Chiến thắng quân sự nào sau đây mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).

“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).

Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.

Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).

Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.

Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.

Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.

Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

15 tháng 4 2018

bạn lấy cái này ở đâu z

30 tháng 11 2017
Chính trị Quân sự Ấp chiến lược, bình định
Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Nổi bật là phong trào của đội quân "Tóc dài" các tăng ni, phật tử chống sự kì thị đàn áp của tôn giáo của chính quyền Diệm ... phong trào của học sinh sinh viên làm vùng "Hậu cứ" của địch Những năm 1961-1962 quân ta đã đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch vào căn cứ cách mạng ở chiến khu D căn cứ U Minh, Tây Ninh Diễn ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa ta và địch
29 tháng 6 2018

- Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn bằng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.

- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.

- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến giữa năm 1963, địch chỉ lập được non nửa số ấp dự kiến (khoảng 7500 ấp). Số ấp lập được đó bị ta phá đi, phá lại nhiều lần hoặc bị ta biến thành làng chiến đấu. Đến cuối năm 1964, đầu năm 1965, chỉ còn lại 1/3.

- Trên mặt trận quân sự, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963. Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra mạnh mẽ ở các đô thị, ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở Sài Gòn. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

1 tháng 5 2021

1. Trên mặt trận chống phá “bình định”

- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

3. Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.


 

4 tháng 9 2019

Đáp án B

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi

18 tháng 2 2021

1. Trên mặt trận chống phá “bình định”

- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.

2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.

- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.

3. Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

28 tháng 8 2017

Đáp án là D.

23 tháng 11 2019

- Nhân dân ta vẫn giành được thắng lợi bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương cùng với ý chí “quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”. Mở đầu là thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Mờ sáng 18 - 8 -1965, Mĩ huy động 9 000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường.

- Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

- Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Sau trận Vạn Tường, khả năng chiến thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được chứng minh trong hai mùa khô.

- Bước vào mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966), với 720 000 quân (trong đó có 220 000 quân Mĩ), địch mở đợt phản công với 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Khu V, với mục tiêu đánh bại chủ lực quân giải phóng.

- Bước vào mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 - 1967), với lực lượng được tăng lên hơn 980 000 quân (riêng quân Mĩ và đồng minh chiếm hơn 440 000), Mĩ mở đợt phản công với ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và "bình định”, lớn nhất là  cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh)nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

- Kết quả sau hai mùa khô, trên toàn miền Nam, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 240 000 tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2700 máy bay, phá hủy hơn 2 200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3 400 ô tô.

- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.