật kí mà tại sao không đủ can đảm để nói ra ba từ “ Tao xin lỗi “. Những câu hỏi “ tại sao” cứ luẩn quẩn trong đầu tôi. Tôi quyết định, sáng mai đi học sẽ gặp Phương rồi xin lỗi, mong được Phương tha thứ. Nhưng rồi khi đến lớp, Phương tránh mặt tôi. Tôi buồn lắm, rồi cả tuần như vậy. Đến sáng ngày thứ 7 mà Phương còn giận tôi. Ra về, tôi lấy hết can đảm, chạy theo Phương và nói:
- Tao thực sự đã sai, tao xin lỗi mày.
Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng nước mắt của tôi lại chảy. Phương quay người lại, đôi mắt của cậu ấy cũng đã đỏ hoe
- Tao cũng xin lỗi, tao quá ích kỉ phải không?
Tôi nói ngay, cướp lời Phương:
- Không! Lỗi là tại tao mà! Đừng giận nữa nha.
Phướng nói:
- Tao hết giận mày từ lâu rồi nhưng không nói ra được, có cái gì đó nghẹn nơi cổ họng tao.
Hai đứa tự nhiên khóc oà. Ôm lấy nhau, cả hai cả khóc cả cười. Rồi hai đứa cùng nhau dắt xe về, nói chuyện râm rả, cười tíu tít cả chặng đường đi. Phương còn nói 1 câu mà để tôi nhớ mãi:
- Dù có việc gì xảy ra đi nữa thì 2 đứa mình vẫn mãi là bạn. Cậu nhớ nhé.
Tát nhiên rồi Phương ơi! Giờ tôi lại hiểu ra một điều tình bạn phải trải qua những gian nan, thử thách mới thức sự hiểu hết được nhau. Và mọi người cũng nhớ nhé. Con người không ai không mắc lầm lỗi. Và chính những lỗi lầm đó sẽ làm cho con người biết, hiểu và chia sẽ với nhau. Nhưng trong cuộc sống luôn phải có sự bao dung và vị tha. Hay cố gắng tha thứ cho những ai đã có lỗi. Vì sau đó, họ biết lỗi và ân hận về lỗi của mình...
19 tháng 11 2016

Nữ : Đông Nhi

Nam : Noo Phước Thịnh

19 tháng 11 2016

Nữ: Song Thư, Khởi My, Đông Nhi,....

Nam: Noo Phước Thịnh, Issac,....