K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

- Từ ghép đẳng lập: Xâm phạm, thi sĩ, phu thê, sinh tử.

-Từ ghép chính phụ: Sơn hà, mẫu tử, hải cầu, thạch mã. 

# Học tốt #

4 tháng 10 2019

Cảm ơn nhiều ^^

5 tháng 11 2020

Bài 4: 

thiên địa : trời đất

đại lộ :lớn ..

khuyển mã: chó ngựa

hải đăng :ngọn đèn giữa biển 

nhật nguyệt : mặt trời mặt trăng

                   

                                         (.....)

16 tháng 10 2019

thủ môn bắt lưới

24 tháng 11 2018

Theo mình là từ:

 Cường bạo

Hk tốt

24 tháng 11 2018

Trong các từ sau , từ nào là từ hán Việt ?

A. Cường bạo

* Hok tốt !

Queen 

P/s : Đây chỉ là ý kiến riêng của mình

15 tháng 10 2018

Câu 1: 

a, Sánh từ ghép tiếng Việt và từ ghép Hán Việt. Cho ví dụ minh họa

  * Giống nhau: Đều gồm 2 loại chính là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

  * Khác nhau: - Từ ghép chính phụ Thuần Việt có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau

                       - Từ ghép chính phụ Hán Việt thì có trường hợp tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; có trường hợp tiếng                               phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau

b, Tìm những từ thuần Việt đồng nghĩa với các từ Hán Việt trong các ví dụ dưới đây và cho biết  sắc thái của các từ Hán Việt được dùng trong các ví dụ đó

— PHỤ NỮ việt nam  anh hùng, bất khuất, trung hậu ,đảm đang  (từ Thuần Việt : ĐÀN BÀ)

   -> Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

—Yết Kiêu đến KINH ĐÔ (từ Thuần Việt: THỦ ĐÔ) thăng long ,YẾT KIẾN (từ Thuần Việt:XIN ĐƯỢC GẶP)  vua Trần Nhân Tông 

    -> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa

— Bác sĩ đang khám TỬ THI (từ Thuần Việt: XÁC CHẾT)

    -> Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

16 tháng 7 2018

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

“Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. 
 
Cơ sở của sự sắp xếp trong câu tục ngữ:

- Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
 
- Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.
 
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

29 tháng 3 2022

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc

30 tháng 11 2018

Từ hán viêt

 +) danh tướng  ; vị tướng nổi tiếng , có tiếng tăm

+) ngài  ; từ dùng để xừng hô với sắc thái trang trọng tôn trọng