K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

cau a vt sai kia bn

13 tháng 5 2016

à nhầm là ông mặt trời nha

Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi "Sơn Tinh không hề nao núng.Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi,dựng thành lũy đất,ngăn chặn dòng nước lũ.Nước sông dâng lên bao nhiêu,đồi núi cao lên bấy nhiêu.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,cuối cùng Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Đề 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

"Sơn Tinh không hề nao núng.Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi,dựng thành lũy đất,ngăn chặn dòng nước lũ.Nước sông dâng lên bao nhiêu,đồi núi cao lên bấy nhiêu.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt.Thần nước đành rút quân."

Câu1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu2:Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu3:Trong câu"Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi,dời từng dãy núi ,dựng thành lũy đất,ngăn chặn dòng nước lũ."Có những cụ động từ nào?

Câu4:Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.

Phần 2 :

Câu 1:Từ đoạn trích trên em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.

Câu 2 :Kể về 1 việc tốt em đã làm để giúp đỡ người khác (các bạn làm cũng được không làm cũng được bài này nha)

Giups mik giải ik.Mai mik hok r

1
19 tháng 12 2018

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

2 tháng 6 2020

Câu 1 :

- Đoạn 1: từ đầu đến “ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu" - Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên Cà Mau.

- Đoạn 2: tiếp theo đến “ khói sóng ban mai" - Nói về các kênh rạch ở vùng Cà Mau và tập trung miêu tả con sông Năm Căn rộng lớn.

- Đoạn 3: còn lại: cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

Câu 2:

- Phần 1 (từ đầu ... thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp ... thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Câu 3:

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sáng tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sáng tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ...Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là "mèo" vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn "vui vẻ chấp nhận" và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chứng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu "Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được". Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng "Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động". Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sáng, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm anh em trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã "thức tỉnh" được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

( Chúc bạn học tốt )

4 tháng 6 2020

cảm ơn bạn nha <3

1/Từ ko thể kết hợp được với từ truyền thống : a. cánh đồng b. địa phương c. biển cả d. nhà trường 2/ Từ nói lên truyền thống của dân tộc ta : a. tốt đẹp b.xấu xa c. ròng rã d. phì nhiêu 3/Những thành ngữ kết hợp được với từ truyền thống : a. Lá lành đùm là rách b. Bới bèo ra bọt c. Châu chấu đá voi d. Nhạt như nước ốc 4/ Tìm...
Đọc tiếp

1/Từ ko thể kết hợp được với từ truyền thống :

a. cánh đồng

b. địa phương

c. biển cả

d. nhà trường

2/ Từ nói lên truyền thống của dân tộc ta :

a. tốt đẹp

b.xấu xa

c. ròng rã

d. phì nhiêu

3/Những thành ngữ kết hợp được với từ truyền thống :

a. Lá lành đùm là rách

b. Bới bèo ra bọt

c. Châu chấu đá voi

d. Nhạt như nước ốc

4/ Tìm những từ thay thế các từ gạch dưới

Mùa xuân nam 542, cuộc khởi nghĩa của Lí Bí đã quét sạch ách đô hộ nhà Lương ra khỏi bờ cõi. Hai cuộc phản kích của nhà Lương vào tháng 4 năm 542 và đầu năm 543 đề bị nghĩ quân Lí Bí đánh tan tác . Tháng giêng năm 544, Lý bí lên ngôi , xưng là Nam Việt đế . Lý Bí dựng nên nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí cho xây dựng cung điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc bên bờ sông Nhĩ Hà thuộc Yên Phụ ngày nay

5/ Gạch chân dưới những từ thay thế để liên kết các câu văn sau :

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi ở Hoa Lư. Kinh Đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương nằm trên đường thiên lí Bắc Nam , có Sông Đáy , sông Hoàng Long và những dãy núi đá vôi bao quanh.Trải qua hàng ngàn năm, cố dô nay chỉ còn là những phế tích , nhưng cũng đẻ gợi nhớ một thời oanh liệt của ông vua " Cờ lau tập trận "

6/ Gạch dưới nhũng từ viết sai ( những từ chưa viết hoa )

Liên tieepsmaays ngày qua, đài truyền hình trung ương và hãng thông tin trung quốc cũng như các hãng thông tấn pháp và mĩ đã đưa tin về trường hớp anh chàng lương dụng, 26 tuổi,người có danh hiệu " người nặng nhất trung quốc". Lương dụng là người đại túc, thành phố trùng khánh. Trọng lượng của anh là : hơn 210 kg

1
17 tháng 3 2017

câu 1:Từ ko thể kết hợp được với từ truyền thống :

a. cánh đồng

b. địa phương

c. biển cả

d. nhà trường

câu 2:

2/ Từ nói lên truyền thống của dân tộc ta :

a. tốt đẹp

b.xấu xa

c. ròng rã

d. phì nhiêu

3/Những thành ngữ kết hợp được với từ truyền thống :

a. Lá lành đùm là rách

b. Bới bèo ra bọt

c. Châu chấu đá voi

d. Nhạt như nước ốc

câu 4: Tìm những từ thay thế các từ gạch dưới

Mùa xuân nam 542, cuộc khởi nghĩa của Lí Bí đã quét sạch ách đô hộ nhà Lương ra khỏi bờ cõi. Hai cuộc phản kích của địch vào tháng 4 năm 542 và đầu năm 543 đề bị nghĩ quân nghĩa quân đánh tan tác . Tháng giêng năm 544, ông lên ngôi , xưng là Nam Việt đế . Lý Bí(được giữ nguyên) dựng nên nhà nước Vạn Xuân. ông cho xây dựng cung điện Vạn Xuân và chùa Khai Quốc bên bờ sông Nhĩ Hà thuộc Yên Phụ ngày nay

câu 5: Gạch chân dưới những từ thay thế để liên kết các câu văn sau :

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi ở Hoa Lư. Kinh Đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương nằm trên đường thiên lí Bắc Nam , có Sông Đáy , sông Hoàng Long và những dãy núi đá vôi bao quanh.Trải qua hàng ngàn năm, cố dô nay chỉ còn là những phế tích , nhưng cũng đẻ gợi nhớ một thời oanh liệt của ông vua " Cờ lau tập trận "

câu 6:Gạch dưới nhũng từ viết sai ( những từ chưa viết hoa )

Liên tieepsmaays ngày qua, đài truyền hình trung ương và hãng thông tin trung quốc cũng như các hãng thông tấn pháp và mĩ đã đưa tin về trường hớp anh chàng lương dụng, 26 tuổi,người có danh hiệu " người nặng nhất trung quốc". Lương dụng là người đại túc, thành phố trùng khánh. Trọng lượng của anh là : hơn 210 kg

(câu 6 từ viết sai chính tả mk in đậm sửa thành)

trung quốc=> Trung Quốc

tấn pháp=>Tấn Pháp

mĩ =>Mĩ

Lương dụng=>Lương Dụng

trùng khánh=>Trùng Khánh

nếu sai thì cậu lm lại hộ mk nha còn đúng thì tích cho mk!!!!!!!!!!

18 tháng 3 2017

Có cánh đòng tuyền thống ak

12 tháng 12 2017

"Buổi sớm nắng sáng, những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh". Câu văn ấy làm cho em tưởng tượng ra cảnh biển buổi sáng mới đẹp và hấp dẫn làm sao !Ông mặt trời từ từ nhô lên, lơ lửng như một quả cam chín mọng tỏa nguồn sáng và truyền sức sống xuống biển cả. Vạn vật như được bừng lên, sôi động sau một đêm ngủ dài.
Xa tít đường chân trời là những mảng mây màu tím như được dâng lên từ biển, phủ trên là dải mây xanh như còn mơ màng lưu luyến màn đêm. Những lọn mây trắng bồng bềnh sáng dần trên bàu trời duyên dáng soi bóng xuống mặt nước khiến những đàn chim chao liệng ngất ngây vui mừng chào đón ngày mới. Biển hiền hòa nâng sóng êm ả vỗ vào mạn thuyền. Gió sớm nhẹ thổi. Các thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Trên thuyền ngư dân vừa chuẩn bị kéo lưới, vừa chuyện trò rôm rả. Ai cũng phấn khởi vì thời tiết thuận lợi, hứa hẹn chuyến ra khơI trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.
Sai khi nghe những câu văn ấy, em lại tự nhủ với bản thân mình : “Mình phải học thật giỏi, lớn lên sẽ điều khiển con tàu đến với đại dương bao la.”

12 tháng 12 2017

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.

Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.

Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.

Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.

Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.

Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.

Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi vềdiễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.

Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...

Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.

Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.

Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

12 tháng 2 2018

Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).