K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

8 tháng 1 2018

NGHE NS CÀ MAU XA LẮM 

Ở CUỐI CÙNG BẢN ĐỒ VN....

2 tháng 6 2020

Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.

- Xem xét và định lại mức thuế.

- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,…



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ho-khuc-da-gianh-lai-doc-lap-cho-dat-nuoc-nhu-the-nao-c81a14259.html#ixzz6OD2dAdbl

18 tháng 12 2023

Bạn bo chu Dụ KHUC THUA TAP HOP NHAN DAN CHOI DAY NHA  HAHA

GHI VAY AI MA CHAP NHAN 

bạn k nhầm đúng cho mình à 

6 tháng 8 2021

Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm. Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch. Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi! Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một. Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ. Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ. Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ. Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.

      Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.

CHÚC CẬU HỌC TỐT!

5 tháng 11 2016

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.



 

5 tháng 11 2016

Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.

Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.



 

29 tháng 2 2020

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

   k cho mk nha.

29 tháng 2 2020

Dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

13 tháng 11 2017

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.


13 tháng 11 2017

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.


Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

23 tháng 2 2017

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".

23 tháng 2 2017

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.



Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế. Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn. Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: – Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.



Ok xog r

26 tháng 1 2018

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

de-men-phieu-luu-ky

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Thử vận may của bạn với cá độ thể thao

nhanthuong88.comNghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

28 tháng 9 2017

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.



 

Jovanyerit Fc

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.