K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bồng bồng con nín con ơi Dưới sông con cá lội, ở trên trời chim bay Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim Một tay chuốt chỉ luôn kim Một tay làm ruộng, một tay tìm hái rau Một tay ôm ấp con đau Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma Một tay khung cửi guồng xa Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa Một tay đi củi, muối...
Đọc tiếp

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông con cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luôn kim

Một tay làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi, muối dưa

Một tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mặt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

Câu 1. Bài ca dao đã liệt kê những công việc vất vả nào mà người mẹ phải lo toan?

Câu 2. Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu ca dao: "Ước gì mẹ có mười tay"?

Tại sao, mười tay với mẹ vẫn còn là chưa đủ?

Câu 3. Tâm sự của người mẹ trong bài ca dao được biểu hiện như thế nào?

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ về giọt nước mắt của người mẹ.

2
29 tháng 6 2019

a, Những công việc vất vả mà mẹ phải lo toan : bắt cá , bắt chim , xe chỉ luồn kim , làm ruộng , hái rau , ôm con , vay gạo , cúng ma, lo bếp nước , cửa nhà , đi củi , muối dưa , van lạy , đỡ đòn

b, Mẹ ước có 10 tay để chăm lo bộn bề của cuộc sống , chống lại các thế lực áp bức của xã hội , chăm sóc , che chở cho con , ......

6 tháng 7 2019

2. a. Yêu cầu về kĩ năng:

Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Nội dung Điểm
* Giới thiệu vai trò của người mẹ 0,25
* Giải thích ngắn gọn khái niệm về mẹ 0,25
* Chứng minh người mẹ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống 1,0
* Phê phán một số ít con người trong xã hội hiện nay còn có những đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo với mẹ của họ. 0,25
* Bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,25

4. Tôi không biết mẹ đã khóc bao nhiêu lần trong đời, nhưng tôi biết mỗi khi mẹ khóc là lúc mẹ đang buồn hoặc đang vui. “Mẹ ạ, có những lần mẹ khóc, nước mắt của mẹ đã rơi xuống và động mãi nơi tâm hồn con; người con suốt đời yêu thương của mẹ”.

Khi tôi hơn ba tuổi, ba mất trong một vụ tai nạn giao thông, mẹ đã khóc rất nhiều. Nước mắt mẹ đã thấm đẫm mấy cái khăn nhưng vẫn cứ rơi hoài. Tôi bé bỏng và thơ ngây, thấy ba nằm bất động, nhắm nghiền mắt hơn một ngày trời, tôi đã hỏi “sao ba ngủ lâu vậy mẹ”. Mẹ nhìn tôi, mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không nói được nên lời, xiết chặt con vào lòng mà nước mắt lại càng tuôn chảy. Đến ngày thứ hai, người ta bỏ ba vào cỗ quan và đóng lại; mẹ khóc, tôi cũng khóc; mẹ khóc vì buồn đau còn tôi khóc vì không hiểu sao người ta lại nhốt ba mình lại. Những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã theo tôi suốt cả cuộc đời.

Ba qua đời, mẹ ở vậy nuôi tôi, mẹ chỉ lo cho tôi mà không hề nghĩ đến tuổi xuân của mẹ cứ dần trôi qua. Năm tôi lên mười tuổi, có lần sau khi đi học về, tôi theo đám bạn ra tắm sông. Giờ tan trường qua đã lâu nhưng không thấy tôi về, mẹ đã cuống cuồng đi tìm tôi khắp nơi. Cuối cùng mẹ cũng đã tìm thấy tôi nơi bãi sông khi mặt trời đứng bóng, nơi tôi và các bạn đang tắm. Mẹ đã la mắng tôi, sợ quá, tôi cuống cuồng chạy lên mặc quần áo, mặc kệ bùn đất lấm lem sang áo quần; tôi xách cặp chạy một mạch về nhà. Khi về, mẹ đã đánh tôi; lần đầu tiên trong đời mẹ đã đánh tôi, đánh bằng roi mây làm tôi đau điếng. Tôi khóc thét lên và nói rằng “Con chỉ đi tắm thôi, các bạn cũng thế, sao mẹ lại đánh con đau như vậy”. Tôi đâu biết rằng, vì thương tôi, lo lắng cho tôi mà mẹ đã phải bỏ công việc để đi tìm tôi khắp nơi; đâu biết rằng mẹ đã tần tảo lam lũ sớm hôm một mình lo cho tôi ăn học. Sau khi bị đánh, tôi nằm úp mặt vào gối và khóc sướt mướt. Mẹ không nói năng gì, đi tới cởi quần áo tôi để đưa đi giặt; sau khi cởi quần cho tôi, mẹ thấy nơi đùi và mông tôi có ba lằn roi rớm máu. Mẹ đã khóc, nước mắt mẹ rơi đúng vết roi, thấm vào làm tôi đau rát. Mẹ vừa khóc vừa lấy dầu bôi vết thương cho tôi. Thấy mẹ khóc, tôi cũng khóc, nước mắt lưng tròng quay ra xin lỗi mẹ. Một lần nữa nước mắt mẹ lại in vào tâm hồn tôi thơ bé, những giọt nước mắt chứa cả một trời yêu thương.

Năm tôi đậu đại học, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, lòng khấp khởi vui mừng, tôi vội vàng đạp xe về khoe với mẹ. Khi biết tin, mẹ đã ôm tôi vào lòng và xoa đầu như lúc tôi còn thơ bé. Mẹ sụt sùi nước mắt, không nói thành lời, nhưng nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy niềm vui lẫn nỗi tự hào lung linh trong mắt mẹ yêu. Tôi thấy thương mẹ và thầm nhủ mình không bao giờ được phụ công lao và những hy sinh của mẹ.

Thế rồi tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, được nhận vào làm việc tại một công ty thương mại trong niềm vui vô ngần của mẹ. Vậy là mẹ đã bớt vất vả hơn, không còn cảnh chạy đôn chạy đáo lo mượn tiền cho tôi nộp học phí những lúc đến kỳ nộp. Vậy là con của mẹ cũng đã trưởng thành.

Nhận tháng lương đầu tiên, cầm những đồng tiền thành quả sau những năm tháng ăn học, lòng tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến mẹ, chợt trào nước mắt khi nghĩ về dáng vẻ hao gầy trong chiếc áo sờn vai của mẹ. Hình như chiếc áo mẹ thường mặc đã được may từ lâu lắm rồi, tôi cũng chẳng nhớ nổi vai áo mẹ đã sờn từ bao giờ. Mà cũng phải, chốn quê nghèo, một mình mẹ bươn chải, lo đủ tiền cho tôi ăn học là đã cố lắm rồi, làm sao mẹ có thể mua sắm được quần mới, áo đẹp cho mình. Nghĩ đến đó, tôi lấy xe đạp ngay đến khu chợ áo quần.

Ngày về thăm mẹ, khi tôi về đến nhà một lúc thì mẹ đi làm đồng về. Tôi ra cửa đón mẹ, mẹ nhìn tôi nở nụ cười thật tươi. Mẹ vào nhà, tôi nâng bằng hai tay, đưa bộ quần áo tôi mua cho mẹ. Mẹ nhìn tôi, cầm bộ quần áo mới trên tay, xoa nhẹ tay lên tấm áo mới, nước mắt mẹ lại trào ra.

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuốiVe râm ran xao xác cả khung trờiỒ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…Cớ sao mình nước mắt lại rơiTrận mưa đầu của ngày cuối chia phôiRơi ướt cả một bờ áo trắngVô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?Biết hay không hạ cuối đã về rồi?Tháng 6 mùa thiTa bỏ lại một thờiTrong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối
Ve râm ran xao xác cả khung trời
Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…
Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi
Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?
Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời
Trong trắng như hoa
Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể
Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế
Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng
Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Câu 1. Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Kí ức về tuổi học trò được tác giả thể hiện như thế nào qua các câu thơ: Tháng 6 mùa thi/Ta bỏ lại một thời/Trong trắng như hoa/Hồn nhiên như cỏ?”

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Đôi mắt nào chiều ấy long lanh/Như muốn nói thật nhiều mà không thể.

Câu 4. Điều Em  tâm đắc nhất trong bài thơ trên là gì?

1
27 tháng 4 2020

dài quá ngắn bớt đc ko b

chúc hok tốt

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơiPhải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phảiNhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháyBao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôiCon chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹChỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻĐậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu(trích...
Đọc tiếp

Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơi
Phải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phải
Nhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháy
Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!

Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôi
Con chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹ
Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ
Đậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu

(trích Mẹ ơi mẹ ở đâu – Nồng Nần Phố)

1.       Xác định và chỉ ra tác dụng của thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

2.       Tại sao khi đứng trước người mẹ, đứa con lại có cảm xúc “Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười”?

3.       Tìm một câu thơ cũng viết về người mẹ mà em đã được học hoặc được đọc (ghi rõ tên bài thơ, tác giả)?

4.       Câu thơ “Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người con dành cho mẹ của mình?

3
9 tháng 4 2020

CHỜ TÍ

9 tháng 4 2020

????????????????

27 tháng 9 2017

thứ 1

=> bỏ từ sẽ đi,
Mẹ đưa con tới trương, cầm tay con dắt qua đi qua cánh cổng ,rồi buông tay và nói:"Đi đi con can đảm lên con, thế giới này là của con,..."

thứ 2

Tất nhiên Mẹ bị bảo Vệ đuổi ra, vậy phải "buông tay" ra thôi có còn lựa chọn nào khác nữa đâu.
(chẳng có nhẽ lại "dắt tay" con quay về)
Kết luận đó là điều tất yếu không có gì phải suy với nghĩ
Hết!

nếu suy nghĩ cao cả. hay để nó đi một mình từ nhà

27 tháng 9 2017

T dở văn lắm

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:"Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời" Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho...
Đọc tiếp

 nhìn đây mà học hỏi nè, đọc rồi nhận xét đi rồi .........

Văn biểu cảm về mẹ do HA HONG ANH tự viết:

"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

 

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
"Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

 

0
Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).
- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừa
chép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.

Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:
Mai về niền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
(1,5điểm)
2. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Từ việc hiệu tấm lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ của tác giả, của nhân dân ta trong
bài thơ trên, em nội hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy
nghĩ của mình về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” đang

được học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình trong các nhà trường hiện nay. (1,5
điểm)

2
9 tháng 4 2020

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?

Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.

Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.

Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.

4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?

Đó là câu thơ:

” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3. Cho khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?

Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.

Đề 4. Cho câu thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Ba câu thơ tiếp:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.

Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính  yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?

Đó là đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

17 tháng 4 2020

đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 

ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam 

bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong

2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.b. Ăn thì ăn những miếng ngon.Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.c. Còn chị, chị công tác ở đây à?d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp,...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
b. Ăn thì ăn những miếng ngon.
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
c. Còn chị, chị công tác ở đây à?
d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.
Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:
a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.
b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
c. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
Bài tập 3: Thêm những từ ngữ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài
tập 2:
Bài tập 4: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Nước biển đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Đối với những bài thơ hay ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
c. Ba bông hồng này em vừa hái ở vườn về.
d. Đối với học sinh thì cần có trách nhiệm học tập tốt.
e. Bao giờ cũng vậy đeo kính lên rồi thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.

g. Các loại chim ta không nên bắn giết.
h. Quyển sách này mình đọc rồi.
i. Đối với các thầy giáo thì Minh rất kính trọng ; đối với các bạn trẻ thì Minh rất khiêm tốn
quí mến và sống chan hòa.

1
13 tháng 2 2020

Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Hăng hái học tập

b. Ăn, làm thì

c. Còn chị

d. Là một học sinh

Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Còn chú nó

b. Trang phục

c. Mà y

Bài 4: 

a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.

b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Bài 5: 

a. Mặt trời

b. Đối với những bài thơ hay

c. Ba bông hồng này

d. Đối với học sinh

e. Bao giờ cũng vậy

g. Các loại chim

h. Quyển sách này

i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ