K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2019

a) Áo trắng, áo nâu. Hoán dụ chỉ học sinh và người nông dân

b) Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi. Hoán dụ chỉ bà đã mất

c) Cả làng vui như mở hội. Chỉ trạng thái tưng bừng, vui vẻ của TẤT CẢ DÂN LÀNG

16 tháng 3 2019

a/áo trắng : con gái 

b/nấm cỏ : mộ

c/làng : chỉ những người sống trong làng

20 tháng 3 2019

BT1:

a, Phép ẩn dụ là : gần mực thì đen nghĩ là nếu ta chơi với kẻ xấu thì sẽ bị tính xấu theo họ

Còn nếu gần đèn thì sáng khi chơi với người tốt sẽ học được rất nhiều điều tối về họ

b,Ẩn dụ mặt trời

Từ mặt trời đầu tiên nghĩa là mặt trời của tự nhiên

Mặt trời trong câu 2 nghĩa là bác Hồ

BT2

a,Hoán dụ : Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi.

Hoán dụ bà đã mất

b, Cả làng vui như mở hội.

Hoán dụ chỉ trạng thái tưng bừng của tất cả dân làng

BT5

Biện pháp tu từ : từ như là từ ngữ so sánh

Dùng để nói đến cha mẹ là người sinh thành ra chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người nên làm con thì phải biết kính phục

Bt 6

Giống nhau :

Cùng đc xây dựnựng dưa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

Khác nhau :

Hoán dụ : Các sự vật hiện tượng có liên quan gần gũi với nhau

Ẩn dụ : Các sự vật hiện tượng phải có nét tương đồng với nhau

Bt 7

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giac - xúc giác)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

21 tháng 3 2019

Cảm ơn bạn nhiều na!!!!!!??????

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau ............ chiều.b) Yêu nhau cau ........... bổ ............ Ghét nhau cau ............. bổ ra làm .............. ( Ca dao )c) Cây đa ............. năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói...
Đọc tiếp

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau ............ chiều.

b) Yêu nhau cau ........... bổ ............

Ghét nhau cau ............. bổ ra làm ..............

( Ca dao )

c) Cây đa ............. năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả ........... tòa cổ kính hơn cả thân cây .........., ............ đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy ............. mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương ........... người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

.......... làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng ......... đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

 

4
22 tháng 11 2016

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

b) Yêu nhau cau sáu bổ ba

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười

( Ca dao )

c) Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả một tòa cổ kính hơn cả thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

Chúc bạn học tốt nhéhiha

22 tháng 11 2016

Bài tập 1 : Điền các số từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau ..chín .. chiều.

b) Yêu nhau cau ..sáu.. bổ ..ba..

Ghét nhau cau ..sáu.. bổ ra làm ..mười..

( Ca dao )

c) Cây đa ..nghìn... năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn đó là cả ..một.. tòa cổ kính hơn cả thân cây .chín., ..mười .. đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình.

( Nguyễn Khắc Viện )

d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy ..một.. mặt trời trong lăng rất đỏ

( Viễn Phương )

Bài tập 2 : Điền lượng từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Quê hương ..mỗi.. người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

( Đỗ Trung Quân )

b) Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

..Những... làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

( Xuân Quỳnh )

c) Đẹp lắm anh ơi ! Con sông Ngàn Phố

Trắng ..cả... đôi bờ hoa bưởi trắng phau

( Tô Hùng )

24 tháng 12 2016

haha kick kai coi nèo

 

24 tháng 12 2016

Trả lời đi rồi tui tick cho!

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.- Nó hành động rất đúng- Tôi trân trọng những hành động của bạn.- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.- Bà nắm ba nắm cơm.- Nó bước từng bước chắc chắn.- Cày đồng đang buổi ban trưa.- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với...
Đọc tiếp

Câu 1. Xác định từ loại của các từ được gạch chân.

- Nó hành động rất đúng

- Tôi trân trọng những hành động của bạn.

- Mấy hôm nay, ông ấy suy nghĩ nhiều quá.

- Những suy nghĩ của bạn ấy làm mọi người khâm phục.

- Bà nắm ba nắm cơm.

- Nó bước từng bước chắc chắn.

- Cày đồng đang buổi ban trưa.

- Con trâu đi trước, cái cày đi sau.

Câu 2. So sánh ý nghĩa của những từ sau. Đặt câu với các từ đó.

a) Đã, mới, từng.

b) Sẽ, sắp.

Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các từ: đã, đang, sẽ. Giải thích cách dùng các từ đó trong các câu sau:

a) Bạn đến lúc tôi đang học bài.

b) Ngày mai, nếu cậu đến lúc 7 giờ thì tớ đã đi rồi.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của các từ gạch chân trong các câu sau:

a) Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường.

b) Ngựa phi suốt mấy ngày đêm ròng rã.

c) Sau cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ.

d) Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Câu 5. Em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''. Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 5 động từ, 2 cụm động từ. ( Đoạn văn phải dài từ 10-12 câu)

Các bạn giúp mình với nhanh lên nào!ok

1
20 tháng 12 2016

Câu 5 :

Bằng cách nói bóng bẩy, cô đọng, hàm súc, những con người Việt Nam giàu tình nghĩa đã dạy con cháu :

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng : Ăn những trái cây chín mọng, thơm ngon thì phải nhớ đến công ơn của những người vun xới, chăm sóc, của những người trồng cây.

Tại sao " ăn quả " phải " nhớ kẻ trồng cây " ?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên nhận được bao nhiêu điều tốt đẹp từ người khác. Hạt cơm chúng ta ăn là thành quả của biết bao công sức cày sâu cuốc bẫm, chăm sóc,... của các bác nông dân. Chiếc áo chúng ta đang mặc có công sức của người ươm tơ, se chỉ, chế tạo máy móc, cắt may... Con đường chúng ta đang cắp sách tới trường hôm nay đã nhuộm biết bao máu đổ của các thế hệ cha anh ngày trước. Giấc ngủ của chúng ta an lành, êm ả mỗi đêm là nhờ các anh bộ đội, chiến sĩ vùng biên giới, vùng biển khơi, vùng đảo xa xôi, tích cực canh gác...

Như vây những " kẻ trồng cây " ấy đã tạo nên " quả " cho chúng ta ăn ngon lành. Do đó hãy biết ơn họ để nhân cách của mình được đẹp thêm, cái tính người được tỏa sáng lung linh hơn.

Hằng ngày, khi được sự quan tâm, giúp đỡ của bất kì ai, người nhận cần phải tỏ thái độ biết ơn, có khi chỉ là một nụ cười hàm ý, một ánh mắt chứa chan tình cảm hoặc một câu nói ý nghĩa.

Tóm lại, câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " là một lời dạy bổ ích của cha ông ta. Nó không những có ý nghĩa lớn lao đối với thế hệ đi trước mà còn dìu dắt thế hệ đi sau đến với cái chân - thiện - mĩ . Từ đó, con người trở nên Người hơn. Và nhân sinh quan cao vời ấy đã làm cho cuộc đời đẹp hơn, đất như nở hoa tươi hơn và trời mỗi ngày lại sáng hơn.

 

  Tình Mẹ là thiêng liêng và cao cả, dẫu có ca ngợi bằng bao nhiêu ngôn từ đẹp đi nữa thì vẫn chưa xứng đáng với tình cảm mà người Mẹ, đấng sinh thành đã dành cho những người con như chúng ta. Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, hình ảnh người mẹ luôn để lại dấu ấn đậm nét hơn cả. Giữa con cái với cha mẹ luôn có một mối quan hệ máu thịt thiêng liêng. Cha thương con...
Đọc tiếp
 
 

Tình Mẹ là thiêng liêng và cao cả, dẫu có ca ngợi bằng bao nhiêu ngôn từ đẹp đi nữa thì vẫn chưa xứng đáng với tình cảm mà người Mẹ, đấng sinh thành đã dành cho những người con như chúng ta.

Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, hình ảnh người mẹ luôn để lại dấu ấn đậm nét hơn cả. Giữa con cái với cha mẹ luôn có một mối quan hệ máu thịt thiêng liêng. Cha thương con sâu nặng nhưng mà nghiêm khắc , cọn Mẹ thương con bằng tấm lòng bao dung và hiền hòa. Với những hình ảnh về người Mẹ kèm câu nói hay và xúc động bên dưới đây sẽ giúp các bạn thêm yêu thương những phút giây khi được và ở gần Mẹ mình nhé.

Với những ai còn Mẹ bên cạnh đến giờ phút này coi như là một món qùa, là một thứ gì đó quý giá hơn những thứ giá trị khác trên đời, vì thế hạy trân trọng và hạnh động ngay khi còn có thể nhé. Còn với những ai Mẹ đã về với thiên đàn thì cũng đừng buồn nhé, vì mỗi bước chân của bạn luôn được Mẹ theo dõi từ trên cao.

Hình ảnh về Mẹ kèm câu nói hay xúc động người xem

Mẹ cho con một hình hài
Mẹ cho con một bờ vai vững vàng
Mẹ cho con bước thênh thang
Mẹ cho con những điệu đàng Mẹ ơi!

Mẹ cho sông núi mây ngàn
Mẹ cho con những chứa chan ân tình
Mẹ cho con biết bao nhiêu
Mẹ cho con cả những điều chưa cho…

 
8
4 tháng 12 2016

Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chồn chân, chúng ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời!
Mẹ là dòng suối ngọt ngào. Mẹ là nải chuối buồng cau…

Mẹ đã cố dấu nước mắt cho con thơ ngây nụ cười, Mẹ đã có những lúc thức trắng cho con bao đêm ngủ say, rồi con khôn lớn lên dang rộng đôi vai, mẹ cô đơn đứng bên hiên đầy mưa bay. Trong mỗi bước đi, xin mãi khắc ghi tình Mẹ … bao la biển trời

Ta có thể mạnh mẽ thật nhiều trước những vấn đề trong cuộc sống, nhưng luôn luôn mềm yếu trước… đấng sinh thành bạn nhỉ?

19 tháng 11 2016

1. Khổ thơ về tình bà cháu thắm thiết , những kỉ niệm hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí , chắc rằng khổ thơ này được viết ra trong cảm xúc buồn , muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà .

2. Kỉ niệm thì bn tự viết theo cảm xúc nhá mk k pải là bn nên k bik thế nào .

Chúc bn hc tốt !

20 tháng 11 2016

Uây, giống hệt câu trả lời của Trâm Anh

22 tháng 8 2016

1)

– Đây là khổ cuối của bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Khổ thơ đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ:

– Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ.

– Câu hỏi tu từ thể hiện niềm trắc ẩn xót thương của nhà thơ đối với những người như ông đồ (thế hệ những nhà nho – biểu tượng của nền Nho học) đã bị thời thế khước từ.

=> Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

2)

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

   Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

 

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.

 

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

   Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

22 tháng 8 2016

3)

– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông. Đây là một truyện ngắn đậm chất thơ.

Phân tích:

Khái quát:

– Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm ái…

 

–  Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa nhưng chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm đượm trong vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ…

Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:

Chất thơ trong thiên nhiên:

– Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào…những đàn bò lang cổ…; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây… nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ…nắng đã mạ bạc cả con đèo…); Sa Pa của những rừng cây (những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của sương (các vòm lá ướt sương)… Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.

Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:

* Nhân vật anh thanh niên – vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh:

 

– Đó là con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý nghĩa của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc.

– Là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. chức, sắp xếp cuộc sống một cách chủ động, ngăn nắp, lãng mạn.

– Là con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người xung quanh. Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất ngờ cho mọi người và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc đời, nghệ thuật.

Lưu ý: Cần có dẫn chứng cụ thể cho mỗi ý trên.

* Các nhân vật khác:

– Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật.

– Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống hiến, sẵn sàng rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp, hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn.

– Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy phấn của ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào…

– Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày chờ sét…

=> Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì cuộc sống, vì mọi người.

Đánh giá:

– Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp điệu nhẹ nhàng… khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

 

– Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện được rõ nét và sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.

21 tháng 12 2016

khocroikhocroi hay quá

21 tháng 12 2016

batngoHỏi đáp Ngữ văn