Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn chỉ cần đưa ra một tình huống khiến gà mẹ dù bị thương thế nào đi nữa cũng vẫn sẽ bảo vệ đàn gà con của mình là được rồi mà
Một ngày nọ khi cả đàn gà con và gà mẹ đang đi kếm mồi thì. Bỗng từ đâu một con diều hâu lao tới định cắp vài chú gà con thì gà mẹ lao ra mổ nhiều phát vào cánh của con diều hâu làm nó ngã.sau khi con diều hâu ngã xuống nó đã lao tới để tấn công đàn gà con . Nhưng thật là may mắn gà mẹ đã ra đỡ đòn cuuar diều hâu thay cho các co .Mặ dù bị thươg nặng nhưng nó vẫn gắng sức đuổi diều hâu đi . Sau sự việc đó đàn gà con rất sợ hãi và gà mẹ đã nói với các con của mình :''Để bảo vệ các con mặc dù phải chết cũng đành lòng
Và đó là một tình cảm cao đep.
Trong một buổi sáng đẹp trời cùng làn gió hiu hiu nhẹ, Bút bi bỗng tụ họp mọi người lại rồi khếch miếng, giọng mỉa mai nói :'' Trong số các người, tôi là người được cô chủ thương yêu nhất'' Vừa nghe dứt câu, bút chì cũng khệnh khạo lên tiếng :'' Bút chì ta đây mới là được yêu thương, trọng vọng nhất, nhờ có bút chì mới tạo nên những bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp''... Lúc sau, Bút xóa cũg xí xớn lại gần :'' Này này, nếu ko nhờ bút xóa ta thì trang giấy cũng bị dính bẩn, hay những nét chữ ngoệch ngoạc rồi nhé''... Ba cây bút cãi nhau hồi lâu, ai cũng cho mình là có tài, là cây bút tốt nhất, đk yêu thương nhất trong nhà... Hộp bút thấy vậy, lo lăng đến hỏi chuyện:'' Thôi nào, ai cũng có ích mà'' Ngay lúc đó, bút bi nhắm ngay vào hộp bút mà nói:'' Thôi gì chứ, anh có quyền gì mà bảo chúng tôi thôi trong khi anh chẳng làm gì cả'' Nghe xong câu của bút bi, Bút chì và bút xóa cũng hùa theo đồng tình... Hộp bút thấy vậy tủi thân mà bỏ đi hút.. Hôm sau, bút xóa ko thấy hộp bút đâu liền hỏi bút chì:'' Hộp bút đâu mất rồi?'' Bút chì lắc đầu :'' Có paj do chúng ta nói quá lời nên a ấy bỏ đi rồi ko?'' Bút xóa thở dài:'' Từ lúc hôpbút bỏ đi, bút bi cũng biến mất bởi lẽ thiếu hộp bút thì cô chủ sẽ đánh mất chúng ta lúc nào ko hay, hộp bút thực sự có ích, hãy tìm bút bi rồi cùng nhau kiếm hộp bút để xin cậu ấy quay về nhé?'' Bút chì đồng ý:'' Làm ngay thôi'' Bút xóa và bút chì đi tìm bút bi thì bắt gặp hộp bút ở dưới kệ tủ, hai cây bút cùng kêu lên'' Hộp bút, A hãy về với chúng tôi, bút bi mất tích rồi'' Hộp bút nghe xong , hoảng hốt chạy ngay cùng bút xóa và bút chì đi tìm bút bi... mất cả ngày trời, hóa ra bút bi bị ngã dưới sàn nhà, bị thương khá nặng... Bút xóa, bút chì cùng hộp bút đi tới:'' Cậu có sao ko?'' Bút bi khóc nức nở ôm chầm lấy hộp bút:'' Tớ ko sao, xin lỗi cậu, hộp bút, ko có cậu mình ko thể trở thành cây bút bên cạnh cô chủ được, xin lỗi vì tất cả những lời nói cay độc của tớ,tha chứ cho tớ nhé!!'' Hộp bút vui vẻ cười nhẹ nhàng:'' Ko sao đâu, Nhưng cậu à, ai cũng có lợi , ai cũng là người được yêu mến trọng vọg, đừng vì một chút chỗ đứng cao hơn một chút mà đánh mất tình đoàn kết nhé''
chị gió đưa anh diều lên trên bầu trời cao xanh ấy.
tk mk nha!!!
hk tốt ^-^
Mình gạch đầu dòng bn tự ghép lại nhé:
-Diều Giấy và Gió là hai người bạn rất thân thiết với nhau.
-Gió luôn giúp Diều Giấy bay lên cao thật cao nhưng Diều Giấy lại nghĩ rằng do mình bay được trên cao chứ không phải do Gió giúp.
-Một ngày nọ, Diều Giấy nói với Gió là không cần bạn mình cũng có thể bay cao.
- Gió buồn lắm, nó nói rằng, được rồi để xem bạn có thể bay nếu không có mình không.
- Trong một buổi trưa hè khi gió thổi hiu hiu, bỗng từ đâu một cơn gió màu xám mang theo nhiều bụi bay tới cuốn Diều Giấy bay lên ngọn tre đầu làng, đó là Gió nồm đông.
- Diều Giấy vùng vẫy, kêu cứu, Gió hiện ra.
-Diều Giấy muốn Gió cứu.
- Gió cũng muốn cứu Diều Giấy lắm nhưng Gió làm sao địch nổi với cơn gió nồm đông kia.
-Gió dùng hết sức để thổi Diều Giấy lên nhưng không kịp, ngọn tre và lực của Gió nồm đông đã làm Diều Giấy rách làm đôi.
Kết là gì thì bn tự làm nha
ok ! nhưng xin đừng chê !
bài làm :
một hôm , cánh cam đang đi cùng mẹ thì gặp bác hàng xóm là bọ dừa . bác bọ dừa cũng có giọng nói và thân mình rất giống với mẹ của cánh cam nên khi mẹ của cánh cam đi thì chú lại nghĩ mẹ mình là bác bọ dừa chính vì thế mà chú bị lạc mẹ . Cánh cam vừa đi vừa khóc hu hu gọi mẹ . Chú gọi to " mẹ ơi ...... ! " bỗng dưng chú thấy bác cóc tía liền chạy lại hỏi nhưng bỗng dưng có mấy chú kiến chạy lại và nói : này ! nếu muốn chết thì cứ vô đấy còn không đi cùng chúng tớ về hang ! . bọn kiến lúc đó đã suy tính rằng mang cánh cam về tổ rồi xơi thịt nhưng may thay bác cóc tía đã kịp cứu chú. bác nói : sao cháu không đi cùng mẹ mà lại đi một mình ? cánh cam kể lại lý do mình lạc mẹ cho bác cóc tia nghe . bác cóc tía vội đáp : cháu có thấy điểm gì khác biệt giữa mẹ cháu với bọ dừa ko ?
cánh cam trả lời : mẹ cháu có mùi hơi thơm nhưng hương thơm thì chỉ có chút thôi được gọi là thoang thoảng ý bác !
bác cóc tia vươn vai và ưỡn ngực nói to : được ! bác sẽ giúp cháu ! cánh cam vui mừng , cười tươi .
sau 3 tiếng tìm được mẹ của cánh cam thì đã đến lúc phải tạm biệt . bác cóc tía nói : cháu hãy nhớ kỹ mùi hương đó nhé ! chứ cánh cam vui mừng và nói : vâng ! mà bác ơi khi rảnh cháu sang bác chơi nhé ? cóc tía đáp : chỉ khi không đi lạc thôi , cháu à ! . mẹ cánh cam nghe thấy liền cười chúm chím .
(hết )
Cứ đến độ tháng 10, cái lão già mùa đông lại em đến cho người ta một sự lạnh lẽo tột độ, cây bàng cũng xơ xác trụi lá. Rồi bỗng một sáng thực dậy, chị gió bấc thổi qua man mát nhè nhẹ người cũng là lúc nàng tiên mùa xuân thay ca cho lão gia kia. Nàng dịu dàng, giọng nói của nàng trìu mến vô cùng đem đến cho người ta một thứ nhựa sống tràn trề. Lúc này cây bàng hồ hởi, vui vẻ. Xuân đến cũng như Tết đến với nó, nó tha hồ khoác lên mình bộ áo xanh lục xinh tươi đã cất đi ở mùa đông. Nó ca hát và hoàn toàn quên đi nhờ có mùa đông mà những con sâu, con bọ mới không làm tổn hại đến thân người nó. Có lẽ, sau này khi lớn lên tình yêu thương của nó sẽ dành trọn vẹn cho lão mùa đông và nàng mùa xuân hơn.
Lâm ơi, cảm ơn bạn nhiều nha tuy nhiên có nhân vật Mẹ đất nữa
Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
mik chưa chắc đúng
I. Mở bài:
- Nêu tên: Người ta âu yếm gọi tôi là cây tre, một cái tên giản dị để phân biệt với những loại cây khác.
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ của bản thân:
"Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh"
(Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chỉ biết từ lâu tôi đã gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam).
II. Thân bài:
1. Sự tồn tại:
- Tôi có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, được trồng trên bờ ao, trên bờ sông hiền hòa, thơ mộng "Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Nước gương trong soi tóc những hàng tre", thậm chí họ hàng nhà tôi còn được trồng ở nơi cằn cỗi nhất "Ở đâu tre cũng xanh tươi - Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu".
- Đâu đâu cũng thấy bóng tre: Từ thôn xóm bản làng đến những mái đình, mái chùa cổ kính... "Bóng tre trùm mát rượi". Thậm chí tôi còn được ưu ái làm một người lính trông giữ lăng Hồ chủ tịch - con người vĩ đại của nước Việt Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát".
2. Đặc điểm:
- "Thân gầy guộc, lá mong manh" - Nguyễn Duy.
- Lá nhỏ, thuôn, dài, màu xanh lục, lá già chuyển màu vàng tươi, khô dần và rụng xuống.
- Khi rụng, lá rơi theo gió, hững hờ, lượn mấy vòng, xoáy rồi rớt xuống con kênh như chiếc thuyền nan trôi theo dòng nước.
- Thân thẳng như ý chí kiên định của người Việt Nam. Thân màu xanh, có nhiều đốt (như minh chứng cho câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" của người xưa).
- Cây tre thể hiện sự quần tụ: được trồng thành từng bụi, không mọc riêng rẽ, khăng khít, gắn bó truyền kiếp.
- Cây con được gọi là măng,thân mang nhỏ, có lá bọc bên ngoài "có manh áo cộc tre nhường cho con"=>thấy được tinh thần "tương thân tương ái" và hình tượng "tre già măng mọc" trở thành biểu trưng cho sức sống bất diệt.
3. Tác dụng:
a, Trong kháng chiến:
- Tre trỏ thành vũ khí lợi hại:giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh: Hình ảnh Thánh Gióng nhổ khóm tre bên đường đánh tan giặc Ân trong văn học dân tộc như là minh chứng cho sức mạnh của dòng họ nhà tre.
- Tre được sử dụng làm chông, làm gậy, bẫy ngăn quân thù.
b, Trong thời bình:
- Là bóng mát, nơi nghỉ chân của những người làm đồng mệt mỏi,
- Làm chắt đánh chuyền của trẻ nhỏ.
- Làm điếu cày.
- Làm sáo, tiêu...dụng cụ âm nhạc.
- Làm vật dụng thông thường: tăm tre, đũa tre...
- Làm lạt gói bánh chưng.
...
III. Kết bài:
Vì cuộc sống của tôi gắn liền với cuộc đời của con người Việt Nam vì vậy tôi trở thành biểu trưng cho tình yêu, lòng thủy chung, và sức sống đời đời bất diệt:
"Mai sau...mai sau...mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
Trong một khu vườn xoan nọ, khi nắng thu còn đang vương vít trong hơi thở của đất trời, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cuộc sống sinh hoạt của những loài nhỏ bé lại bắt đầu.
Tiếng gáy rộn ràng của những chú gà trống trên ổ rơm như một chiếc chìa khóa màu nhiệm mở ra chiếc hộp đựng muôn ngàn ánh sáng. Những tia nắng đầu ngày xuất hiện nhanh chóng xóa đi dấu vết còn sót lại của màn đêm qua, khoác lên vạn vật tấm áo vàng rực rỡ sóng sánh như mật ong. Những giọt sương đêm còn luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh rơi lốp bốp trên nền đất ẩm. Tất cả giống như đang mở một đại tiệc hoành tráng chào đón ngày mới lên.
Nàng nắng thu tinh nghịch ghé thăm vườn xoan nhỏ. Bằng thuốc nhuộm màu nhiệm của mình, mặt ao trong vườn loang loáng ánh sáng đỏ cam, khiến mấy chú cá tò mò mà ngoi lên ngắm nghía. Nào là cô cá trê non, nào là cá rô ron đều đang tung tăng chiếc vây son của mình khuấy động mặt nước cùng chị gió heo may. Nhưng khác với những chú cá trong ao đang nô đùa cùng mẹ thiên nhiên, chú ếch con vẫn đang ngồi miệt mài học bài trong hố bom kề vườn xoan. Hai mắt to và tròn của chú đang tập trung hoàn toàn vào cuốn sách ở trước mặt. Những chú cá khi vừa thấy ếch xuất hiện liền cất tiếng hỏi:
Ôi, ếch ơi xuống chơi với tụi mình đi. Có mấy khi thời tiết đẹp và nhiều trò vui như thế này đâu. Xuống đây đi kẻo phí cơ hội trời cho nào.
Ếch nghe thấy lời mời gọi của những chú cá liền lắc đầu từ chối:
Thôi, mọi người chơi đi mình còn phải ôn bài nữa. Chơi thì vẫn còn hôm khác nhưng nếu mình không học hôm nay thì sẽ không thể hiểu bài của ngày mai. Tính chất của việc học là càng để lâu càng khó nên hôm nay mình phải học ngay thôi các bạn ạ. Hẹn các bạn dịp khác nhé.
Cô cá trê ron nghe ếch đáp không khỏi cất lời khen ngợi:
Ếch con đúng là ngoan nhất nhà. Không ham chơi, chăm chỉ học hành. Các cháu cũng phải học tập tinh thần ấy từ ếch con nhé.
Những chú cá đồng loạt đáp:
Vâng ạ.
Chú ếch tập trung học bài chẳng mấy chốc đã xong hết. Chú tự nhủ với mình: “Chà, cuối cùng cũng xong rồi. Giờ đi hát cùng họa mi thôi”. Ếch nhanh chóng đến nhà của cô họa mi. Cô đang dạy những chú chim non hót những khúc hát vui tai. Chú liền cất tiếng hỏi:
Cô chim họa mi ơi, cháu có thể thi hát cùng mọi người được không ạ?
Cô họa mi niềm nở trả lời:
Tất nhiên rồi cháu. Chúng ta cùng đồng ca bài hát này nha.
Tiếng hát của ếch con cùng họa mi vang vọng khắp khu vườn. Chú chim ri cùng cô cá rô phi nhận ra ngay giọng hát của ếch con vui thích trí cười khì.
Mọi ngóc ngách trong khu vườn xoan được bao bọc trong không khí hạnh phúc. Cuộc sống sinh hoạt của những loài động vật này không hề nhàm chán mà hoàn toàn là niềm vui được tạo ra từ những hành động nhỏ bé nhất.