K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên

BT
14 tháng 11 2017
A B N C D M
a) Gọi tia phân giác góc C là CM và N là trung điểm của BC.
Do MN là đường trung bình của hình thang ABCD nên AB // MN // DC.
Suy ra \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\).
Do MC là tia phân giác góc C nên \(\widehat{MND}=\widehat{NCM}\).
Suy ra \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\).
Vậy tam giác NMC cân tại N hay MN = NC.
mà N là trung điểm của BC nên BN = NC.
Suy ra BN = MN = NC. Vậy tam giác MBC cân tại M.
b) Theo tính chất của đường trung bình của tam giác 2MN = AB + DC.
Mà BC = BN + NC = 2NC = 2MN.
Suy ra BC = AB + CD.
K
0

a) Gọi N là trung điểm của BC
Xét hình thang ABCD(AB//CD) có
M là trung điểm của AD(gt)
N là trung điểm của BC(theo cách gọi)
Do đó: MN là đường trung bình của hình thang ABCD(Định nghĩa đường trung bình của hình thang)
⇒MN//AB//DC và \(MN=\frac{AB+CD}{2}\)(Định lí 4 về đường trung bình của hình thang)
Ta có: MN//DC(cmt)
\(\Rightarrow\widehat{CMN}=\widehat{MCD}\)(hai góc so le trong)
mà \(\widehat{MCD}=\widehat{MCN}\)(CM là tia phân giác của \(\widehat{BCD}\))
nên \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\)
Xét ΔMNC có \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\)(cmt)
nên ΔMNC cân tại N(Định lí đảo của tam giác cân)
⇒MN=NC
mà \(NC=\frac{BC}{2}\)(N là trung điểm của BC)
nên \(MN=\frac{BC}{2}\)
Xét ΔBMC có
MN là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(N là trung điểm của BC)
\(MN=\frac{BC}{2}\)(cmt)
Do đó: ΔBMC vuông tại M(Định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)
⇒\(\widehat{BMC}=90^0\)(đpcm1)
b) Ta có: \(MN=\frac{BC}{2}\)(cmt)
\(\Leftrightarrow BC=2\cdot MN\)
\(\Leftrightarrow BC=2\cdot\frac{AB+CD}{2}\)
hay \(BC=AB+CD\)(đpcm2)