Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
* Cơ hội :
- Việt Nam có cơ hội tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Công nghệ.
- Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mở rộng thị trường ra tầm quốc tế.
- Tạo thêm việc làm,cải thiện đời sống của người dân.
- Có cơ hội tếp xúc và học hỏi khoa học - kĩ thuật tiên tiến của các nước thành viên.
- Tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng trong khu vực.
* Thách thức:
- Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế.
- Sự chênh lệch về trình độ sản xuất,thu nhập so với 1 số nước trong khu vực.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị.
- Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các nước.
Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
* Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng.
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế xã hội.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước ( đây là điểm khó khăn và thuận lợi ).
A, tỉ lệ che phủ rừng=s che phủ/s rừng *100%
b, vẽ biểu đồ cột
c,tỉ lệ che phu rừng giảm từ năm 1943-1993(..%), tăng từ năm 1993-2001(...%)
tỉ lệ che phủ rừng năm 1943 cao nhất(...%) tỉ lệ che phủ rừng năm 1993 thấp nhất(..%)
diện tích rừng từ 1943-1993 giảm(..ha) do chiến tranh tàn phá,khai thác quá mức quy định
diện tích rừng từ 1993-2001 tăng(...ha) do đã có biện pháp bảo vệ
Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.
Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.
Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.
Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.
Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.
Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.
Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.
a) Biểu đồ:
biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Dông Á năm 2001
b) Nhận xét:
- Trong ba quốc gia trên Nhật Bản là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất, nước có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất là Hàn Quốc.
- Cả ba quốc gia trên đều là nước có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (xuất siêu). Nước có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản.
1) a) SS sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của miền khí hậu phía bắc và phía nam của nước ta
* Miền khí hậu phía Bắc:
- Có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt.
- Mùa hè nóng và nhiều mưa. * Miền khí hậu phái Nam: Có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao. - Được chia làm hai mùa rõ rệt, tương phản sâu sắc : Mùa mưa và mùa khô. b) Nêu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở việt nam * Thuận lợi :- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là kiểu khí hậu rất thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm đơm hoa kết trái => nền công nghiệp vươn lên mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
- Lượng mưa quanh năm cao => cung cấp đủ nguồn nước cho nông nghiệp và đời sống+cung cấp đủ nhiệt cho ngành năng lượng mặt trời và đủ sức sưởi ẩm cho ngành chăn nuôi.
* Khó khăn :
- Có nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán, ... ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và đời sống con người.
- Đất dễ bị xói mòn vào mùa mưa.
- Mưa kéo dài, khí hậu nóng - ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. 2) Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở việt nam qua 1 số năm hãy: nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng việt nam là học sinh chúng ta cần phải làm j để bảo vệ rừng nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên rừng hiện nay. Diện tích rừng việt nam ( đơn vị triệu ha)
Năm | 1943 | 1993 | 2001 |
S rừng | 14,3 | 8,6 |
11,8 |
- Tuyên truyền cho mọi người.
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên
- Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.
Hơi muộn nha <3! Có chút thiếu sót bạn thông cảm nha !
Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
a) Để tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền, ta sử dụng công thức sau:
Tỉ lệ (%) = (Diện tích rừng / Diện tích đất liền) x 100
- Diện tích rừng trong năm 2016 là 14,4 triệu ha.
- Diện tích đất liền được cho là 33 triệu ha.
Tỉ lệ (%) = (14.4 / 33) x 100 ≈ 43.64%
b) Em tham khảo trên mạng.