K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2017

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

13 tháng 8 2017

Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự viêc, nhân vật và tình huống ...để miêu tả và biểu cảm .

- Cảm nghĩ chung của em .

Phần Thân bài có nhiệm vụ giơi thiệu chung về nv và ý tưởng của bài văn . Câu chuyện theo một trình tự nào đó, nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như:

- Chuyện(kỉ niệm..) xảy ra ở đâu?

- Vào thời điểm nào?

- Chuyện xảy ra với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? …

- Miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,…

- Biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật...

=> Qua việc đó nv có suy nghĩ gì (miêu tả và biểu cảm tâm trạng ...)

Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.

- Có thể liên hệ bản thân .

18 tháng 7 2018

·Mở bài:

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

·Thân bài:

Kể diễn biến sự việc.

– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.

·Kết bài:

– Kể kết cục sự việc.

– Nêu cảm nghĩ về truyện.

16 tháng 7 2018

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đóng vai trò làm sâu sắc hơn sự việc , xuất hiện trong khắp mạch tự sự, góp phần khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, ko gian, thời gian xảy ra sự việc và tình cảm dc thể hiện trong truyện 

1 tháng 3 2021

tham khảo

A, Mở bài:

- Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.

B, Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú:

- Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn...

- Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......

- Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

- Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng....

* Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về

- Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa –

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt.

- Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.

- Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi.

Lưu ý:sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh kết hợp tả người.

C, Kết bài: trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.

1 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

12 tháng 5 2019

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .

- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

a) Buổi sớm:

- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.

- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.

- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.

- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.

- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.

- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.

- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

b) Buổi trưa:

- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.

- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

c) Buổi chiều:

- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.

- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.

- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.

- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.

- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

Ngoài dàn ý miêu tả cảnh sông nước, các em học sinh lớp 5 có thể tham khảo thêm tài liệu tuyển tập văn tả cảnh lớp 5 với rất nhiều bài văn mẫu tả cảnh hay nhất của các bạn học sinh khá giỏi, các đề bài quen thuộc như tả cánh đồng quê, tả quang cảnh sân trường… đều được tổng hợp đầy đủ trong tài liệu văn tả cảnh lớp 5 được đăng tải chi tiết tại đây.

Bên cạnh đó dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng cũng là tài liệu rất hay để các em học sinh rèn luyện và ôn tập thêm về cách lập dàn ý bài văn miêu tả phong cảnh, hơn nữa dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng được trình bày rất chi tiết, chắc chắn sẽ giúp các em viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cánh đồng buổi sáng hay và ấn tượng nhất.

12 tháng 5 2019

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .

- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

a) Buổi sớm:

- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.

- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.

- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.

- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.

- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.

- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.

- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

b) Buổi trưa:

- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.

- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

c) Buổi chiều:

- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.

- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.

- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.

- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.

- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

Ngoài dàn ý miêu tả cảnh sông nước, các em học sinh lớp 5 có thể tham khảo thêm tài liệu tuyển tập văn tả cảnh lớp 5 với rất nhiều bài văn mẫu tả cảnh hay nhất của các bạn học sinh khá giỏi, các đề bài quen thuộc như tả cánh đồng quê, tả quang cảnh sân trường… đều được tổng hợp đầy đủ trong tài liệu văn tả cảnh lớp 5 được đăng tải chi tiết tại đây.

Bên cạnh đó dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng cũng là tài liệu rất hay để các em học sinh rèn luyện và ôn tập thêm về cách lập dàn ý bài văn miêu tả phong cảnh, hơn nữa dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng được trình bày rất chi tiết, chắc chắn sẽ giúp các em viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cánh đồng buổi sáng hay và ấn tượng nhất.

Chúc bn lm bài tốt <3 ^^

29 tháng 3 2019

DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian làm bài kiểm tra (tiết..., thứ... )
2. Thân bài:
* Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
- Đọc và ghi đề lên bảng.
- Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
- Chuẩn bị giấy làm bài sẵn từ nhà.
- Chép đề, đọc nhiều lần Đềxác định đúng yêu cầu của đề.
- Lập dàn ý ra nháp.
- Viết bài.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
- Em vui vì làm được bài.
- Hi vọng bài sẽ được điểm cao.
 
II. Bài làm
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

 Dàn ý :

+) Mở bài :

- Giới thiệu về phiên chợ

- Chợ có đặc điểm gì nổi bật nhất.

+) Thân bài :

- Tả lần lượt theo trình tự t/g.

- Lúc chưa họp chợ quang cảnh thế nào ? Các lều chợ ra sao ? Dấu hiệu còn sót lại của buổi chợ hôm trước...

- Lúc chợ bắt đầu họp, mọi ng đổ về chợ như thế nào ? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao ? Không khí thay đổi như thế nào ? Mọi thứ hỗn loạn ra sao ?

- Tan chợ, cảnh vật ra sao ?

+) Kết bài :

- Kỷ niệm đẹp nhất của em vs phiên chợ ấy là gì ?

8 tháng 1

tham khảo nha :Một trong những kỉ niệm cũng như là trải nghiệm đáng nhớ nhất của tuổi thơ em đó là được đi một phiên chợ quê, khu chợ quê em hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ bình dị, và đặc biệt 1 tháng chỉ họp chợ vào một số ngày cố định. Hôm đó là ngày rằm cũng là phiên chợ chính của khu chợ ở xã em, mới 6 giờ sáng nhưng mọi người đã đổ về chợ rất đông, bãi gửi xe đã chật chỗ chủ yếu là xe đạp, xe máy rất ít vì các bà các bác thường đi bộ. Khu chợ nhỏ khá cũ kĩ và chật chội, ngay từ cổng chợ các hàng đã bày ra la liệt trên mặt đất, những hàng giày dép, dao thớt rồi cuốc, liềm được bày trên tấm bạt, các hàng rau củ quả sạch sẽ hơn được bày trên tấm phản, toàn rau củ tươi ngon sạch của nhà làm ra ăn không hết thì đem đi bán. Trong khu chợ này chỉ có hàng bán thịt và bán đồ ăn là được bày trên bàn cao ráo, sạch sẽ. Mọi người ở quê đi chợ rất gọn nhẹ, chỉ cần một chiếc làn nhựa là có thể đựng vô số thứ, rất hạn chế sử dụng túi nilon, vừa tiện lợi lại vừa bảo vệ môi trường. Ở quê cái gì cũng rẻ mà lại thật, chẳng lo hàng giả, thịt tiêm hoá chất hay rau phun thuốc kích thích, mọi người mua bán rất vui vẻ, dễ mua dễ bán. Tuy nhiên nếu đi chợ ở quê mà đi muộn thì sẽ chẳng còn gì để mua vì hàng hoá ít lại mở rất sớm nên bắt buộc phải đi sớm nếu muốn mua được hàng. Em rất thích đi chợ ở quê, mọi người rất thân thiện, dù chẳng quen biết vẫn hỏi thăm nhau và trêu đùa vui vẻ, cảm giác thật gần gũi, thanh bình yên ả.

18 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.

II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú

III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

k cho mk nhoa

18 tháng 1 2018

Mở Bài: Vào dịp nào mà em đuợc ngắm trắng=>giới thiệu chung(có thể là một đêm trăng trung thu hay là một đêm trăng rằm nhưng mik` thấy bn nên chọn đêm trăng nào tròn và có ý nghĩa và có thể đưa ra hình ảnh đặc sắc và mang nhiều cảm xúc ...)
Thân bài: tả quang cảnh xung quang:
*Tả tiếng côn trùng 
*Tả người người đi lại
*Tả tiếng lao xao của tre hòa đồng với dàn ca của tiếng côn trùng(chỗ này bạn nên nhân hóa)
*Tả bầu trời chung
...(bạn suy nghĩ thêm nha)
-Tả chi tiết:
*hình ảnh trăng hiện lên
*Hình ảnh trăng cùng với các vì sao
*Sử dụng phép so sánh và nhân hóa để tả trăng(so sánh:trăng tròn, trong vắt như tâm hồn của con người/nhân hóa:ông trăng tròn trĩnh cười phúc hậu làm sao...)
*Lấy qua chủ đề chú cuội để tả trăng
*Cảnh vật thế nào khi càng về khuya
*Trăng và sao thế nào(sáng hơn, trong hơn, đẹp hơn...)
*Lũy làng thế nào?tiếng côn trùng thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đêm trăng,cảm giác ra sao và tình cảm của em giờ đây đối với quê hương như thế nào?            Chúc bạn học giỏi, nhớ k cho mình nha!  

17 tháng 3 2020

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Thời gian lao động…

– Thành phần tham gia…

2.  Thân bài:

* Tả buổi lao động:

(Ví dụ: buổi lao động trồng cây của toàn trường).

– Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.

– Trên đường đi, ai cũng hào hứng.

– Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.

– Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc, tiếng xẻng đào hố trồng cây.

– Giờ giải lao vui vẻ…

– Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh, làm đẹp cho quê hương.

Chúc bạn học tốt!!!

17 tháng 3 2020

1.  Mở bài:

*Giớithiệuchung:

- Thời gian diễn ra hoạt động: chiều thứ bảy.

- Công việc: tổng vệ sinh đường phố.

2.  Thân bài:

* Tả cảnh:

- Thành phần tham gia: mỗi nhà cử một người.

- Công việc: quét đường, khơi cống rãnh, hót rác...

- Ý thức làm việc: nhiệt tình, sôi nổi.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Đường phố trở nên sạch sẽ.

- Tinh thần đoàn kết được nâng cao.