Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.
+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.
- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.
- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.
- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...
* Khó khăn:
- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.
Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
- Thiên tai: bão, sóng thần,...
- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
a.Thuận lợi
- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
b.
Khó khăn
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).
- Nghèo khoáng sản.
- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.
Đáp án D.
Giải thích: Dựa vào bảng số liệu (đơn vị, số liệu, 2 mốc năm,…) và yêu cầu đề bài (thể hiện cơ cấu dân số) => Biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo châu lục năm 1985 và 2005.
- Tỉ lệ dân số châu Phi liên tục tăng
- Tỉ lệ dân số châu Âu giảm liên tục
- Tỉ lệ dân số châu Đại Dương không biến đổi
Tỉ lệ dân số châu Á, châu Mĩ có biến động nhưng không nhiều
- Sự thay đổi tổng dân số rất nhanh, gia tăng dân số rất lớn từ năm 1949 đến 1975 (đường đồ thị rất dô"c). Mức độ gia tăng dân số giảm trong vòng 30 năm gần đây (đường đồ thị bớt dốc)
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu trên, rút ra những nhận xét sau:
- EU có GDP lớn nhất (23,7%), tiếp đến là Hoa Kì (22,2%), Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… -> EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt cả Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,…
- EU có dân số tương đối ít (7%), ít hơn cả Trung Quốc (18,8%) và Ấn Độ (17,8%).
Đáp án: A
Giải thích Qua bảng số liệu, ta có nhận xét sau:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước phát triển rất thấp (đều dưới 1%, có nước còn âm), còn các nước đang phát triển đều trên 1%.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các nước đang phát triển và các nước phát triển đều có sự tăng, giảm không ổn định theo từng thời kì cụ thể phù hợp với sự phát triển kinh tế.
Đáp án: C
- Biểu đồ hình cột thể hiện tỉ lệ người già trong tổng số dân Nhật Bản:
- Nhận xét:
+ Từ 1960 đến 2005 (45 năm) tỉ lệ người già trong dân số Nhật Bản tăng 13,5% (hơn 3,3 lần).
+ Nhật Bản là một trong những nước dân số có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
Đáp án D
Dựa vào bảng số liệu, rút ra những nhận xét sau:
- GDP của Trung Quốc và Thế giới có sự biến động qua các năm.
- GDP của Trung Quốc ngày càng tăng cả về qui mô và tỉ trọng.
- GDP của thế giới tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 62150 tỉ USD
Chọn đáp án B
Do yêu cầu của đề bài thể hiện: "cơ cấu" và "tỉ trọng" GDP và dân số của EU nên loại biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét:
- Tỉ lệ dân thành thị 54,8%; dân nông thôn 45,2%.
- Tỉ số giới tính 105,1% -> Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).
Đáp án: C