K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2018

- Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Mg với các dung dịch  CuSO 4 ,  FeSO 4  và  AgNO 3 .

Mg +  FeSO 4  →  MgSO 4  + Fe

Mg +  CuSO 4  →  MgSO 4  + Cu

Mg +  AgNO 3  →  Mg NO 3 2  + Ag

- Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Fe với các dung dịch  CuSO 4 ,  AgNO 3

Fe +  CuSO 4 →  FeSO 4  + Cu

Fe + 2 AgNO 3  →  Fe NO 3 2  + 2Ag

- Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Cu với dung dịch  AgNO 3

Cu +  AgNO 3  →  Cu NO 3 2  + Ag

30 tháng 10 2016

Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch NH4Cl

* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó có khí mùi khai thoát ra

* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

NaOH + NH4Cl → NaCl + H2O + NH3

Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3

* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa đỏ nâu

* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

3NaOH + FeCl3 → 3NaCl + Fe(OH)3

Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch FeCl3

* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa trắng

* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + Ba(HCO3)2 → Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O

Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4

* Hiện tượng: Mẩu kim loại Na tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra sau đó xuất hiện kết tủa xanh lơ

* PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

tham khảo nhé

6 tháng 11 2016

a) Đặt công thức oxít M2On

Ptpư: M2On + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2O

mol 1 n 1

mddH2SO4 = n.98.100/10 = 980n gam

mdd muối = 2M + 996n (gam)

→ C% muối = (2M + 96n) : (2M + 996n) = 0,11243

→ M = 9n → M = 27 (Al)

→ Công thức oxít: Al2O3

b) ptpứ: Al2O3 ---> 2Al + 3/2O2­

Al2O3 + 2NaOH ---> 2NaAlO2 + H2O

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O ---> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 + 3CO2­

5 tháng 11 2016

a) Đặt công thức oxít M2On

Ptpư: M2On + nH2SO4 --->M2(SO4)n + nH2O

mol 1 n 1

mddH2SO4 = n.98.100/10 = 980n gam

mdd muối = 2M + 996n (gam)

→ C% muối = (2M + 96n) : (2M + 996n) = 0,11243

→ M = 9n → M = 27 (Al)

→ Công thức oxít: Al2O3

b) ptpứ: Al2O3 ------> 2Al + 3/2O2­

Al2O3 + 2NaOH --->2NaAlO2 + H2O

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O --->2Al(OH)3+ 3Na2SO4 + 3CO2­

1. Đại cương kim loạicâu 1: Trình bày vị trí cấu tạo của kim loạiCâu 2: Nêu tính chất vật lý chung của kim loại và tính chất vật lý riêng của kim loạiCâu 3: Trình bày tính chất hóa học của kim loại và viết phản ứng hóa học cho từng tính chất.Câu 4: Nêu khái niệm hợp kim và cho ví dụ (tính chất chung của hợp kim là gì?Câu 5: Trình bày nguyên tắc điều chế kim loại (3 phương pháp: Thủy...
Đọc tiếp

1. Đại cương kim loại
câu 1: Trình bày vị trí cấu tạo của kim loại
Câu 2: Nêu tính chất vật lý chung của kim loại và tính chất vật lý riêng của kim loại
Câu 3: Trình bày tính chất hóa học của kim loại và viết phản ứng hóa học cho từng tính chất.
Câu 4: Nêu khái niệm hợp kim và cho ví dụ (tính chất chung của hợp kim là gì?
Câu 5: Trình bày nguyên tắc điều chế kim loại (3 phương pháp: Thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân)
2. Dãy điện hóa
Câu 1: Trình bày pin điện gồm điện cực nào? Các tính suất điện động của pin
Câu 2: Viết biểu thức định luật Faraday và chú thích các đại lượng trong biểu thức
Câu 3: Thế nào là sự ăn mòn? Trình bày điểm giống và khác nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

0
7 tháng 6 2016
Số mol kim loại M tác dụng ở hai phản ứng là như nhau là x mol.
- Phản ứng 1 :
                    M                                 + Cu2+                 →                  M2+                       + Cu
               x (mol)                                                                                                               x (mol)
Khối lượng thanh M giảm: ∆m giảm = mM tan – mCu tạo ra
                     → xM – 64x = 0,24 gam → x( M – 64) = 0,24 (I)
- Phản ứng 2 :
                    M                                  + 2Ag+                →                   M2+                       + 2Ag
                x (mol)                                                                                                              2x (mol)
Khối lượng thanh M tăng: ∆m tăng = mAg tạo ra – mM tan.
                      → 2x.108 – xM = 0,52 gam → x(216 – M) = 0,52 (II)
Ta lấy (I) : (II) → M = 112 → M là Cd
7 tháng 6 2016

khối lượng thanh kim loại giảm -> nguyển tử khối của KL phải lớn hơn Cu và đứng trước Cu trong dãy    điện hóa
khối lượng thanh kim loại tăng -> nguyển tử khối của KL phải nhỏ hơn Ag
=> KL cần tìm là Zn

1 tháng 11 2016

Gọi số mol trong mỗi phần: Fe = x mol; M = y mol.

Phần 1:

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

(mol): x x

2M + 2nHCl 2MCln + nH2

(mol): y 0,5ny

Số mol H2 = 0,07 nên x + 0,5ny = 0,07.

Phần 2:

2Fe + 6H2SO4 (đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

(mol): x 1,5x

2M + 2nH2SO4 (đặc) M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O

(mol): y 0,5nx

Số mol SO2 = 0,09 nên 1,5x + 0,5ny = 0,09. Vậy x = 0,04 và ny = 0,06.

Mặt khác: 56x + My = 2,78 nên My = 0,54. Vậy hay M = 9n.

Ta lập bảng sau:

n 1 2 3
M 9 ( loại ) 18 ( loại ) 27 ( nhận )

Vậy M là \(Al\) ( nhôm ) .

 

1 tháng 11 2016

Đặt a là số mol Fe, b là số mol của M,trong mỗi phần,n là hóa trị của M

PTHH: Fe +2HCl ---> FeCl2 + H2

a a

2M + 2n HCl ---> 2 MCln + n H2

b bn/2

n H2= 0.07
---> a + bn/2 = 0.07 (1)

m hh A = 56a + Mb = 2.78 (2)

PTHH: Fe + 4HNO3 ----> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
a a

3M +4n HNO3 ---->3M(NO3)n +nNO + 2n H2O
b bn/3

n NO = a + bn/3 = 0.06 (3)

Từ (1) và (3) giải hệ ta dc : a= 0.04
bn = 0.06---> b= 0.06/n (4)

Thế à= 0.04vào pt (2) giải ra ta đc : 2.24 + Mb = 2.78
-----> b = 0.54/ M (5)

Từ (4) và (5) ----> M= 9n

Biện luận n

n=1 ----> M = 9 (loại)
n=2 ----> M= 18 (loại)
n=3-----> M=27 (nhận)
Do đó : M là Al

Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:

Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu m gam bột rắn. Thành phần % của Zn trong hỗn hợp đầu.

Bài 5: Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.

Bài 6: Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Xác định giá trị của x thỏa mãn:

A. 1,8                              B. 1,5                                C. 1,2                        D. 2,0

9
10 tháng 6 2016

Bài 1 :

nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.

Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng hết nếu còn dư Fe thì Cu2+  mới tiếp tục tham gia.

                     Fe                       + 2Ag+                       →                      Fe2+                        + 2Ag                              (VII)

nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII)

                       Fe                            + 2Ag+                     →                       Fe2+                             +2Ag

                  0,1 (mol)                    0,2 (mol)                                            0,1 (mol)                         0,2 (mol)

Sau phản ứng (VII) ta có:  nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                               + Cu                       (VIII)

nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                              + Cu

                     0,05 (mol)              0,05 (mol)                                              0,05 (mol)                     0,05 (mol)

Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu = 0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.

Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư

                                       = 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.

10 tháng 6 2016

Bài 2 :

Nhận xét :

- Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới phản ứng với Cu(NO3)2.

- Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra các trường hợp:

             + Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được là Ag tính được giá trị m1.

             + AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia gồm Ag, Cu có giá trị là m2.

            Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2 (từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết, Cu2+ tham gia một phần. 

      Đáp số : m = 3,6gam.