K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

Đường tròn

Gọi M là trung điểm của OA

a) Ta có: BM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OA của tam giác vuông OAB (gt)

\(\Rightarrow\) BM = \(\dfrac{OA}{2}\) (1)

Mà OM = AM = \(\dfrac{OA}{2}\) (gt) (2)

Tương tự có: CM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OA của tam giác vuông OAC (gt)

\(\Rightarrow CM=\dfrac{OA}{2}\) (3)

Từ (1), (2), (3) \(\Rightarrow\) BM = OM = AM = CM

Vậy 4 điểm A, B ,O, C cùng thuộc đường tròn có tâm là M

b) Ta có: AB và AC là 2 tiếp tuyến cắt nhau (gt) (4)

\(\Rightarrow AB=AC\) (5) \(\Rightarrow\Delta BAC\) cân tại A (6)

Từ (4) \(\Rightarrow AO\) là đường phân giác của \(\widehat{BAC}\)(7)

Từ (6), (7) \(\Rightarrow AO\) cũng là đường trung trực của \(\Delta BAC\) (8)

\(\Rightarrow AO\perp BC\) (9)

\(\Rightarrow\widehat{ODC}=90^o\)

Hay \(\widehat{ODH}=90^o\)(10)

Mà GE = GF (gt)

\(\Rightarrow OG\perp EF\) ( quan hệ giữa dây và đường kính)

Nên \(\widehat{OGF}=90^o\)

Hay \(\widehat{OGA}=90^o\) (11)

\(\widehat{GOD}\) là góc chung của \(\Delta ODH\)\(\Delta OGA\left(12\right)\)

Từ (10), (11), (12) \(\Rightarrow\Delta ODH=\Delta OGA\left(G-G\right)\)(13)

\(\Rightarrow\dfrac{OD}{OG}=\dfrac{OH}{OA}\Leftrightarrow OD.OA=OG.OH\)

c) Ta có: \(\Delta BEC\) có cạnh BE là đường kính của (O) (gt)

\(\Rightarrow\Delta BEC\) vuông tại C

Hay EC \(\perp BC\) (14)

Từ (9), (14) \(\Rightarrow OA\) // EC

\(\Rightarrow\widehat{GAO}=\widehat{CEA}\) (2 góc so le trong) (15)

Từ (13) \(\Rightarrow\widehat{DHO}=\widehat{GAO}\) (16)

Từ (15), (16) \(\Rightarrow\widehat{CEA}=\widehat{DHO}\) Hay \(\widehat{CEA}=\widehat{CHO}\left(17\right)\)

Ta lại có: \(\widehat{OCA}=90^o\) (gt) (18)

Từ (14) \(\Rightarrow\widehat{HCE}=90^o\) (19)

\(\widehat{OCA}+\widehat{ECO}=\widehat{ECA}\left(20\right)\)

\(\widehat{HCE}+\widehat{ECO}=\widehat{HCO}\left(21\right)\)

Từ (18), (19), (20), (21) \(\Rightarrow\widehat{ECA}=\widehat{HCO}\left(22\right)\)

Từ (17), (22) \(\Rightarrow\Delta CEA\sim\Delta CHO\left(G-G\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{CE}{CH}=\dfrac{CA}{CO}\Leftrightarrow\dfrac{CO}{CH}=\dfrac{CA}{CE}\left(23\right)\)

Từ (18), (19), (23) \(\Rightarrow\Delta OAC\sim HEC\left(C-G-C\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{EHC}=\widehat{AOC}\) (24)

Từ (4) \(\Rightarrow OA\) là đường phân giác của \(\widehat{BOC}\)

\(\Rightarrow\widehat{AOB}=\widehat{AOC}\) (25)

Từ (24), (25) \(\Rightarrow\) \(\widehat{EHC}=\widehat{AOB}\)

Hay \(\widehat{EHB}=\widehat{DOB}\) (26)

\(\widehat{OBD}\) là góc chung của \(\Delta BHE\)\(\Delta BOD\) (27)

Từ (26), (27) \(\Rightarrow\Delta BHE\sim\Delta BOD\left(G-G\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BEH}=\widehat{BDO}=90^o\)

Hay OE \(\perp EH\) tại E (28)

Mà OE = R (gt) (29)

Từ (28), (29) \(\Rightarrow EH\) là tiếp tuyến của (O)

21 tháng 12 2023

a: Xét (O) có

AB,AC là các tiếp tuyến

Do đó: AB=AC

=>A nằm trên đường trung trực của BC(1)

Ta có: OB=OC

=>O nằm trên đường trung trực của BC(2)

Từ (1) và (2) suy ra OA là đường trung trực của BC

b: OA là đường trung trực của BC

=>OA\(\perp\)BC tại D và D là trung điểm của BC

Xét ΔBOA vuông tại B có BD là đường cao

nên \(OD\cdot DA=BD^2\)

c: Sửa đề: \(OD\cdot OA=OG\cdot OH\)

Ta có: ΔOEF cân tại O

mà OG là đường trung tuyến

nên OG\(\perp\)EF tại G

Xét ΔOGA vuông tại G và ΔODH vuông tại D có

\(\widehat{GOA}\) chung

Do đó: ΔOGA đồng dạng với ΔODH

=>\(\dfrac{OG}{OD}=\dfrac{OA}{OH}\)

=>\(OG\cdot OH=OA\cdot OD\)

d: Xét ΔBOA vuông tại B có BD là đường cao

nên \(OD\cdot OA=OB^2=OE^2\)

=>\(OG\cdot OH=OE^2\)

=>\(\dfrac{OG}{OE}=\dfrac{OE}{OH}\)

Xét ΔOGE và ΔOEH có

\(\dfrac{OG}{OE}=\dfrac{OE}{OH}\)

\(\widehat{GOE}\) chung

Do đó: ΔOGE đồng dạng với ΔOEH

=>\(\widehat{OGE}=\widehat{OEH}=90^0\)

=>EH là tiếp tuyến của (O)

Giải giúp mình các bài này với ạ!1) Từ điểm A nằm ngoài đường tròn tâm O, vẽ tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm). Lấy điểm C thuộc đường tròn tâm (O) khác điểm B sao cho AB = ACa. CM : Tam giác OAB = tam giác OACb. CM : AC là tiếp tuyến của đường tròn tâm Oc. Gọi I là giao điểm của OA và BC. Tính AB biết bán kính (R) = 5cm, BC = 8cm2) Lấy 2 điểm A và B thuộc đường tròn tâm O (3 điểm A, B, O không...
Đọc tiếp

Giải giúp mình các bài này với ạ!

1) Từ điểm A nằm ngoài đường tròn tâm O, vẽ tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm). Lấy điểm C thuộc đường tròn tâm (O) khác điểm B sao cho AB = AC
a. CM : Tam giác OAB = tam giác OAC
b. CM : AC là tiếp tuyến của đường tròn tâm O
c. Gọi I là giao điểm của OA và BC. Tính AB biết bán kính (R) = 5cm, BC = 8cm

2) Lấy 2 điểm A và B thuộc đường tròn tâm O (3 điểm A, B, O không thẳng hàng). Tiếp tuyến của O tại A cắt tia phân giác của góc AOB tại C.
a. So sánh tam giác OAC và tam giác OBC.
b. CM : BC là tiếp tuyến của đường tròn tâm O

3) Cho đường tròn tâm O, bán kính R. Lấy điểm A cách O một khoảng = 2R. Từ A vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC (B,C là tiếp điểm). OA cắt đường tròn tâm O tại I. Đường thẳng qua O và vuông góc với OB cắt AC tại K.
a. CM : OK // AB
b. CM : tam giác OAK là tam giác cân
c. CM : KI là tiếp tuyến của đường tròn tâm O.

0
10 tháng 3 2019

Giải hộ mình với